Tình trạng nợ đọng BHXH là một vấn đề khá phổ biến hiện nay. Nợ đọng BHXH có thể dẫn đến mất cân đối thu- chi, ảnh hưởng rất lớn đến công tác chi trả BHXH sau này. Xuất phát từ tình hình nợ đọng BHXH diễn biến phức tạp, có xu hướng gia tăng, BHXH huyện Khoỏi Châu đã triển khai nhiều biện pháp thu tích cực. Tuy nhiên kết quả đạt được chưa cao, nợ đọng BHXH có xu hướng gia tăng cả về số đơn vị lẫn số tiền phải đóng BHXH. Cụ thể:
Bảng 11: Biến động nợ BHXH tại BHXH huyện Khoỏi Châu (2008-2011):
Năm Tổng nợ
(đ)
Lượng tăng( giảm) tuyệt đối (đ) Tốc độ tăng( giảm) liên hoàn(%) 2008 2.941.669.740 - - 2009 3.369.343.070 427.673.330 14,5 2010 4.485.182.248 1.115.839.178 33,1
2011 5.774.608.710 1.289.426.462 28,7
( Nguồn: Báo cáo thu BHXH huyện Khoỏi Châu)
Theo số liệu về nợ BHXH trên ta thấy số nợ BHXH năm sau luôn cao hơn nợ BHXH năm trước là do năm sau tổng số phải thu luôn cao hơn năm trước (do mở rộng đối tượng, do tăng mức lương tối thiểu chung...) , ý thức của chủ SDLĐ chưa cao ít quan tâm đến quyền lợi cho NLĐ mà họ chỉ quan tâm lợi nhuận thu được , do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, thời tiết diễn biến phức tạp...
Trước tình trạng nợ đọng như vậy BHXH huyện Khoỏi Chõu đó có nhiều biện pháp, kể cả khởi kiện ra tòa nhưng việc xử lý chưa được triệt để các trường hợp trốn đóng, nợ đọng BHXH kéo dài làm ảnh hưởng đến kết quả thu BHXH.
Để thấy rõ hơn nợ BHXH bắt buộc của các khối doanh nghiệp trong giai đoạn 2008 – 2011 ta có thể tìm hiểu qua bảng số liệu sau:
Bảng 12: Số nợ BHXH xét theo khối tại BHXH huyện Khoỏi Châu ( 2008-2011):
Năm
hối
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số tiền ( đ ) Tỷ lệ (%) Số tiền ( đ ) Tỷ lệ (%) Số tiền ( đ ) Tỷ lệ (%) Số tiền (đ) Tỷ lệ (%) DNNN 528.126.178 17,95 690.055.028 20,49 989.258.147 22,06 1.004.661.927 17,4 DN VĐTNN 0 0 1.386.457.304 41,15 1.589.014.283 35,42 1.891.565.392 32,76 DN NQD 1.279.453.018 43,49 176.839.321 5,25 429.258.169 9,57 724.781.406 12,55 HCSN, Đảng 502.735.760 17,09 682.840.120 20,27 709.358.195 15,82 1.029.147.764 17,82 Ngoài CL 124.004.750 4,26 131.749.218 3,91 254.158.301 5,67 352.247.359 6,1 HTX, phường, xã 507.350.034 17,21 301.452.079 8,93 514.135.153 11,46 742.204.862 13,37 Tổng 2.941.669.740 100 3.369.343.070 100 4.485.182.248 100 5.774.608.710 100
Đối với khối DN có vốn đầu tư nước ngoài: Khối này mới được
thành lập từ năm 2009. Tuy nhiên số nợ lại có xu hướng gia tăng tăng theo thời gian, năm sau cao hơn năm trước và chiếm một tỷ trọng nợ lớn nhất.Năm 2009 số nợ là 1.386.457.304 đồng chiếm 41,15 % tổng nợ. Nguyên nhân của tình trạng này la do các chủ SDLĐ nước ngoài thường ít quan tâm đến quyền lợi cho NLĐ mà họ chỉ quan tâm lợi nhuận thu được khi đầu tư.
Đối với khối DN nhà nước: Số tiền nợ của khối này có xu hướng
tăng theo thời gian, năm sau cao hơn năm trước và chiếm một tỷ trọng nợ khá cao. Năm 2010 số nợ đã lên tới 989.258.147 đồng, chiếm 22,06 % tổng nợ BHXH. Điều đó thể hiện rằng, ý thức chấp hành Luật BHXH của các chủ SDLĐ ở khối này là kém. Bên cạnh đó, việc điều chỉnh mức lương tối thiểu cho NLĐ khiến mức đóng BHXH tăng lên khá nhiều, doanh nghiệp không xoay sở kịp. Phần lớn DN NN chưa thích nghi được với cơ chế thị trường, làm ăn kém hiệu quả. Theo số liệu thống kê tháng 12 năm 2010 những đơn vị có số nợ lớn tiêu biểu như:
- Công ty CP cổ phần du lịch Khoỏi Chõu - Công ty năng lượng sông Hồng
BHXH huyện đã nộp án phí 02 đơn vị nợ đọng kéo dài trên sang tòa để xử kiện việc chủ sử dụng không thực hiện đúng Luật BHXH trong trích nộp BHXH
Các khối còn lại: Vẫn tồn tại tình trạng nợ đọng nhưng số nợ và tỷ
trọng nợ nhỏ. Có thể thấy tình hình thực hiện thu BHXH ở các khối này là khá tốt – BHYT – BHTN cho người lao động.
Với tình hình nợ đọng như trên cơ quan BHXH huyện Khoỏi Chõu cần đưa ra biện pháp, kế hoạch cụ thể để đảm bảo cho nguồn quỹ BHXH có khả năng thực hiện tốt hơn nữa các chính sách, các chế độ chi trả BHXH cho NLĐ.
2.3.2.2.Cụng tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong quá trình quản lý thu BHXH vẫn còn bộc lộ những hạn chế cần được khắc phục trong thời gian tới. Việc vận động, quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn hạn chế. Những kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của huyện.
- Về phía người sử dụng lao động
+ Trong thực tế quản lý thu tại cơ sở cho thấy vẫn còn những đơn vị nợ đọng quỹ BHXH của những năm trước dẫn đến quyền lợi của NLĐ không được giải quyết kịp thời. Một số doanh ngiệp làm ăn thua lỗ dẫn đến nợ lương công nhân và có những sai phạm trong tham gia BHXH. Hàng tháng các doanh nghiệp này vẫn trích 6% lương của NLĐ song lại không thực hiện nộp lên cơ quan BHXH. Tình trạng này kéo dài trong một vài năm đến khi NLĐ có yêu cầu giải quyết chế độ hưu trí thì sự việc mới được sáng tỏ.
+ Nhiều đơn vị kê khai, thống kê chưa đầy đủ số lao động làm việc trong cơ quan mình, hoặc là lao động mới được tuyển vào làm việc nhưng bị kéo dài thời gian thử việc một cách bất hợp lý. Không ít doanh nghiệp cố tình ký hợp đồng lao động với thời hạn dưới 03 tháng để trốn đóng BHXH.
+ Có những đơn vị không đưa ra các khoản phụ cấp của NLĐ, không báo cáo tăng mức nộp BHXH với cơ quan BHXH ngay khi NLĐ được nâng lương.
Những hạn chế trờn đó gây ảnh hưởng lớn đến người lao động vì nhiều người không đủ điều kiện để hưởng thụ các chế độ BHXH, đồng thời cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến cơ quan BHXH vì không thể chi trả đầy đủ các chế độ cho người lao động vì họ thiếu thời gian tham gia BHXH.
- Về phía cơ quan BHXH
+ Về tổ chức thu: mặc dù BHXH Việt Nam đó cú chủ trương cải cách hành chính trong các cơ quan BHXH nhưng tại BHXH huyện Khoỏi Chõu thỡ quy trình “một cửa” vẫn chưa thực sự phát huy hết vai trò của mình dẫn đến tình trạng người lao động còn phải đi lại nhiều giữa các phòng để được giải quyết chế độ, không những thế còn gây ra áp lực cho các cán bộ khi phải tiếp xúc giao dịch với nhiều đối tượng.
+ Công tác thông tin tuyên truyền vẫn chưa thực sự sâu rộng, hình thức tuyên truyền chưa phong phú nên nhận thức của lao động về BHXH tại nhiều đơn vị còn chậm chuyển biến.
+ Sự phối kết hợp giữa cơ quan BHXH với các ngành chức năng còn thiếu đồng bộ chưa tạo được động lực cần thiết thúc đẩy công tác quản lý thu BHXH.
+ Cơ quan BHXH không nắm chắc số lượng lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội trên địa bàn do các đơn vị không kê khai, không đăng ký chính xác số lao động của đơn vị mình. Điều này xảy ra chủ yếu ở các đơn vị ngoài quốc doanh.
+ Trong quá trình lập kế hoạch thu BHXH năm sau cán bộ thu thường đề xuất với cấp trên kế hoạch thu thấp. Do đó các năm thực hiện đều đạt và vượt kế hoạch tỉnh giao nhưng số nợ đọng vẫn còn.