Khái quát điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu xây dựng chỉ số chất lượng nước (water quality index WQI) trong phân vùng chất lượng nước các sông trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 31 - 38)

2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Bình Thuận

2.1.2. Khái quát điều kiện tự nhiên

2.1.2.1. Đặc điểm địa tầng địa chất Địa tầng

Tham gia cấu tạo móng và địa hình tỉnh Bình Thuận có mặt các thành tạo trầm tích lục nguyên, trầm tích phun trào, các thành tạo phun trào bazan và trầm tích bở rời có tuổi từ Mezozoi đến Đệ tứ. Bao gồm 9 hệ tầng: Hệ tầng La Ngà (J2ln), hệ tầng Đèo Bảo Lộc (J3đbl), hệ tầng Nha Trang (K nt), hệ tầng Đơn Dương (K2 đd), hệ tầng Sông Luỹ (N2sl), hệ tầng Túc Trưng (β N2-Q11 tt), hệ tầng Trảng Bom, trầm tích sơng- biển (amQ11.3tb), hệ tầng Phan Thiết, trầm tích biển (m Q12-3 pt), hệ tầng Phước Tân, phun trào bazan (β Q13.2pt).

Các thành tạo macma xâm nhập

Các thành tạo macma xâm nhập trong khu vực khá phổ biến bao gồm cả các thể xâm nhập nông và sâu với thành phần đá từ axit đến trung tính và bazơ. Theo các giai đoạn xâm nhập có thể chia ra các phức hệ: Phức hệ Định Quán (δ-γδ -γ

J3đq), Phức hệ Đèo cả (γδ-γ- γξ Kđc), Phức hệ Cà Ná (γ K2 cn).

Cấu trúc kiến tạo

Trên bản đồ kiến tạo, tỉnh Bình Thuận nằm ở rìa phíaĐơng Nam miền vỏ lục địa Đà Lạt, bị hoạt hoá macma - kiến tạo mạnh mẽ kiểu rìa lục địa tích cực Andes vào Mezozoi muộn có lịch sử phát triển lâu dài và cấu trúc địa chất phức tạp.

Các kết quả đo sâu địa vật lý, trọng lực của Nguyễn Ngọc Lê và nnk (1984) [25] cho thấy bề mặt Moho ở Nam Trung Bộ có hướng sâu dần từ Đơng Nan (30 km) lên phía Tây Bắc (34 km). Bề mặt Kondrat cũng có hướng sâu dần từ phía Đơng Nam (12 km) lên phía Tây Bắc (14 km). Tại Bình Thuận, bề mặt móng kết tinh tạo gờ nâng kéo dài theo phương Đông - Tây với trục gờ nâng là tuyến sông Mao - Tà Lài, chiều sâu nhỏ hơn 2km, về phía Nam móng kết tinh sâu dần và đạt tới chiều sâu trên 5km theo tuyến Phan Thiết - Hàm Tân, tạo nên lõm móng kết tinh Phan Thiết - Hàm Tân.

Các thành tạo trầm tích, phun trào, xâm nhập có tuổi Jura trung đến Đệ tứ được chia thành 4 tập hợp thạch kiến tạo khác nhau phản ánh 4 giai đoạn phát triển kiến tạo lớn của khu vực nghiên cứu nói riêng và rìa Đơng Nam đới Đà Lạt nói chung.

2.1.2.2. Đặc điểm địa chất thủy văn

Căn cứ vào đặc điểm địa tầng địa chất và các dạng tồn tại của nước dưới đất, trong phạm vi tỉnh Bình Thuận được chia thành: Các tầng chứa nước lỗ hổng và các tầng chứa nước khe nứt, các thể rất nghèo nước (không chứa nư ớc), cụ thể bao gồm các đơn vị chứa nước sau:

Các tầng chứa nước lỗ hổng ở Bình Thuận được thành tạo trong các trầm tích bở rời Đệ Tứ bao gồm: Tầng chứa nước Đệ Tứ không phân chia; Tầng chứa nước Holoxen (QIV); Tầng chứa nước Pleistoxen giữa - trên (QII-III); Tầng chứa nước Pleistoxen trên (QIII); Tầng chứa nước Pleistoxen dưới (QI), được phân bố chủ yếu

dọc các thung lũng sông và ven biển.

Về chất lượng nước lỗ hổng thường là nhạt (độ tổng khoáng hoá M = 0,1 - 1 g/l).Ở các vùng cửa sông lớn (sông Phan, sông Dinh, sông Cà Ty, sông Luỹ, sông Lịng Sơng) nước dưới đất bị nhiễm mặn do sự xâm nhập của nước biển. Do mực nước ngầm không sâu nên nước lỗ hổng rất dễ bị nhiễm bẩn.

Bảng 2.1. Tổng hợp kết quả nghiên cứu tầng chứa nước Pleistocen vùng ven biển Bình Thuận Danh mục Vùng Hàm Tân Phan Thiết Vùng P.Thiết Bắc Bình Vùng Bắc Bình Tuy Phong

Chiều dày tầng chứa nư ớc (m) 0,1 54,0 5,0 65,0 10 58,0

Hàm lượng biến đổi trung bình 21,0 38,0 36,0

Mực nư ớc tĩnh ht ( m) 1,3 31,0 0,10 50,2 1,9 41,5

Hàm lượng biến đổi

Giá trị thường gặp 3,0 5,0 5,0 20,0 7,0 30,0

Hệ số thấm K (m/ng) 0,5 1,0 0,2 3,93 1,79 3,13

Lưu lượng Q (l/s) 0,05 5,0 0,02 0,77 0,02 2,50

Lưu lượng thí nghiệm Qtn 0,8 1,2 1,0 1,50 0,90 1,40

Tổng khống hoá M (g/l ) 0,10 0,50 0,06 0,34 0,10 0,42

Giao động mực nước hai mùa +H (m) 0,43 4,49 0,40 0,40

(Nguồn: Điều tra, quy hoạch tài nguyên nước dưới đất ven biển tỉnh Bình Thuận 2004- 2010, Đồn Địa chất thủy văn - Địa chất cơng trình 705, 2004 [13])

Nước khe nứt tồn tại trong các khối đá nứt nẻ thuộc các thành tạo bazan, phun trào và các trầm tích lục nguyên. Các tầng chứa nước bao gồm: Tầng chứa nước

bazan Plioxen - Pleistoxen díi (N2 - Q1); TÇng chøa níc Plioxen (N2); TÇng chøa níc Jura gi÷a (J2). Các tầng chứa nước này được phân bố hầu như rộng khắp tỉnh Bình Thuận.

Về chất lượng, nước khe nứt thường là loại siêu nhạt (M<0,1g/l) và nhạt (0,1<M<1).Ở một vài vùng cửa sông và ven biển, nước khe nứt cũng bị nhiễm mặn từ nước biển, song sự xâm nhập của nước biển không vào quá sâu trong đất liền như đối với tầng chứa nước lỗ hổng.

Bảng 2.2. Kết quả nghiên cứu tầng chứa nước trần tích Jura (J)

Danh mục Vùng Hàm Tân Phan Thiết Vùng Phan Thiết Bắc Bình Vùng Bắc Bình Tuy Phong

Chiều dày tầng

chứa nư ớc H (m ) 25÷ 73 30÷ 45 35÷ 96

Chiều sâu mực nước

tĩnh ht (m ) 25÷ 98 0,5÷ 5,80 3,5÷6,8

Hệ số K (m/ngày) 0,1÷ 1,65 0,001÷ 1,68 Lưu lượng thí nghiệm Qtn

(l.s) 0,30÷ 2,07 0,1÷ 1,70 0,02 ÷

5,41 Tổng khống hố M g/l

biến đổi thường gặp

0,1÷ 0,152

0,1÷ 0,50 0,131< 0,2 ÷0,254 < 0,50 Biến đổi giao động

mực nước+H (m) 3,0÷ 7,0 2,11

(Nguồn: Điều tra, quy hoạch tài nguyên nước dưới đất ven biển tỉnh Bình Thuận 2004- 2010,Đồn Địa chất thủy văn - Địa chất cơng trình 705, 2004 [13])

Trong phạm vi tỉnh Bình Thuận các thể rất nghèo nước bao gồm các hệ tầng Đèo Bảo Lộc (J3đbl); Hệ tầng Nha Trang (Knt); Hệ tầng Đơn Dương (K2đd).

2.1.2.3. Đặc điểm địa hình,địa mạo

Lãnh thổ Bình Thuận hẹp ngang và kéo dài theo phương Đông Bắc - Tây Nam lại nằm ở vị trí trung gian khá đặc trưng, phía Bắc và T ây Bắc là khối cao nguyên nâng mạnh tân kiến tạo, phía Nam và Đơng Nam là vùng biển hạ lún. Địa hình phân hố thành 04 dạng địa hình chính sau:

-Địa hình núi thấp chiếm 40,7% diện tích tự nhiên tồn tỉnh, độ cao dao động từ 200-1300m;

-Địa hình vùng gị đồi chiếm 31,66% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, kéo dài theo hướng ĐB-TN từ Tuy Phong đến Bắc Bình thể hiện rõ nét dưới dạng dãyđồi thoải, ở phía Nam Tánh Linh, Hàm Thuận Nam tồn tại như những hành lang đồi thấp với độ cao tuyệt đối khơng vượt q 200m;

-Địa hìnhđồng bằng chiếm 9,43% diện tích tồn tỉnh;

-Địa hìnhđồi cát và cồn cát ven biển chiếm 18,22% diện tích tự nhiên tồn tỉnh, phân bố dọc ven biển từ Tuy Phong đến Hàm Tân. Ở khu vực huyện Bắc Bình có các đồi cát và cồn cát rộng lớn nhất, chiều dài khoảng 52km và rộng tới 20km;

Đường bờ biển Bình Thuận có chiều dài khoảng 192 km kéo dài từ Vĩnh Hảo đến La Gi gồm các bờ mài mònđá gốc và bờ bồi tụ trầm tích bở rời xen kẽ, nhiều vũng vịnh, nhiều bãi tắm nổi tiếng như Chùa Hang, Mũi Né, Phan Thiết, Đồi Dương…;

Đặc điểm phân cắt sâu, phân cắt ngang và độ dốc của Bình Thuận thay đổi khá mạnh. Mức độ phân cắt sâu thường đạt 15m/km2 và phân cắt ngang đạt 1km/km2.

Tỉnh Bình Thuận phân bố nhiều kiểu địa hình đặc trưng cho vùng núi ven biển, vùng chuyển tiếp giữa nâng và hạ kiến tạo và có mang tính chất vùng khí hậu bán khơ hạn. Có thể sơ bộ phân chia ra các kiểu địa hình sau:

-Vách và sườn kiến tạo - xâm thực; -Khối núi sót;

-Đồng bằng bóc mịn tích tụ với các chỏm sót; -Đồng bằng tích tụ- xâm thực nhiều nguồn gốc; -Đồng bằng tích tụ ven biển.

2.1.2.4. Đặc điểm khí hậu

-Bức xạ tổng cộng:Ở khu vực này lượng bức xạ tổng cộng năm đạt khoảng 160 ÷ 165 kcal/cm2.năm. Lượng bức xạ tổng cộng nhìn chung phân bố tương đối đều trong năm, đều đạt trên 10kcal/cm2.tháng.

-Nắng: Tổng số giờ nắng năm dao động trong khoảng từ 2650 ÷ 2750

giờ/năm (khu vực phía Tây, thuộc sườn Tây và Tây Nam của khối núi Nam Trường Sơn), đến khoảng 2750÷ 2920 giờ/năm (khu vực cịn lại thuộc sườn Đông và Đông Nam của khối núi Nam Trường Sơn).

-Chế độ gió: Tốc độ gió trung bình năm dao động trong khoảng 2÷ 2,5m/s

và có thể đạt giá trị lớn hơn ở vùng ven biển tới 3÷ 3,2m/s.

-Chế độ nhiệt: Nằm ở vùng vĩ độ khá thấp của nước ta lại có độ cao địa hình thay đổi từ vài mét đến khoảng 1500 ÷ 2000m nên tỉnh Bình Thuận có nền

nhiệt caoở những vùng thấp và giảm theo độ cao địa lý.

-Chế độ mưa - ẩm: Tỉnh Bình Thuận có lượng mưa năm thay đổi trong phạm vi rất rộng từ 600 ÷ 2500 mm/năm (Bảng 1.3) và có xu thế tăng từ Đông sang

Tây. Trong các thung lũng sông thấp như ở dải ven biển từ Cà Ná đến Hồ Đa (Phan Rí) có lượng mưa năm rất thấp, chỉ đạt 600 ÷800 mm. Đây là những giá trị lượng mưa năm thấp nhất toàn quốc.

Bảng 2.3. Lượng mưa trung bình tháng và năm tại một số trạm

Tháng (mm) TT

Tên

trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

Trung bình 3.7 3.1 16 42.6 173 193 233 242 247 198 98.1 46.8 1,495.5 1 Liên Hương 0.7 1.3 1.8 17.7 90.4 68.9 65.3 46.9 172.3 135 86.3 48.6 735.2 2 Sông Mao 1.5 2.2 10.3 26.6 120.5 159.6 129.4 118.2 182.1 191.2 82.4 30.4 1,054.4 3 Sông Luỹ 1.5 0 15.3 15.9 169.1 127.8 129.3 143.6 194.3 204.5 77.8 30.1 1,109.2

4 Bàu Trắng 33.3 21.5 113.5 89.3 90.9 93.1 120.5 136.2 85.2 41.9 825.4 5 Mũi Né 0.9 20.6 35.1 132.2 93.7 164 126.7 125.2 116.9 74.4 52 941.7 6 Hàm Tân 0.7 0.5 12.8 23.7 185.4 253.1 301.7 281.8 250.6 163.3 49.9 31.1 1,554.6 7 Phan Thiết 1 1.4 8.8 31.4 167.8 136 203.3 178.9 195.8 143.7 71.7 27.8 1,167.6 8 Ma Lâm 0.9 1.6 8.6 24.6 146.3 128.9 189 206.4 210.5 176.7 73.9 31.9 1,199.3 9 Mương Mán 0.5 0.5 3.1 33 177.2 152.6 221.5 237.8 241.8 146.6 87.2 26.7 1,328.5 10 Đông Giang 0.6 6.2 12.2 53.8 183.9 199.7 336 461.2 394.2 319.7 86.1 38.8 2,092.4 11 Kê Gà 1.7 0.9 3.4 21 168 211.2 268 242.3 245.6 157 71.9 28.3 1,419.3 12 Ngã 3/46 0.6 1.1 7 27 189 205.4 285.1 243.5 245.4 177.9 56.2 25.6 1,463.8 13 Suối Kiết 5 4.8 16 82.3 221.5 295.2 366.2 335.1 298.7 267.9 122.8 45.8 2,061.3 14 Tà Pao 7.7 5.6 20.4 74.1 275.8 344.8 418.8 451.6 388.8 238.1 98 30.6 2,354.3 15 La Ngâu 9.1 3.1 27.3 83.6 260.9 336.5 401.9 461.2 372.5 264.5 100.1 37.7 2,358.4 16 Võ Xu 7.3 12.4 33 93.3 278.2 341.9 367.7 393.5 362.5 256.9 116 65.6 2,328.3 17 Mê Pu 13.4 7.5 35.6 105.8 279.2 388.5 438.4 540.2 388.7 249 155.4 79.9 2,681.6 18 Phú Quý 9 4.5 21.3 33.2 127.5 156 136.7 116.8 181.8 242.9 175.4 105.7 1,310.8

(Nguồn: Viện Khí tượng Thủy văn và Mơi trường, 2010)

2.1.2.5. Đặc điểm thủy văn mặt 1. Mạng lưới sơng ngịi

Bình Thuận có các lưu vực sơng chính là sơng Lịng Sơng, sông Luỹ, sông Cái Phan Thiết, sông Cà Ty, sông Phan, sông Dinh, sông La Ngà. Tổng diện tích lưu vực là 9.880km2 (cả trong và ngồi tỉnh) với tổng chiều dài các sơng trong phạm vi tỉnh là 663km, tổng lượng nước bình quân hàng năm là 5,4 tỷ m 3

. Các sơng ở Bình Thuận có đặc điểm chung là ngắn, dốc, mật độ mạng lưới sông thưa thớt.

Hầu hết các sông suối ở Bìn h Thuận chảy theo hướng TB - ĐN rồi đổ ra biển. Riêng sông La Ngà chảy theo hướng Đông sang Tây rồi nhập với sơng Đồng Nai. Bình Thuận khơng có sơng lớn, chỉ có sơng vừa và nhỏ, trong đó có 3 sơng có diện tích lưu vực trên 1000km2, đó là Sơng Lũy, Sông La Ngà, Sông Cái Phan Thiết. Có 4 con sông tương đối lớn thuộc địa bàn tỉnh Bình Thuận: sơng Lịng

Sông, sông Cà Ty, sông Phan, sông Dinh. Các con sông lớn này phân bố tương đối đều khắp toàn tỉnh.

Trong tổng số 61 con sơng, ngồi 7 sơng chính có: 43 con sơng cấp 1, 11 sơng cấp 2, khơng có sơng cấp 3. Tổng chiều dài tồn bộ các sơng này là 1970 km. Diện tích lưu vực trung bình của một sơng là 183 km2; chiều dài trung bình là 32,3 km. Mật độ lưới sơng trung bình của tồn bộ các sơng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận là 0,2 km/km2, lớn nhất là 0,468 km/km2, nhỏ nhất là: 0,148 km/km2. Tất cả các sơng này đều nằm hồn tồn trong nước.

Bảng 2.4. Đặc trưng hình thái sơng chính tỉnh Bình Thuận

Tên sơng Chiều

dài sơng (km) Chiều dài lưu vực (km) Bề rộng bình qn lưu vực (km) Diện tích lưu vực (km2) Mật độ lưới sơng (km/km2) Hệ số uốn khúc Sơng La Ngà 272 4170 0,18 3,02 Sơng Lịng Sơng 50 45 11.4 511 0.46 1.32 Sông Luỹ 98 62 31 1910 0,44 1,69

Sông Cái (Quao) 71 88 15 1050 0.44 2.5

Sông Cà Ty 56 45 17 753 0.32 1.4

Sông Phan 58 55 12 582 0.32 1.57

Sông Dinh 58 62 16 904 0.15 1.1

(Nguồn: Viện Khí tượng Thủy văn và Môi trường, 2010)

2. Chế độ thủy văn

Doảnh hưởng của chế độ mưa mùa nên trong các sông suối tỉnh Bình Thuận cũng có tính phân mùa rõ rệt, đó là mùa kiệt và m ùa lũ.

Mùa lũ, lượng nước trong các lưu vực sông tăng dần theo chế độ mưa mùa (từ tháng V đến tháng X). Mùa khô (từ tháng XI đến tháng IV năm sau), các sông suối gần như khơ kiệt, lượng dịng chảy rất nhỏ chỉ do nước dưới đất cung cấp. Hơn nữa, các sông đều ngắn, có độ dốc lớn, thảm thực vật ngày càng bị thu hẹp nên khả năng giữ nước của lưu vực sơng rất kém. Thời điểm dịng chảy kiệt nhất trong năm thường là tháng II đến tháng IV, lúc này hầu như khơng có mưa, khơng khí lại khơ nóng nên hầu hết các sơng suối có diện tích lưu vực nhỏ hơn 50km2 đều khơng có

nước hoặc lượng nước khơng đáng kể. Tại các sơng lớn như sơng Lịng Sông, sông Cà Ty, sông Phan, sông Dinh mơdun dịng chảy kiệt từ M = 0,11 đến 0,4 l/s.km2; Sơng Lũy có M = 0,7 l/s.km2. Riêng sơng La Ngà có lượng dịng chảy khá dồi dào trong mùa khô: mơđun dịng chảy kiệt tại Tà Pao đo được vào tháng III là 3,03 l/s.km2. Tháng có lưu lượng kiệt nhất là tháng III (lưu vực sông Luỹ mùa kiệt nhất vào tháng II). Từ tháng III trở đi do biến động thời tiết bất thường nên đôi khi xuất hiện lũ tiểu mãn với cường độ 0,2 đến 0,4 m3/s.km2.

Bảng 2.5. Phân phối dịng chảy trung bình tháng tại các trạm quan trắc

1980-2009 TrạmSông

Thời

kỳ I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Sông Luỹ Luỹ 1990- 2005 3.31 1.54 0.97 2.11 13.01 15.59 16.21 16.51 33.61 62.10 25.14 8.84 Tà Pao La Ngà 1990- 2005 28.79 19.78 18.03 28.08 40.40 67.75 105.56 154.84 165.05 154.89 102.54 73.38

(Nguồn: Viện Khí tượng Thủy văn và Mơi trường, 2010)

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu xây dựng chỉ số chất lượng nước (water quality index WQI) trong phân vùng chất lượng nước các sông trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)