Quản lý đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội ở huyện Khoỏ

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện khoái châu, thực trạng và giải pháp (Trang 29)

Quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý thu BHXH. Hiện nay, BHXH huyện Khoỏi Châu đang thực hiện quản lý các đối tượng thu BHXH bao gồm NLĐ và NSDLĐ.

2.2.1.1.Quản lý người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội

*Về biến động đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

Về biến động đối tượng tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Khoỏi Châu giai đoạn 2008- 2011 được thể hiện dưới bảng số liệu sau:

Bảng 2: Số lượng lao động tham gia BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Khoỏi Châu (2008 - 2011):

Chỉ tiêu

Năm

LĐ thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc

LĐ đã tham gia

BHXH bắt buộc tham giaTỷ lệ BHXH bắt buộc (%) Số lượng (người) Tốc độ tăng (%) Số lượng (người) Tốc độ tăng (%) 2008 4.726 - 4.658 - 98,6 2009 6.011 127,2 5.790 124,3 96,3 2010 6.759 112,4 6.659 115 98,5 2011 6.859 101,5 6.725 101 98,1

( Nguồn: BHXH huyện Khoỏi Châu)

Như vậy có thể thấy cả số lượng NLĐ thuộc diện tham gia và đã tham gia BHXH bắt buộc đều tăng dần qua các năm.

Qua 4 năm, Số lao động thuộc diện tham gia tăng khá nhanh. Số lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc tăng 145,1(%) tương ứng với 2.133 (người), số lao động đã tham gia tăng 144,4(%) tương ứng với 2.067 (người). Đây là kết quả khả quan trong việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc của huyện Khoỏi Chõu, cho thấy tiềm năng phát triển kinh tế, khả năng thu hút vốn đầu tư của huyện nhà, cũng như công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc được thực hiện khá tốt.

Năm 2008 có tỷ lệ tham gia cao nhất đạt 98,6(%). Năm 2009 số lao động tham gia BHXH bắt buộc tăng rất nhanh, nhưng tỷ lệ tham gia lại giảm hơn so với năm 2008, đạt 96,3(%) và trong 2 năm 2010, 2011 tỷ lệ tham gia luôn đạt trên 98%. Như vậy, số lao động tham gia BHXH bắt buộc chưa có năm nào đạt 100% và tập trung chủ yếu ở khu vực DN ngoài quốc doanh và DN có vốn đầu tư nước ngoài.

Lý giải cho điều này có thể thấy nguyên nhân xuất phát từ cả 2 phía: - Nguyên nhân từ phía đơn vị SDLĐ:

Do việc điều chỉnh mức lương tối thiểu người lao động khiến mức đóng BHXH tăng lên khá nhiều, doanh nghiệp không xoay sở kịp. Phần lớn doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa thích nghi kịp với cơ chế thị trường, làm ăn kém hiệu quả, thu nhập của NLĐ thấp.

- Nguyên nhân từ phía NLĐ:

Nhiều NLĐ do chưa có kiến thức pháp luật cần thiết để tự bảo vệ quyền,lợi ích chính đáng của mình, tình trạng vị nể trong ký kết hợp đồng vô tình đã tiếp tay cho chủ doanh nghiệp vi phạm pháp luật.Một thực tế hiện nay, NLĐ trong điều kiện kinh tế eo hẹp, sức ép việc làm và thu nhập lớn như hiện nay, do dù biết quyền lợi hợp pháp của mình bị xâm phạm nhưng không dám đấu tranh.

* Xét về cơ cấu lao động tham gia BHXH:

Bảng 3: Cơ cấu số lao động tham gia BHXH theo khối tại BHXH huyện Khoỏi Chõu(2008 - 2011)

Năm

Khối

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số LĐ (người) Tỷ lệ (%) Số LĐ (người) Tỷ lệ (%) Số LĐ (người) Tỷ lệ (%) Số LĐ (người) Tỷ lệ (%) DNNN 287 6,16 305 5,27 294 4,42 314 4,67 DN VĐTN N 0 0 1.548 26,74 2.344 35,2 2.404 35,7 DN NQD 964 20,7 270 4,66 399 6,0 409 6,08 HCSN, Đảng 2.415 51,85 2.513 43,4 2.576 38,7 2.608 38,8 Ngoài CL 363 7,8 400 6,91 411 6,17 425 6,31 HTX, phường, xã 629 13,49 754 13,02 635 9,51 565 8,44 Tổng 4.658 100 5.790 100 6.659 100 6.725 100

( Nguồn: Báo cáo thu BHXH huyện Khoỏi Châu)

Biểu đồ 1: Thể hiện cơ cấu số lao động tham gia BHXH xét theo khối tại BHXH huyện Khoỏi Châu năm 2011

Qua bảng số liệu trên cho thấy, số người tham gia BHXH tăng dần qua các năm.

Lao động trong khối Hành chính sự nghiệp, Đảng : có số người tham

gia BHXH cao nhất, luôn chiếm tỉ trọng cao nhất ( năm 2008 chiếm 51,85%). Nhìn chung 100% lao động thuộc diện phải tham gia BHXH của khu vực này đều đã được tham gia BHXH, tuy nhiên đang có xu hướng giảm dần về tỷ trọng. Do đây là khu vực có đội ngũ lao động có trình độ tương đối cao, nhận thức của họ về quyền lợi và trách nhiệm tham gia BHXH tốt hơn cá khu vực khỏc. Cỏc quy định về HĐLĐ được thực hiện nghiêm túc hơn các khu vực khác. Hơn nữa lao động trong khu vực này đều là những đối tượng được hưởng lương từ ngân sách nhà nước do đó việc tham gia BHXH được bảo đảm hơn.

Khối Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Năm 2008 không có

lao động nào tham gia nhưng đến năm 2009 khối này có 1.548 đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội chiếm 26,7% tổng số lao động tham gia BHXH của toàn huyện trong năm. Đến năm 2011 số lao động tham gia BHXH của khối này là 2.404 người, chiếm 35,7% tổng số lao động tham gia bảo hiểm xã hội. Sở dĩ khu vực này có mức gia tăng nhanh như vậy là do trong những năm gần đây chính sách kinh tế của nước ta có những thay đổi, Huyện ủy, UBND huyện cũng đó cú những chính sách ưu tiên phát triển các doanh nghiệp nên số doanh nghiệp tăng lên nhanh và thu hút thêm nhiều lao động vào làm việc cũng như tham gia bảo hiểm xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khối HTX, phường, xã: Khu vực này có số lao động tham gia

BHXH đầy đủ 100%. Song số lao động trong khu vực này lại không nhiều và có xu hướng giảm. Năm 2008, lao động khối xã được tham gia BHXH là 629 người 13,49% tổng số lao động tham gia BHXH của huyện. Đến

năm 2011 có 565 đối tượng được tham gia chiếm 8,44% tổng số lao động tham gia BHXH.

Khối DNNN: Năm 2008 khối này có 287 đối tượng tham gia bảo

hiểm xã hội chiếm 6,16% tổng số lao động tham gia BHXH của toàn huyện trong năm. Đến cuối năm 2010số lao động tham gia BHXH của khối này là 294 người, chiếm 4,42% tổng số lao động tham gia bảo hiểm xã hội, tăng 2,44% so với cùng kỳ năm 2008.

Khối DNNQD: Số đối tượng tham gia BHXH trong khối này giảm

mạnh vào năm 2009 là do có 02 đơn vị sử dụng lao động có sự thay đổi cơ cấu tổ chức chuyển sang hình thức DN có VĐTNN. Song những năm gần đây Đảng ủy, UBND huyện Khoỏi Châu cũng đó cú những chính sách ưu tiên phát triển các doanh nghiệp nên số doanh nghiệp tăng lên nhanh và thu hút thêm nhiều lao động vào làm việc cũng như tham gia bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện khoái châu, thực trạng và giải pháp (Trang 29)