Một số đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu xây dựng chỉ số chất lượng nước (water quality index WQI) trong phân vùng chất lượng nước các sông trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 38 - 40)

2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Bình Thuận

2.1.3. Một số đặc điểm kinh tế xã hội

2.1.3.1. Đặc điểm dân cư, dân tộc và nguồn lao động

Dân số tồn tỉnh Bình Thuận năm 2014 là 1.207.398 người, trong đó nam chiếm 50,05%, nữ chiếm 49,95%. So với năm 2005, dân số tỉnh tăng 74.067 người, bình quân mỗi năm tăng 7.407 người, dân thành thị chiếm 39,31% và dân số nông thôn chiếm 60,69%. Tỉnh Bình Thuận có 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện (kể cả huyện đảo Phú Quý) với 96 xã, 19 phường, 12 thị trấn, trong đó có 22 xã thuộc vùng đồng bằng ven biển; 22 xã thuộc vùng trung du, 3 xã thuộc hải đảo còn lại là vùng núi và núi cao [10].

Mật độ dân số năm 1999 là 131 người/km2, tăng lên 155 người/km2 (năm 2014). Dân số trong tỉnh phân bố không đều theo các huyện. Thành phố Phan Thiết có mật độ dân số cao nhất (1083 người/km2); thấp nhất là Bắc Bình 66 người/km2

Bảng 2.6. Dân số trung bình phân theo thành thị và nông thôn qua các năm

Phân theo thành thị, nông thôn

Năm Tổng số Thành thị Nông thôn 2005 1.133.331 402.571 730.760 2006 1.142.105 416.344 725.761 2007 1.151.904 430.947 720.957 2008 1.161.993 446.142 715.851 2009 1.169.429 459.466 709.963 2010 1.176.751 462.667 714.084 2011 1.184.538 465.965 718.573 2012 1.191.616 468.517 723.099 2013 1.199.532 473.567 725.965 2014 1.207.398 474.607 732.791

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2014)

Dựa vào số liệu ở Bảng 2.6 có thể thấy sự di chuyển dân cư phức tạp ở khu vực nghiên cứu:

+ Tăng dân số ở khu vực thành thị

+ Dân số khu vực nông thôn: giai đoạn 2005-2009 giảm từ 730.760 người xuống 709.963 người; giai đoạn 2010-2014 tăng 18.707 người.

Sự thay đổi cơ cấu dân số thành thị và nông thôn cho thấy được quá trình di cư ở Bình Thuận. Đây là một vấn đề rất phức tạp và có mối tương quan với quá trình hoang mạc hóa tại khu vực nghiên cứu. Tại những khu vực chịu tác động lớn của hoang mạc hóa thì sự di cư thể hiện rõ ràng hơn, và nó có thể được xem là những hành động thích ứng của con người đối với mơi trường. Ở Bình Thuận hoang mạc hóa là một quá trình lâu dài, diễn ra một cách từ từ, do vậy người dân cũng dễ dàng hơn trong việc ứng phó với các tác hại mà nó gây ra.

2.1.3.2. Hiện trạng các ngành kinh tế

Nền kinh tế của tỉnh có những bước tiến rõ rệt, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh tăng mạnh, năm 2010 tăng lên 23.130.196 triệu đồng, đến năm 2014 sơ bộ tăng

lên 39.745.854 (theo giá hiện hành). Cơ cấu kinh tế phát triển theo hướng đẩy mạnh các lĩnh vực then chốt và các thành phần kinh tế là thế mạnh của tỉnh, ngành nông lâm thủy sản chiếm 28,36%, ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 26,05%, ngành dịch vụ chiếm 39,92 %.

Bảng 2.7.Tổng sản phẩm theo giá hiện hành theo khu vực kinh tế (triệu đồng)

Chia ra Năm Tổngsố Nông, lâm, thủy sản Công nghiệp, xây dựng Dịch vụ Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 2010 23.130.196 7.239.345 5.728.332 9.017.948 1.144.571 2011 29.551.670 9.739.602 7.207.162 11.143.340 1.461.566 2012 32.690.506 10.038.346 8.166.304 12.740.676 1.745.180 2013 35.958.469 10.434.887 9.174.309 14.292.883 2.056.390 Sơ bộ 2014 39.745.854 11.272.266 10.351.955 15.867.370 2.254.263

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Thuận 2014)

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu xây dựng chỉ số chất lượng nước (water quality index WQI) trong phân vùng chất lượng nước các sông trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)