Khái niệm, các thông số và nguyên nhân, điều kiện của tình hình tộ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phòng ngừa tình hình tội phạm tham nhũng trong hoạt động tư pháp ở việt nam hiện nay (Trang 44 - 56)

phạm tham nhũng trong hoạt động tư pháp

2.1.1. Khái niệm tình hình tội phạm tham nhũng trong hoạt động tư pháp

Tham nhũng là vấn đề đã xuất hiện từ rất lâu trong đời sống chính trị, xã hội của các quốc gia trên thế giới, phổ biến và bao trùm lên nhiều lĩnh vực, theo cơ cấu, tính chất và các mức độ khác nhau. Vì vậy, trong thực tế đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này, đồng thời thơng qua q trình phát triển về mặt lý luận, tham nhũng hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau. Tuy nhiên, để đưa ra khái niệm tình hình TPTN trong HĐTP cần phải hiểu thế nào là “tư

pháp”, “quyền tư pháp”, “cơ quan tư pháp”, “hoạt động tư pháp”, “tội phạm tham nhũng trong hoạt động tư pháp”.

- Khái niệm tư pháp và quyền tư pháp:

Cụm từ “Tư pháp” theo tiếng La tinh cổ là “Justitia”, có nghĩa là cơng bằng, cơng lý, đồng thời đó là nội dung, vấn đề bao gồm tồn bộ các cơ quan tòa án và quá trình thực hiện quyền xét xử của tòa án một cách công bằng, khách quan. Bên cạnh đó, theo Từ điển Luật học thì:

Với nghĩa pháp lý chung nhất, tư pháp được quan niệm như một ý tưởng về một nền cơng lý, địi hỏi việc giải quyết những tranh chấp xảy ra trong xã hội phải đúng pháp luật phù hợp với lẽ công bằng, bảo đảm lòng tin của nhân dân và xã hội vào pháp luật, góp phần duy trì trật tự pháp luật, bảo đảm sự an toàn pháp lý cho nhân dân, sự ổn định và phát triển của xã hội [41, tr.828]. Nếu phân tích theo khía cạnh thể chế của một nhà nước, có thể thấy ở những quốc gia mà tổ chức bộ máy nhà nước thực hiện theo nguyên tắc phân quyền thì tư pháp được hiểu chính là một trong ba quyền, bên cạnh quyền lập

pháp và quyền hành pháp. Theo ý nghĩa này, quyền tư pháp chính là quyền xét xử của TAND. Theo mơ hình Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa mà hiện nay Việt Nam đang phấn đấu xây dựng thì việc thực hiện quyền lực nhà nước là thống nhất, trong đó có sự phân cơng và phối hợp thực hiện giữa các cơ quan nhà nước và quyền tư pháp chính là một trong ba quyền hợp thành quyền lực nhà nước. Quyền tư pháp được hiểu là tất cả hoạt động xét xử của TAND, đồng thời là hoạt động của các cơ quan khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động xét xử của TAND như: Hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra hoặc các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo luật định; hoạt động truy tố của VKSND và các hoạt động hỗ trợ tư pháp khác...; các hoạt động này đều nhằm góp phần thực hiện quyền tư pháp của chủ thể được hiến pháp và pháp luật giao thực hiện quyền này đó là TAND. Mục tiêu của việc thực hiện quyền tư pháp đó là nhằm bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ nền pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan nhà nước, tổ chức, đoàn thể và quần chúng nhân dân. Đúng như Khoản 1, Điều 102 - Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp” [50].

Như vậy, qua phân tích thấy rằng dưới góc độ pháp lý có thể hiểu tư pháp theo nghĩa quyền tư pháp là một bộ phận cấu thành quyền lực của Nhà nước, trong đó Nhà nước sử dụng hệ thống các cơ quan cũng như những cá nhân thuộc các cơ quan đó để triển khai thực hiện quyền này nhằm bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật. Cịn nếu hiểu tư pháp theo nghĩa thơng dụng nhất thì đó là từ dùng để chỉ sự đảm bảo công lý, công bằng và chỉ ra yêu cầu giải quyết tất cả những tranh chấp nảy sinh trong xã hội dựa theo các quy định của pháp luật.

- Khái niệm cơ quan tư pháp (CQTP):

Trong Từ điển Luật học đã đưa ra khái niệm “Cơ quan tư pháp là cơ quan nhà nước thực hiện quyền tư pháp, một trong ba quyền lực nhà nước

thống nhất” [41, tr.201]. Khoản 1, Điều 102 - Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp” [50]. Như vậy, qua phân tích có thể hiểu CQTP là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, có chức năng bảo vệ pháp luật; nhằm thực hiện mục tiêu chung, đó là chủ động tiến hành cơng tác phịng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của các cơ quan, tổ chức và công dân, đồng thời thực hiện các nội dung hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho HĐTP.

Bên cạnh đó, trong nhiều văn bản do Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành trong những năm qua về tổ chức bộ máy CQTP và tiến hành cải cách tư pháp, nhất là Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm cơng tác tư pháp trong thời gian tới [12] và Nghị quyết số 49-NQ/TW, ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 [13], hệ thống các CQTP hiểu theo nghĩa rộng ở Việt Nam gồm: Cơ quan điều tra, cơ quan công tố (VKSND, Viện Kiểm sát Quân sự); cơ quan xét xử (TAND các cấp, Tòa án Quân sự); Cơ quan thi hành án.

Ngoài ra, bên cạnh CQTP cịn có các thiết chế khác nhằm hỗ trợ tư pháp như: Giám định tư pháp, công chứng, các tổ chức luật sư, lực lượng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (Hải quan, Kiểm lâm, Bộ đội Biên phịng, Cảnh sát biển). Đó chính là các cơ quan hỗ trợ tư pháp và mặc dù hoạt động của các cơ quan này khơng phải là HĐTP nhưng lại góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của hệ thống các CQTP.

Xuất phát từ quan niệm về CQTP và cơ quan hỗ trợ tư pháp, có các cán bộ tư pháp và cán bộ hỗ trợ tư pháp. Theo đó, cán bộ tư pháp hiểu theo nghĩa rộng gồm: Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên; Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, cán bộ điều tra; Chấp

hành viên tư pháp. Bên cạnh đó, cịn có cán bộ được giao thẩm quyền có liên quan đến HĐTP làm việc tại cơ quan liên quan như: Các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (Hải quan, Kiểm lâm, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển); luật sư, người bào chữa, giám định viên, kỹ thuật viên hình sự, cơng chứng viên…

- Khái niệm HĐTP:

Có thể thấy, quyền tư pháp chỉ trở thành quyền lực thực tế thông qua các hoạt động cụ thể của các chủ thể mà ở đây chính là các CQTP. Hoạt động này là hoạt động thực hiện quyền tư pháp, nói cách khác là HĐTP. Từ các khái niệm tư pháp, CQTP, cơ quan hỗ trợ tư pháp, cán bộ tư pháp, cán bộ hỗ trợ tư pháp, có thể hiểu HĐTP là hoạt động của các cơ quan được giao thực hiện các HĐTP gồm có: TAND, VKSND, Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Cơ quan thi hành án... trong hoạt động giải quyết vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính, lao động và thi hành các bản án này.

Tóm lại, HĐTP là tổng hợp các hoạt động chức năng nghiệp vụ của những cơ quan, cá nhân có chức danh và thẩm quyền tư pháp trong quá trình giải quyết các vụ án theo quy định của pháp luật. Nói cách khác, HĐTP là hoạt động tố tụng và hoạt động thi hành án của các chức danh tư pháp trong các CQTP và trong các tổ chức, cá nhân hoạt động hỗ trợ tư pháp khi tiến hành giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động theo quy định của pháp luật.

- Khái niệm TPTN trong HĐTP:

Theo khái niệm mà Tổ chức minh bạch quốc tế (TI) đưa ra thì “Tham nhũng là sự lạm dụng quyền lực được tin cậy giao phó với lợi ích cá nhân” [64]. Đại Từ điển Tiếng Việt giải thích tham nhũng là: “Lợi dụng quyền hành để tham ô và hạch sách, nhũng nhiễu nhân dân” [38, tr1523]. Trong Từ điển Bách khoa Việt Nam, tham nhũng được hiểu là:

chức vụ và quyền hạn để sách nhiễu, tham ô, nhận hối lộ hoặc cố ý làm trái chính sách, chế độ, thể lệ về kinh tế - tài chính vì động cơ vụ lợi, gây thiệt hại cho tài sản của nhà nước, tập thể và cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị, xã hội [38, tr137].

Đến nay, đã có nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu ở Việt Nam về tham nhũng và các nội dung khác có liên quan đến tham nhũng. Mỗi cơng trình nghiên cứu lại có cách tiếp cận khác nhau và đưa ra những quan điểm về tham nhũng và các vấn đề khác có liên quan đến tham nhũng. Tuy nhiên, khái niệm tham nhũng cần được hiểu thống nhất theo quy định của Luật PCTN năm 2005 (theo Khoản 2, Điều 1) [48] và Luật PCTN năm 2018, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2019 (theo Khoản 1, Điều 3) [59]. đó là: “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”. Trong đó, người có chức vụ, quyền hạn gồm các đối tượng sau: Cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chun nghiệp, cơng nhân, viên chức quốc phịng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, chuyên môn - kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc CAND; người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức; những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ đó. Đặc điểm chung của những người này đó là: Làm việc trong các cơ quan nhà nước hoặc các đơn vị, tổ chức sử dụng nguồn ngân sách, nguồn vốn hoặc các tài sản khác của Nhà nước, đồng thời nhận lương và phụ cấp từ ngân sách của Nhà nước.

Bên cạnh đó, tại Điều 3, Luật PCTN năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2007 và 2012, có nhiều loại hành vi tham nhũng là: (1) Tham ô tài sản; (2) Nhận hối lộ; (3) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; (4) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành nhiệm vụ, cơng vụ vì vụ lợi; (5) Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, cơng vụ vì vụ lợi; (6) Lợi dụng chức vụ,

quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi; (7) Giả mạo trong cơng cơng tác vì vụ lợi; (8) Đưa hối lộ, mơi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi; (9) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của nhà nước vì vụ lợi; (10) Nhũng nhiễu vì vụ lợi; (11) Không thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ vì vụ lợi; (12) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi. Tại Điều 2 - Luật PCTN năm 2018, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2019, các hành vi tham nhũng được bổ sung thêm hành vi “thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, cơng vụ vì vụ lợi”.

Ngồi ra, để giải quyết cặn kẽ hơn các hành vi tham nhũng, tại Điều 2 và Điều 3 - Nghị định số 120/NĐ-CP, ngày 20/10/2006 của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật PCTN năm 2005 [17] đã nêu rõ: Các hành vi quy định tại Điều 3 - Luật PCTN gồm: Khoản 1 (Tham ô tài sản); Khoản 2 (Nhận hối lộ); Khoản 3 (Lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản); Khoản 4 (Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, cơng vụ vì vụ lợi); Khoản 5 (Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, cơng vụ vì vụ lợi); Khoản 6 (Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi); Khoản 7 (Giả mạo trong cơng tác vì vụ lợi) được xác định theo các điều luật quy định tại Bộ luật Hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2009 [49] và hiện nay là Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2017 và chính thức có hiệu lực ngày 01/01/2018 [58]. Theo đó, các tội phạm về tham nhũng được quy định tại các điều luật sau: Điều 353. Tội tham ô tài sản; Điều 354. Tội nhận hối lộ; Điều 355. Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; Điều 356. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành cơng vụ (vì mục đích vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác); Điều 357. Tội lạm quyền trong khi thi hành cơng vụ (vì mục đích vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác); Điều 358. Tội lợi dụng

chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; Điều 359. Tội giả mạo trong công tác.

Qua các quy định nêu trên thấy rằng, vụ lợi là dấu hiệu bắt buộc đối với các hành vi tham nhũng. Trong đó, vụ lợi được hiểu là những lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất khơng chính đáng nhằm đạt được thơng qua việc thực hiện hành vi tham nhũng của người có chức vụ, quyền hạn. Tham nhũng trong HĐTP là một nội dung của tham nhũng trong các hoạt động cơng vụ nói chung, tuy nhiên tham nhũng trong HĐTP có đặc trưng riêng và đó là các hành vi tham nhũng diễn ra trong q trình các cơ quan có thẩm quyền thực hiện các HĐTP như: Khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đối với các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động. Có thể hiểu tham nhũng trong HĐTP bao gồm các hành vi vi phạm quy định của pháp luật do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động, vì mục đích vụ lợi hoặc các động cơ cá nhân khác.

Như vậy, nếu phân tích theo khía cạnh khoa học Luật hình sự, có thể hiểu TPTN trong HĐTP là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có chức vụ, quyền hạn cố ý thực hiện, với động cơ vụ lợi trong quá trình giải quyết theo quy định pháp luật các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động và đến mức phải bị xử lý về hình sự. Chủ thể của TPTN trong HĐTP là chủ thể đặc biệt, là những người có chức vụ, quyền hạn và thông thường là những người thuộc Cơ quan điều tra, VKSND, TAND, Cơ quan thi hành án được giao nhiệm vụ tiến hành giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động. TPTN trong HĐTP xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động. Đó chính là hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền trong điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động theo quy định của pháp luật. Đồng thời, các hành vi đó phải đến mức bị xử lý về hình sự theo quy định

của pháp luật để đảm bảo tính răn đe và nghiêm minh của pháp luật. Theo quy

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phòng ngừa tình hình tội phạm tham nhũng trong hoạt động tư pháp ở việt nam hiện nay (Trang 44 - 56)