Thực trạng phịng ngừa tình hình tội phạm tham nhũng trong hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phòng ngừa tình hình tội phạm tham nhũng trong hoạt động tư pháp ở việt nam hiện nay (Trang 95 - 114)

hoạt động tƣ pháp ở Việt Nam những năm qua

3.2.1. Thực trạng sự tham gia của các cấp, các ngành, địa phương, cơ quan, đồn thể, quần chúng nhân dân nhằm phịng ngừa tình hình tội phạm tham nhũng trong hoạt động tư pháp

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, nhất là trong công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Chủ nghĩa xã hội và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm và thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động PCTN nói chung, trong đó có hoạt động phịng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP. Vấn đề PCTN luôn được xác định là một trong những ưu tiên hàng đầu xuất phát từ thực tế diễn biến và hậu quả tác hại vô cùng to lớn của vấn đề này, theo đó tình trạng tham nhũng, lãng phí ở nước ta những năm qua, nhất là từ sau năm 2000 trở lại đây đã phát triển và trở nên hết sức báo động. Trước thực trạng đó, tại Hội nghị đại biểu tồn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (tháng 01/1994), Đảng Cộng sản Việt Nam

đã đánh giá và xác định vấn đề tham nhũng là một trong bốn nguy cơ đối với sự tồn vong của đất nước.

Nhằm tổ chức đấu tranh có hiệu quả với TPTN nói chung, Đảng và Nhà nước ta xác định đây không phải là trách nhiệm riêng của bất cứ cơ quan, tổ chức, lực lượng nào mà là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và tồn xã hội. Vì vậy, quá trình triển khai công tác lãnh đạo, chỉ đạo PCTN trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn luôn chú trọng huy động sự tham gia của các cấp, các ngành, cơ quan, đồn thể và đơng đảo quần chúng nhân dân.

Trong Chiến lược quốc gia về PCTN đến năm 2020 của Chính phủ cũng xác định:

Phịng, chống tham nhũng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, phát huy sức mạnh tổng hợp của các ngành, các cấp, nhấn mạnh trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị, đề cao vai trò của xã hội, các tổ chức đoàn thể và quần chúng nhân dân phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dài, xuyên suốt quá trình phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới [20].

Nhờ đó, hoạt động PCTN nói chung, trong đó có các nội dung phịng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP thời gian qua đã huy động được đông đảo các chủ thể tham gia gồm: Đảng cộng sản Việt Nam và các cơ quan tổ chức Đảng các cấp; Quốc hội, Chính phủ, HĐND, UBND các cấp; cơ quan Cơng an, VKSND, TAND các cấp; các cơ quan thuộc Ngành tư pháp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, cơ quan thông tin đại chúng và mọi công dân.

Những năm qua, các cấp, các ngành, các cơ quan, đoàn thể ở các cấp và quần chúng nhân dân đã tích cực triển khai các chương trình, kế hoạch, biện pháp cụ thể nhằm phịng, chống có hiệu quả với TPTN nói chung và phịng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP nói riêng. Trong đó, cơ quan Cơng an, VKSND,

TAND, Cơ quan thi hành án là những cơ quan giữ vai trò chủ cơng, nịng cốt trong triển khai thực hiện các biện pháp phịng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP, bởi vì đây là những cơ quan được Đảng và Nhà nước giao cho nhiệm vụ thực thi và bảo vệ pháp luật, trực tiếp phát hiện, điều tra, xử lý các đối tượng phạm tội nói chung và đối tượng phạm tội tham nhũng trong HĐTP nói riêng. Hơn nữa, tuyệt đại đa số đối tượng phạm tội tham nhũng trong HĐTP trước đó là cán bộ của các cơ quan này, do bị thoái hoá, biến chất và phát sinh động cơ vụ lợi nên khi được giao nhiệm vụ, thẩm quyền giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động đã thực hiện hành vi phạm tội tham nhũng.

3.2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện các biện pháp phịng ngừa tình hình tội phạm tham nhũng trong hoạt động tư pháp ở Việt Nam những năm qua

Những năm qua, tham gia hoạt động phịng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP, tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm cơng tác của mình, các cấp, các ngành, các cơ quan, đoàn thể, quần chúng nhân dân tổ chức triển khai các chương trình, kế hoạch, biện pháp khác nhau. Đó là sự tổng hợp của các biện pháp phòng ngừa chung và phòng ngừa nghiệp vụ nhằm phịng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP ở nước ta. Theo đó, Đảng cộng sản Việt Nam và các cơ quan tổ chức Đảng các cấp; Quốc hội, Chính phủ, HĐND, UBND các cấp; cơ quan Công an, Viện VKSND, TAND các cấp; các cơ quan thuộc Ngành tư pháp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, cơ quan thông tin đại chúng và quần chúng nhân dân đã tổ chức triển khai nhiều biện pháp nhằm góp phần phịng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP.

3.2.2.1. Thực trạng tổ chức các biện pháp của Đảng cộng sản Việt Nam và các cơ quan tổ chức Đảng các cấp trong phịng ngừa tình hình tội phạm tham nhũng trong hoạt động tư pháp

Thời gian qua, Đảng cộng sản Việt Nam và các cơ quan, tổ chức của Đảng ở các cấp tổ chức triển khai các biện pháp phòng ngừa TPTN trong HĐTP thể hiện ở các nội dung sau:

- Đảng Cộng sản Việt Nam đã xây dựng và ban hành các chủ trương, đường lối thể hiện trong các chỉ thị, nghị quyết có liên quan đến PCTN nói chung và phịng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP nói riêng. Điển hình như: Tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, tháng 01/1994, Đảng ta đã chỉ rõ tham nhũng là một trong bốn nguy cơ lớn đối với đất nước. Tiếp đó, Nghị quyết số 14/BCT, ngày 15/5/1996 của Bộ Chính trị đã gắn đấu tranh chống tham nhũng với chống bn lậu, lãng phí, xác định trọng tâm của cuộc đấu tranh chống tham nhũng tập trung vào hai loại hành vi chủ yếu gồm tham ô, chiếm đoạt, làm thất thoát tài sản của nhà nước; nhận hối lộ và đòi hối lộ [11]. Sau đó, các Nghị quyết của Đại hội VIII, Đại hội IX, Đại hội X, Đại hội XI và Đại hội XII cũng đều có những quan điểm định hướng chung đối với cuộc đấu tranh PCTN nói chung. Nhằm góp phần đổi mới, kiện toàn, nâng cao chất lượng HĐTP và hoạt động của các CQTP, Đảng ta đã có những nghị quyết chuyên đề về nội dung này. Đây chính là những nội dung quan trọng và trực tiếp nhất thể hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng đối với công tác tư pháp nói chung và cơng tác phịng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP nói riêng.

- Nghị quyết số 04-NQ/TW, ngày 21/8/2006 của Ban Chấp hành Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác PCTN, lãng phí [6]. Trong đó đề ra mục tiêu là: Ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, tạo bước chuyển biến rõ rệt để giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội; củng cố lòng tin của nhân dân; xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh; đội ngũ cán bộ, công chức kỷ cương, liêm chính. Nghị quyết này cũng đề ra 10 chủ trương, giải pháp lớn góp phần PCTN ở nước ta, trong đó có một số giải pháp đặc biệt có ý nghĩa đối với cơng tác phịng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP như: Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đảng viên, cán bộ, công chức và nhân dân về PCTN; bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm

tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử hành vi tham nhũng, xây dựng các cơ quan, đơn vị chuyên trách về PCTN.

Liên quan trực tiếp đến hoạt động phịng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP đó là các quy định tại Nghị quyết số 49-NQ/TW, ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Trong Nghị quyết này có nội dung đánh giá như sau:

Đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp cịn thiếu; trình độ nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị của một bộ phận cán bộ cịn yếu, thậm chí có một số cán bộ sa sút về phẩm chất đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp. Vẫn cịn tình trạng oan sai trong điều tra, bắt, giam giữ, truy tố, xét xử [13].

Nghị quyết đã đưa ra nhiệm vụ trong quá trình thực hiện cơng cuộc cải cách tư pháp đó là: Hồn thiện chính sách pháp luật hình sự, pháp luật dân sự và thủ tục tố tụng tư pháp; xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và hoàn thiện tổ chức, bộ máy các CQTP; hoàn thiện các chế định bổ trợ tư pháp; xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp và bổ trợ tư pháp trong sạch, vững mạnh; hoàn thiện cơ chế giám sát của các cơ quan dân cử và phát huy quyền làm chủ của nhân dân đối với CQTP; tăng cường hợp tác quốc tế về tư pháp; bảo đảm cơ sở vật chất cho HĐTP; hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với công tác tư pháp.

- Đảng Cộng sản Việt Nam và các cơ quan, tổ chức Đảng các cấp luôn coi trọng và thường xuyên tiến hành công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phịng, chống tội phạm nói chung và phịng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP nói riêng. Qua đó, các cán bộ, đảng viên trong các CQTP, cơ quan hỗ trợ tư pháp nâng cao nhận thức, thực hiện nghiêm chỉnh chức trách nhiệm vụ được giao, không vi phạm pháp luật, đồng thời tham gia nhiệt tình và có trách nhiệm hoạt động phòng ngừa, đấu tranh với TPTN trong HĐTP.

- Các cơ quan, tổ chức của Đảng cộng sản Việt Nam được bố trí từ Trung ương đến cấp địa phương thường xuyên tổ chức quán triệt cho cán bộ, đảng viên nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm, tham gia nhiệt tình cơng tác phịng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP. Bên cạnh đó, cấp ủy Đảng các cấp tiến hành động viên các cán bộ, đảng viên, nhất là những người công tác trong các CQTP, cơ quan hỗ trợ tư pháp nêu cao tinh thần trách nhiệm, thận trọng, khách quan trong công tác được giao, đấu tranh kiên quyết, công khai, không dung thứ với các biểu hiện vi phạm quy định của pháp luật trong giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính, lao động.

- Đảng Cộng sản Việt Nam và các cơ quan, tổ chức Đảng các cấp thực hiện công tác giám sát, kiểm tra việc thực hiện hoạt động PCTN nói chung và hoạt động phịng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP nói riêng. Bên cạnh đó, thơng qua cơng tác giám sát, kiểm tra để kịp thời phát hiện những sơ hở, thiếu sót, từ đó chấn chỉnh, ngăn chặn các biểu hiện vi phạm quy trình, quy định trong công tác và cần phải khắc phục ngay các hành vi vi phạm, phạm tội tham nhũng trong HĐTP.

3.2.2.2. Thực trạng hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp triển khai các biện pháp phịng ngừa tình hình tội phạm tham nhũng trong hoạt động tư pháp

Những năm qua, với vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan quản lý hành chính nhà nước ở địa phương, HĐND và UBND các cấp đã đặc biệt chú trọng và thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo cơng tác PCTN nói chung và phịng ngừa tham nhũng trong HĐTP nói riêng. Cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo được thực hiện trên cơ sở ban hành các nghị quyết chuyên đề, các chương trình, kế hoạch PCTN, tăng cường chức năng giám sát, huy động sự tham gia của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể ở các địa phương, tăng cường các nguồn lực, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, nâng cao năng lực của các cơ quan chuyên trách PCTN ở địa phương. Điển hình như:

Ngay sau khi ban hành Nghị quyết số 294A/2007/UBTVQH12, ngày 27/9/2007 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế hoạt động của các Ban Chỉ đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về PCTN [52], cho đến đầu năm 2009, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về PCTN đã được thành lập và đi vào hoạt động tại tất cả các địa phương trong cả nước. Bộ phận giúp việc của các Ban Chỉ đạo này là Văn phòng Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ tham mưu, xây dựng chương trình, kế hoạch PCTN để triển khai ở địa phương; chuẩn bị nội dung cho các cuộc họp của Ban Chỉ đạo và giúp thành viên các Ban Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, đôn đốc công tác PCTN tại các địa bàn, cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi địa phương mình. Tuy nhiên, đến năm 2013, ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh PCTN nữa mà các Tỉnh ủy, Thành ủy trực tiếp lãnh đạo cơng tác PCTN, có trách nhiệm phối hợp với Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN khi xảy ra các vụ việc tham nhũng nghiêm trọng ở các địa phương.

Hội đồng nhân dân và UBND các tỉnh, thành phố thường xuyên chỉ đạo và tổ chức nắm tình hình liên quan đến hoạt động PCTN nói chung và hoạt động phịng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP nói riêng thơng qua các hoạt động kiểm tra, giám sát, tiếp xúc cử tri, tiếp công dân. Tổ chức chỉ đạo có hiệu quả cơng tác tiếp nhận, giải quyết, khiếu nại, tố cáo của công dân. Công tác này một mặt góp phần hạn chế tình trạng khiếu kiện vượt cấp, đồng thời phát hiện và chuyển giao cho lực lượng chức năng nhiều vụ việc về tham nhũng trong đó có các vụ việc tham nhũng phát sinh trong HĐTP. Điển hình: Trong năm 2016, UBND tỉnh Điện Biên đã chỉ đạo các cơ quan, ban ngành trong tỉnh tiếp nhận 1.211 lượt cơng dân, tăng 60% so với năm 2015, trong đó 1.270 đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của quần chúng nhân dân.

Hội đồng nhân dân và UBND các địa phương đã xây dựng kế hoạch triển khai các nghị quyết, chương trình, kế hoạch về PCTN do cấp trên ban hành. Đặc biệt, đã tiến hành công tác kiểm tra, đôn đốc thực hiện công tác

tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố để đảm bảo các tin báo, tố giác, kiến nghị được xử lý kịp thời, đúng quy định. Tăng cường tiến hành các biện pháp góp phần phịng ngừa oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm; công tác chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn, công tác thi hành án để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý các trường hợp vi phạm, nhất là các trường hợp có dấu hiệu của TPTN trong HĐTP.

Thời gian qua, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII về xây dựng và chỉnh đốn Đảng, các địa phương đã tích cực triển khai thực hiện và đạt được những kết quả nhất định, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy các tỉnh, thành phố đã tổ chức kiểm tra đối với các tổ chức Đảng và đảng viên, trong đó có các tổ chức Đảng và đảng viên thuộc các CQTP ở địa phương để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh các biểu hiện tham nhũng, tiêu cực phát sinh trong hoạt động cơng vụ nói chung.

Điển hình: Trong năm 2017, Đà Nẵng tiến hành kiểm tra đối với 04 tổ chức Đảng và 13 đảng viên. Bên cạnh đó, Ủy ban kiểm tra các quận ủy, huyện ủy, đảng ủy trực thuộc thành ủy và cấp ủy cơ sở đã tiến hành kiểm tra với 649 tổ chức Đảng và 3.690 đảng viên. Trong 02 năm 2016 - 2017, Ban nội chính Thành ủy Đà Nẵng tiến hành rà soát 8.856 cuộc thanh tra, kiểm tra

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phòng ngừa tình hình tội phạm tham nhũng trong hoạt động tư pháp ở việt nam hiện nay (Trang 95 - 114)