Lịch sử hình thành và phát triển của Bảo hiểm xã hội huyện

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện khoái châu, thực trạng và giải pháp (Trang 25)

Khoỏi Châu là huyện có nguồn nhân lực khá dồi dào, dân số trong độ

tuổi lao động chiếm hơn 50%.

Bảng 1: Số lượng lao động trên địa bàn huyện Khoỏi Chõu giai đoạn 2009 -2011

Năm Lực lượng lao động ( người )

Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế ( % ) Nông nghiệp CNXD TMDV 2008 31.519 85 8.8 6.2 2009 33.769 82.2 10.3 7.5 2010 35.390 81 11 8,1

Nguồn: Phòng thống kê huyện Khoỏi Chõu

Khoỏi Châu là địa phương có nguồn lao động khỏ dụỡ dào, tạo ra thị

trường nội huyện to lớn về mọi mặt. Tuy nhiên, tỷ trọng lao động trong nông nghiệp vẫn chiếm hơn 80% nhưng đang có xu hướng giảm. Tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp xây dựng, thương mại và dịch vụ đang tăng lên đáng kể

2.1.2. Sơ lược về cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện Khoỏi Chõu

2.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Bảo hiểm xã hội huyện Khoỏi ChõuKhoỏi Chõu Khoỏi Chõu

Ảnh: Trụ sở Bảo hiểm xã hội huyện Khoỏi Chõu

Tỉnh Hưng Yên có tên ban đầu là tỉnh Hải Hưng. Ngày 1/1/1997, tỉnh Hải Hưng được tách thành Hưng Yên và Hải Dương. Huyện Châu Giang thuộc Hưng Yên. Ngày 24 tháng 7 năm 1999, Chính phủ ra Nghị định 60 -

NĐ/CP tách huyện Châu Giang thành 2 huyện Khoỏi Chõu và Văn Giang. Hiện nay, huyện Khoỏi Chõu cú 25 đơn vị hành chính trong đó có 24 xã và 01 thị trấn. Trên địa bàn huyện có rất nhiều đơn vị thuộc các thành phần kinh tế khác nhau: Nhà nước, tập thể, tư nhân, xí nghiệp liên doanh với nước ngoài đang hoạt động trên tất cả các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, tài chính tín dụng, thương mại dịch vụ đóng góp một phần đáng kể vào Ngân sách tỉnh và góp phần giải quyết việc làm cho số đông lao động.

Tháng 08/1999, Bảo hiểm xã hội (BHXH) huyện Khoỏi Chõu chính thức đi vào hoạt động độc lập và trụ sở được đặt tại Thị trấn Khoỏi Chõu. Do mới thành lập nờn cỏc cán bộ phải làm một khối lượng công việc lớn. Hơn nữa cơ sở vật chất thiếu thốn, đội ngũ cán bộ chưa có nhiều kinh nghiệm nên công việc gặp không ít khó khăn. Nhưng với nhận thức BHXH là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, liên quan đến một số lượng lớn người lao động trong xã hội nên BHXH huyện Khoỏi Chõu luụn phải phấn đấu làm tốt nhiệm vụ, tạo sự tin tưởng cho những người tham gia BHXH. Trong suốt hơn chục năm qua, cán bộ trong đơn vị đã đoàn kết, nỗ lực cố gắng để vượt qua những khó khăn, từng bước ổn định công việc.

Với sự nỗ lực và năng động trong hơn 10 năm qua, BHXH huyện, cán bộ công chức đã được Uỷ ban nhân dân huyện, Uỷ ban nhân dân tỉnh và BHXH Việt Nam tặng nhiều bằng khen, tặng cờ đơn vị xuất sắc trong các phong trào thi đua. Trong các năm 2003, 2004 BHXH Khoỏi Chõu đạt danh hiệu cơ quan, đơn vị văn hoá, xứng đáng là lá cờ đầu trong phong trào thi đua của ngành BHXH tỉnh.

2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội huyện Khoỏi Chõu

a, Chức năng

BHXH huyện có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ BHXH và quản lí tài chính BHXH trên địa bàn huyện. BHXH huyện chịu sự quản lí trực tiếp, toàn diện của Giỏm đúc BHXH tỉnh chịu sự quản lí hành chính trên đia bàn lãnh thổ của UBND huyện

b, Nhiệm vụ

BHXH huyện Khoỏi Chõu là đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh Hưng Yên, do vậy phải thực hiện tốt các nhiệm vụ, quyền hạn của mình do BHXH tỉnh giao. Cụ thể:

- Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác năm trình Giám đốc BHXH tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện.

- Hướng dẫn đơn vị sử dụng lao động lập danh sách tham gia BHXH; đốc thu theo dõi việc thu nộp BHXH của các đơn vị trên địa bàn huyện hoặc trực tiếp thu BHXH theo phân cấp của BHXH Việt Nam và BHXH tỉnh;

- Tiếp nhận kinh phí, danh sách và tổ chức chi trả cho các đối tượng hưởng các chế độ BHXH do BHXH tỉnh chuyển đến theo phân cấp. Theo dõi việc thay đổi địa chỉ, danh sách tăng, giảm đối tượng hưởng chế độ, chính sách BHXH để giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo với BHXH tỉnh xem xét và giải quyết.

- Tổ chức kí kết hợp đồng trách nhiệm và quản lí mạng lưới chi trả BHXH ở xã, phường, thị trấn.

- Quản lớ cỏc loại đối tượng KCB bắt buộc và tự nguyện theo quy định của BHXH thành phố trên địa bàn phụ trách; hướng dẫn đôn đốc các đơn vị thực hiện các thủ tục phục vụ cho việc khai thác phát hành hoặc gia hạn thẻ KCB theo phân cấp của BHXH tỉnh.

- Thực hiện công tác giám định chi phí KCB của người có sổ, thẻ BHXH tại các cơ sở KCB. Tiếp nhận và hướng dẫn người bệnh trong quá trình đến KCB, giải quyết những vướng mắc và đảm bảo quyền lợi cho bệnh nhân có sổ, thẻ BHXH.

- Thực hiện việc thông tin, tuyên truyền, giải thích chính sách, chế độ BHXH trên địa bàn

- Quản lí công chức, viên chức, tài chính và tài sản thuộc BHXH huyện theo phân cấp của BHXH Việt Nam và BHXH tỉnh.

- Thực hiện chế độ báo cáo với BHXH tỉnh và ủy ban nhân dân huyện theo quy định.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện khoái châu, thực trạng và giải pháp (Trang 25)