Lý luận về phịng ngừa tình hình tội phạm tham nhũng trong hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phòng ngừa tình hình tội phạm tham nhũng trong hoạt động tư pháp ở việt nam hiện nay (Trang 56)

hoạt động tƣ pháp

2.2.1. Khái niệm, vai trị, vị trí của phịng ngừa tình hình tội phạm tham nhũng trong hoạt động tư pháp

2.2.1.1. Khái niệm phịng ngừa tình hình tội phạm tham nhũng trong hoạt động tư pháp

Bản chất và mục đích cuối cùng của hoạt động phịng ngừa tình hình tội phạm nói chung và tình hình TPTN trong HĐTP nói riêng là áp dụng các biện pháp cần thiết và huy động các lực lượng, cơ quan, ban ngành, đoàn thể và

quần chúng nhân dân tham gia, qua đó khơng để tội phạm xảy ra và gây hậu quả cho xã hội, góp phần bảo đảm an ninh trật tự, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân.

Trong Sách tham khảo “Tội phạm học đại cương” của Trung tâm tội phạm học - Học viện Cảnh sát nhân dân đưa ra khái niệm:

Phòng ngừa tội phạm là hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân bằng nhiều biện pháp hướng đến việc thủ tiêu những nguyên nhân, điều kiện của tội phạm nhằm ngăn chặn, hạn chế làm giảm và từng bước loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội [65, tr.148].

Thực tế có thể hiểu khái niệm phịng ngừa tình hình tội phạm nói chung theo nghĩa rộng đó là: Phịng ngừa tội phạm là bằng mọi cách xóa bỏ các nguyên nhân, điều kiện phát sinh, phát triển của tội phạm, không để tội phạm xảy ra. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng phải có biện pháp phát hiện, ngăn chặn kịp thời, không để tội phạm xảy ra và gây hậu quả cho xã hội, không để bất cứ ai trong xã hội là đối tượng bị xâm hại bởi tội phạm. Thông qua tổ chức triển khai cơng tác phịng ngừa tội phạm để tiết kiệm được các chi phí của Nhà nước cũng như các nguồn lực khác dành cho việc triển khai các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm, khắc phục hậu quả mà tội phạm gây ra cho xã hội.

Từ những lập luận nêu trên và từ khái niệm TPTN trong HĐTP đã được đưa ra, có thể hiểu: Phịng ngừa tình hình tội phạm tham nhũng trong hoạt động

tư pháp là hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm ngăn chặn, loại trừ, vơ hiệu hóa các nguyên nhân, điều kiện phát sinh, phát triển các hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có chức vụ, quyền hạn cố ý thực hiện, với động cơ vụ lợi trong quá trình giải quyết theo quy định pháp luật các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động và đến mức phải bị xử lý về hình sự, góp phần đảm bảo trật tự, kỷ cương, an tồn xã hội.

Như vậy, phịng ngừa tội phạm ở đây đặt trong khn khổ phịng ngừa các hành vi phạm tội tham nhũng xảy ra trong HÐTP hay nói cách khác đó là hoạt động giải quyết vụ án hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động. Cơ sở khoa học cũng như hiệu quả phịng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP xuất phát từ việc nhận thức đúng đắn về các vấn đề là nguyên nhân, điều kiện phát sinh, phát triển của loại tội phạm này, từ đó có các biện pháp triệt tiêu, xóa bỏ các nguyên nhân, điều kiện đó. Cũng như các loại tội phạm khác, bên cạnh việc xuất phát từ động cư vụ lợi, lòng tham của một số cán bộ có chức vụ, quyền hạn, TPTN trong HĐTP còn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác như: Do cơ chế quản lý cán bộ, viên chức của Nhà nước còn lỏng lẻo; do tác động của mặt trái cơ chế kinh tế thị trường, do hệ thống văn bản pháp luật chưa chặt chẽ, có những kẽ hở để các đối tượng lợi dụng hoạt động phạm tội… Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra cho cơng tác phịng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP là phải làm mọi cách để tiến hành phát hiện và triệt tiêu hoặc bịt kín những sơ hở, thiếu sót đó.

2.2.1.2. Vị trí, vai trị của phịng ngừa tình hình tội phạm tham nhũng trong hoạt động tư pháp

Công tác đấu tranh phịng, chống TPTN trong HĐTP nói chung có hai nội dung hoạt động chính đó là: (1) Chủ động, tích cực phịng ngừa khơng để TPTN trong HĐTP xảy ra và gây ra những hậu quả tác hại cho xã hội; phát hiện, triệt xóa các nguyên nhân, điều kiện phát sinh, phát triển của tội phạm; (2) Tổ chức phát hiện, điều tra khám phá các vụ việc phạm tội tham nhũng trong HĐTP và xử lý các đối tượng phạm tội trước pháp luật. Hai nội dung hoạt động này có mối quan hệ chặt chẽ và biện chứng với nhau, hỗ trợ, bổ sung cho nhau, là hai nội dung thống nhất của một vấn đề. Bởi vì, nếu tổ chức tốt cơng tác phịng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP sẽ góp phần làm giảm số lượng các vụ việc phạm tội, giảm sức ép cho công tác phát hiện, điều tra khám phá tội phạm. Ngược lại, nếu công tác phát hiện, điều tra khám phá tội phạm đạt hiệu quả tốt sẽ góp phần răn đe, giáo dục các đối tượng khác đã và

đang có ý định thực hiện tội phạm, thậm chí các đối tượng đã có hành vi phạm tội không dám tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội do lo ngại sẽ bị phát hiện và điều tra xử lý.

Như vậy, có thể thấy rằng nếu xét trong tổng thể hoạt động phòng, chống tội phạm nói chung và phịng, chống TPTN nói riêng, vị trí và vai trị của hoạt động phịng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP được thể hiện như sau:

- Phịng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP là bộ phận quan trọng và không thể thiếu của cuộc đấu tranh phịng, chống tội phạm nói chung và phịng, chống TPTN nói riêng, góp phần bảo đảm trật tự an tồn xã hội.

Bởi vì, hoạt động phòng, chống tội phạm bao gồm các hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân tổ chức triển khai các chương trình, kế hoạch, biện pháp nhằm phịng ngừa và đấu tranh với tất cả các loại tội phạm như: Tội phạm hình sự, tội phạm về kinh tế, tội phạm về ma túy... Trong đó, TPTN trong HĐTP chỉ là một trong nhiều loại tội phạm đó. Phịng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP có vị trí, vai trị rất quan trọng và liên quan chặt chẽ đến cơng tác phịng, chống các loại tội phạm khác bởi vì nếu hoạt động này được thực hiện tốt sẽ đảm bảo tính nghiêm minh, cơng bằng, khách quan, tồn diện trong q trình giải quyết các vụ án hình sự nói chung. Ngược lại, nếu công tác phịng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP không được tiến hành hiệu quả sẽ dẫn đến phát sinh hành vi tham nhũng của những người có chức vụ, quyền hạn và thẩm quyền trong quá trình giải quyết vụ án, vụ việc xảy ra trong thực tế, từ đó sẽ làm cho q trình xử lý các vụ án, vụ việc thiếu cơng bằng, khách quan và khơng đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.

- Phịng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP góp phần tăng cường pháp chế và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; giáo dục ý thức nghiêm chỉnh chấp hành phát luật của người có chức vụ, quyền hạn và thẩm quyền được phân công nhiệm vụ giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động; đồng thời tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức

của các cơ quan, tổ chức và nhân dân chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, kịp thời phát hiện, tố giác các hành vi phạm tội tham nhũng trong HĐTP.

Nhằm góp phần phịng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP, một trong những nội dung hết sức quan trọng là phải làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục phòng, chống loại tội phạm này, ngoài ra phải kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi phạm loại tội phạm này, qua đó kịp thời ngăn chặn, giáo dục, răn đe các đối tượng khác đã và đang có ý định phạm tội. Làm tốt cơng tác phịng ngừa TPTN trong HĐTP góp phần làm cho những người được giao thực hiện nhiệm vụ giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động sẽ chỉ thực hiện nhiệm vụ của mình trong khn khổ các quy định của pháp luật, tuân theo pháp luật, xử lý cơng bằng, khách quan, tồn diện các vụ việc. Bên cạnh đó, qua tiến hành cơng tác phịng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP, nhất là công tác tuyên truyền giáo dục phòng, chống loại tội phạm này sẽ giúp các cơ quan, tổ chức và quần chúng nhân dân nắm rõ được phương thức, thủ đoạn của TPTN trong HĐTP, nâng cao nhận thức và kịp thời phát hiện tố giác hành vi phạm tội.

- Phịng ngừa TPTN trong HĐTP góp phần làm trong sạch bộ máy các CQTP, cơ quan hỗ trợ tư pháp; đảm bảo cho quá trình giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động được đúng đắn, khách quan, tồn diện và cơng bằng.

Thông qua công tác phịng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP nhằm góp phần ngăn chặn hành vi của các cán bộ có chức vụ, quyền hạn được giao nhiệm vụ giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động đã vì động cơ vụ lợi mà thực hiện hành vi tham nhũng và từ đó có những hành động làm ảnh hưởng đến sự khách quan, vơ tư, cơng bằng và tồn diện của quá trình giải quyết các vụ việc này. Như vậy, có thể thấy rằng, thơng qua làm tốt hoạt động phịng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP đã góp phần làm trong sạch nội bộ của các CQTP, cơ quan bổ trợ tư pháp. Đặc biệt, thông qua hoạt động phát hiện, xử lý các đối tượng phạm tội đã giúp thanh lọc và loại bỏ

được các phần tử cơ hội, thối hóa, biến chất trong đội ngũ cán bộ của các CQTP và cơ quan hỗ trợ tư pháp; không để TPTN trong HĐTP tiếp tục diễn ra và gây ra những hậu quả tiêu cực cho xã hội.

2.2.1.3. Đặc điểm của hoạt động phịng ngừa tình hình tội phạm tham nhũng trong hoạt động tư pháp

Xuất phát từ khái niệm tình hình TPTN trong HĐTP có thể rút ra đặc điểm của hoạt động phịng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP như sau:

- Phịng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP là hoạt động liên quan trực tiếp đến hoạt động của các chủ thể đặc biệt.

Hoạt động phịng ngừa TPTN trong HĐTP có liên quan đến các chủ thể đặc biệt, đó là cơ quan tư pháp và các cơ quan, cá nhân được Nhà nước giao thẩm quyền giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động theo quy định của pháp luật. Các cá nhân được Nhà nước giao thẩm quyền giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động là những người nắm vững quy định của pháp luật, được đào tạo bài bản và có chun mơn, kinh nghiệm trong giải quyết các vụ việc này. Chính vì vậy, họ thường biết rõ những sơ hở của các khâu và quy trình giải quyết các vụ việc, những kẽ hở của pháp luật có thể lợi dụng để thực hiện hành vi phạm tội tham nhũng... Vì lẽ đó, khi triển khai các hoạt động phòng ngừa TPTN trong HĐTP, các chủ thể thực hiện hoạt động phòng ngừa phải nắm vững đặc điểm này để thực hiện các biện pháp phù hợp nhằm đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất.

- Phịng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP là hoạt động phòng ngừa loại tội phạm nảy sinh trong hoạt động thực thi pháp luật của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cũng như hoạt động các cá nhân được Nhà nước giao thẩm quyền.

Hoạt động thực thi pháp luật của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cũng như hoạt động các cá nhân được Nhà nước giao thẩm quyền ở đây chính là hoạt động giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động. Quá trình giải quyết các vụ việc trên đòi hỏi các cơ quan và cá nhân có

thẩm quyền phải tuân thủ theo đúng các quy định hết sức chặt chẽ của pháp luật nhằm đảm bảo q trình đó được khách quan, toàn diện, xử lý đúng người, đúng bản chất vụ việc đã xảy ra. Mặc dù vậy, do động cơ vụ lợi nên các cá nhân được Nhà nước giao thẩm quyền giải quyết các vụ việc này vẫn bất chấp pháp luật để thực hiện hành vi phạm tội tham nhũng.

- Phịng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP là hoạt động rất khó khăn và phức tạp.

Hoạt động phịng ngừa TPTN trong HĐTP rất khó khăn và phức tạp do người thực hiện hành vi phạm tội tham nhũng trong HĐTP chính là những chủ thể đặc biệt như đã nêu ở trên nên họ có nhiều cách thức để che giấu hành vi phạm tội hoặc xóa các dấu vết, chứng cứ có liên quan đến vụ việc. Hơn nữa, quá trình thực hiện hành vi phạm tội chỉ có đối tượng phạm tội và những người có liên quan trực tiếp đến các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động biết; những người khác rất ít có điều kiện biết về các tình tiết có liên quan đến vụ việc và hành vi phạm tội của các đối tượng; người bị hại của TPTN trong HĐTP là bị can, bị cáo, người có liên quan trực tiếp đến các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động nên họ bị ràng buộc và thường có tâm lý khơng dám tố cáo hành vi phạm tội.

- Mức độ chủ động tham gia của các cơ quan, đoàn thể, quần chúng nhân dân đối với hoạt động phịng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP rất hạn chế.

Do đặc trưng riêng của TPTN trong HĐTP nên sự chủ động trong triển khai các hoạt động nhằm phòng ngừa TPTN trong HĐTP chủ yếu thuộc về các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, cơ quan chuyên trách thuộc CAND, TAND, VKSND, cơ quan thuộc ngành Tư pháp. Sự tham gia của các cơ quan khác, các đoàn thể và quần chúng nhân dân trong phòng ngừa loại tội phạm này chủ yếu là khi TPTN trong HĐTP đã xảy ra và được quần chúng nhân dân tố giác, yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền xác minh làm rõ. Theo đó, sự

chủ động của các cơ quan, đoàn thể, quần chúng nhân dân đối với hoạt động phịng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP là rất hạn chế.

2.2.2. Các nguyên tắc và cơ sở pháp lý của phịng ngừa tình hình tội phạm tham nhũng trong hoạt động tư pháp

2.2.2.1. Các ngun tắc phịng ngừa tình hình tội phạm tham nhũng trong hoạt động tư pháp

Ngun tắc phịng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP được rú ra trên cơ sở các quan điểm, đường lối, chính sách, pháp luật của Ðảng và Nhà nước thể hiện trong các văn bản đã được ban hành của Đảng và Nhà nước, nhất là: Nghị quyết số 04-NQ-T.Ư được ban hành tại Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa X, về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác phịng, chống tham nhũng, lãng phí; Luật PCTN năm 2005, được sửa đổi bổ sung một số điều năm 2007 và năm 2012 (thay thế bằng Luật PCTN năm 2018, chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2019); Nghị quyết số 21/NQ-CP, ngày 12/5/2009 của Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia PCTN đến năm 2020; Nghị quyết số 126/NQ-CP, ngày 29/11/2017 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện cơng tác PCTN đến năm 2020... Bên cạnh đó, các ngun tắc này cịn phải căn cứ vào đặc điểm HÐTP và đặc điểm hoạt động của TPTN trong HĐTP cũng như hoạt động phịng ngừa tình hình loại tội phạm này. Theo đó, có thể thấy hoạt động phịng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP ở nước ta cần quán triệt và tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản sau đây:

- Hoạt động phịng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP pháp phải tuân thủ nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phòng ngừa tình hình tội phạm tham nhũng trong hoạt động tư pháp ở việt nam hiện nay (Trang 56)