Nhận xét, đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phòng ngừa tình hình tội phạm tham nhũng trong hoạt động tư pháp ở việt nam hiện nay (Trang 114 - 177)

3.3.1. Ưu điểm

Nhận thức rõ hậu quả tác hại vơ cùng nghiêm trọng mà tình hình TPTN trong HĐTP gây ra cho xã hội, đồng thời nhằm thực hiện quyết tâm tiến hành công tác cải cách làm trong sạch và nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả của HĐTP, những năm qua, Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành, các cơ quan, đoàn thể và quần chúng nhân dân đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai hoạt động phịng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP ở nước ta.

Qua thực tiễn triển khai hoạt động phòng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP thấy có những ưu điểm sau:

- Nhận thức của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cấp Bộ, ngành, chính quyền địa phương, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể và quần chúng nhân dân về hoạt động đấu tranh PCTN nói chung và hoạt động phịng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP nói riêng đã ngày càng được nâng lên.

Trong suốt những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã thấy rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động PCTN nói chung và hoạt động phịng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP nói riêng; xác định rõ ràng đây là một trong những nguy cơ có thể dẫn đến sự tồn vong của chế độ. Vì vậy, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản trong đó thể hiện quan điểm, mục tiêu và định hướng các nội dung cơ bản trong lãnh đạo, chỉ đạo cơng tác PCTN nói chung và PCTN trong các lĩnh vực cụ thể nói riêng, trong đó bao gồm hoạt động phịng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP. Ủy ban Trung ương PCTN đã được thành lập đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị hoạt động ngày càng hiệu quả. Nhờ có sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời và quyết liệt nên các cấp Bộ, ngành, chính quyền địa phương, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể và quần chúng nhân dân cũng đã ngày càng nâng cao nhận thức của mình và nhiệt tình tham gia hoạt động phịng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP. Hiện nay, cơng tác đấu tranh PCTN nói chung đã tạo ra được một phong trào phát triển rất sâu rộng trong cả nước, nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các cấp, các ngành từ Trung ương đến cơ sở và đông đảo quần chúng nhân dân.

- Hoạt động phịng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP đã có những bước chuyển biến cả về chất và lượng; nội dung, hình thức ngày càng phong phú, đa dạng và hiệu quả hơn.

Đây là điều có thể thấy rõ trong thực tiễn triển khai hoạt động phịng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP những năm qua. Thể hiện qua các nội dung như: Hiện nay đã thiết lập được nhiều cơ chế, hình thức để các cơ quan, đồn thể và quần chúng nhân dân tham gia hoạt động phịng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP, phát hiện tố giác hành vi phạm tội tham nhũng trong HĐTP; tỷ lệ tin báo, tố giác về TPTN trong HĐTP khơng ngừng gia tăng, qua đó giúp các cơ quan chuyên trách như Cơ quan điều tra, VKSND, TAND, Cơ quan thi hành án chủ động hơn trong tổ chức triển khai các chương trình, kế hoạch, biện pháp phịng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP những năm qua; tỷ lệ phát hiện, điều tra, xử lý TPTN trong HĐTP của các cơ quan chức năng ngày

càng tăng, trong đó có nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng, xảy ra cách thời điểm phát hiện nhiều năm.

Điển hình như: Vụ Ngơ Thanh Phong, ngun Trưởng phịng Cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế và chức vụ - Công an tỉnh Tiền Giang và các đồng phạm bị phát hiện và truy tố về Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ về hành vi mang gần 30 tỷ đồng và 200.000USD tiền vật chứng của vụ án gửi ngân hàng lấy lãi chia nhau thay vì mở tài khoản tạm giữ tại kho bạc. Vụ việc này thời điểm xảy ra cách thời điểm phát hiện 10 năm (2000 - 2010). Đây là tín hiệu rất đáng mừng, bởi vì thơng qua kết quả này có tác dụng răn đe các đối tượng khác đã và đang có ý định thực hiện hành vi phạm tội tham nhũng trong HĐTP.

- Cơ quan điều tra, VKSND, TAND, các cấp cũng như các cơ quan hỗ trợ tư pháp khác như Cơ quan thi hành án, Cơ quan giám định… đã tích cực, chủ động làm tốt công tác bảo vệ nội bộ, triển khai các biện pháp phòng ngừa cán bộ thuộc ngành mình thực hiện hành vi tham nhũng trong HĐTP.

Việc tăng cường công tác bảo vệ nội bộ, phòng ngừa vi phạm của các cơ quan chức năng được thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú và đa dạng, như: Tăng cường công tác quản lý cán bộ; chỉ đạo điều hành xây dựng quy chế làm việc, quy chế hoạt động nghiệp vụ, thực hiện nghiêm chế độ thông tin báo cáo nghiệp vụ; đẩy mạnh cơng tác tun truyền, giáo dục phịng, chống TPTN trong HĐTP; yêu cầu kê khai tài sản và thu nhập; thường xuyên tiến hành cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho các cán bộ trực tiếp tham gia công tác giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động; kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi tham nhũng nảy sinh trong quá trình thụ lý, giải quyết các vụ việc của các cán bộ thuộc đơn vị mình. Ví dụ: Ngành Kiểm sát đã và đang phát động phong trào “Kỷ cương, kỷ luật, hướng về cơ sở” trong tồn ngành; ngành Cơng an đề ra khẩu hiệu hành động “Chủ động, kỷ cương, trách nhiệm, hiệu quả”… Bên cạnh đó, lãnh đạo các đơn vị, địa phương của ngành Công an, VKSND, TAND đã thường xuyên chỉ

đạo thực hiện công tác kiểm tra công vụ đối với cấp dưới để kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi tiêu cực.

- Cơ chế để quần chúng nhân dân cũng như các tổ chức đồn thể, cơ quan thơng tin đại chúng, các cơ chế bổ trợ tư pháp tham gia hoạt động PCTN nói chung và phịng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP nói riêng ngày càng đa dạng và được phát huy hơn.

Nếu như những năm trước, hoạt động tố tụng giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động dường như là hoạt động mang tính khép kín. Các cơ quan thơng tin đại chúng, tổ chức, đồn thể và cơng dân thường khơng nắm bắt được các tình tiết cần thiết và chưa có tâm lý quan tâm chú ý thì hiện nay với q trình tranh tụng diễn ra cơng khai, công bằng, sự tham gia của luật sư, người bào chữa ngày càng sâu rộng đã góp phần làm cho q trình giải quyết các vụ án, vụ việc được công khai, minh bạch, công bằng và dân chủ hơn. Điều đó một mặt góp phần ngăn ngừa phát sinh tiêu cực và nhũng nhiễu của các cán bộ được giao thẩm quyền xử lý các vụ việc, mặt khác góp phần kịp thời phát hiện, tố giác, ngăn chặn các hành vi tham nhũng phát sinh trong HĐTP.

- Cơ sở chính trị, pháp lý phục vụ triển khai hoạt động phịng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP đã được tăng cường và ngày càng hoàn thiện hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan có thẩm quyền, các tổ chức, ban ngành, đồn thể tham gia cơng tác này.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai hoạt động PCTN nói chung và hoạt động phịng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP nói riêng, Đảng ta đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo liên quan đến hoạt động này. Bên cạnh đó, các quy định của pháp luật về PCTN cũng đã được xây dựng, bổ sung, chỉnh lý theo hướng hoàn thiện hơn.

Điển hình như: Ban hành Luật PCTN năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2007 và 2012); ban hành Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) và chính thức có hiệu lực ngày 01/01/2018; Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 và Luật Tổ chức điều tra hình sự năm 2015... Bên cạnh đó, nhiều

văn bản quy phạm pháp luật khác về các vấn đề có liên quan đã được xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện góp phần PCTN nói chung và phịng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP nói riêng, điển hình như: Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, lãng phí; Chiến lược Quốc gia PCTN đến năm 2020 đã được phê duyệt ban hành kèm theo Nghị quyết số 21/NQ-CP, ngày 12/5/2009 của Chính phủ; đã phê chuẩn và tham gia công ước Liên Hợp quốc về PCTN (UNCAC) năm 2009; Nghị định số 68/2011/NĐ-CP, ngày 08/8/2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2007/NĐ-CP, ngày 09/3/2007 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập; Quyết định số 623/QĐ-TTg, ngày 14/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030…

- Hệ thống các cơ quan PCTN ở cả phương diện tổ chức Đảng và chính quyền đã được xây dựng, kiện toàn từ cấp Trung ương đến địa phương; được củng cố về cơ cấu nhân sự nên đã từng bước phát huy hiệu lực, hiệu quả trong quá trình hoạt động.

Các cơ quan này ra đời đã nhanh chóng triển khai thực hiện nhiệm vụ của mình, điều tra, xác minh làm rõ nhiều vụ án phạm tội tham nhũng trong HĐTP, tạo tiếng vang trong dư luận quần chúng nhân dân và đảm bảo kỷ cương của pháp luật. Điển hình là hoạt động của các cơ quan như: Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN trực thuộc Bộ Chính trị, trong đó chức vụ Trưởng ban hiện nay được giao trực tiếp cho đồng chí Tổng Bí thư nhằm đảm bảo tính độc lập của cơ quan chỉ đạo PCTN với các cơ quan hành chính nhà nước khác. Thành lập các đơn vị chuyên trách PCTN của các Bộ, ngành như: Cục Chống tham nhũng thuộc Thanh tra Chính phủ; Vụ Thực hành quyền cơng tố và kiểm sát điều tra án tham nhũng thuộc VKSND tối cao; Cục Điều tra - VKSND tối cao; Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng thuộc Bộ Công an (hiện nay đã được sáp nhập với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về

kinh tế và chức vụ). Việc thành lập các cơ quan nêu trên đã từng bước chun mơn hóa và tổ chức triển khai các biện pháp nghiệp vụ nhằm phòng ngừa, đấu tranh với TPTN nói chung và phịng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP nói riêng. Bên cạnh đó, nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức triển khai cơng tác phịng ngừa, đấu tranh với TPTN, giữa các cơ quan này đã ký kết các quy chế, kế hoạch phối hợp nhằm xây dựng và củng cố chặt chẽ quan hệ phối hợp trong các hoạt động cụ thể.

- Công tác thực hiện, áp dụng pháp luật trong phịng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP nói chung ngày càng phát huy hiệu quả.

Các cơ quan chuyên trách PCTN, nhất là các cơ quan thực hiện nhiệm vụ điều tra, xử lý các vụ án tham nhũng trong HĐTP (Cơ quan Điều tra, VKSND, TAND) đã quán triệt sâu sắc tinh thần lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong đấu tranh phịng, chống tội phạm nói chung và TPTN nói riêng; đã quyết tâm điều tra, xử lý nhiều vụ án về loại tội phạm này và được đơng đảo quần chúng nhân dân đồng tình ủng hộ. Cũng thông qua việc xử lý quyết liệt và triệt để các vụ án này đã góp phần răn đe, giáo dục chung với các đối tượng khác.

3.3.2. Những hạn chế, thiếu sót

Bên cạnh những kết quả đạt được trong triển khai hoạt động phịng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP thời gian qua, hoạt động này vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, thiếu sót sau đây:

- Cơ sở pháp lý phục vụ triển khai hoạt động PCTN nói chung và hoạt động phịng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP nói riêng tuy đã được xây dựng ban hành nhưng chưa đầy đủ, vẫn còn bộc lộ những hạn chế, thiếu sót; hiệu lực, hiệu quả trong thực tiễn chưa cao; chưa có các quy định riêng về phòng, chống TPTN trong HĐTP.

Trong suốt những năm qua, các cơ quan có thẩm quyền đã xây dựng và ban hành nhiều quy định pháp luật làm cơ sở và tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai hoạt động PCTN nói chung và hoạt động phịng ngừa tình hình

TPTN trong HĐTP nói riêng. Tuy nhiên, q trình triển khai trong thực tiễn cho thấy nhiều quy định cịn chưa tồn diện và cịn có những bất cập, khơng phát huy hiệu quả, điển hình như: Việc quy định về kê khai tài sản thu nhập hiện nay cịn mang tính hình thức, chỉ dừng lại ở việc lưu trữ trong hồ sơ cán bộ, bởi vì hiện nay chưa cơng khai các thơng tin liên quan; các quy định pháp luật về PCTN trong HĐTP vẫn cịn rất tản mạn, chưa có các quy định riêng và chuyên sâu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình áp dụng và thực thi pháp luật.

- Hiệu quả đạt được trong phịng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP chưa cao, chưa tương xứng với thực tiễn tình hình hoạt động của loại tội phạm này.

Qua thực tiễn triển khai hoạt động phòng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP ở nước ta những năm qua cho thấy loại tội phạm này có độ ẩn cao, các cơ quan chức năng khó phát hiện do đặc trưng riêng trong hoạt động của loại tội phạm này. Các vụ án phạm tội tham nhũng trong HĐTP được các cơ quan có thẩm quyền phát hiện, điều tra, xử lý thời gian qua tuy có tăng lên nhưng vẫn cịn rất hạn chế, chưa tương xứng với thực tiễn diễn biến tình hình loại tội phạm này cũng như thực tiễn diễn biến phức tạp và gia tăng của tình hình tội phạm nói chung và vi phạm pháp luật nói riêng. Trong khi đó, thực tế tỷ lệ các vụ khiếu kiện, tố cáo về các hành vi tham nhũng trong HĐTP vẫn ở mức cao; vẫn cịn xảy ra tình trạng các cơ quan tiến hành tố tụng bỏ lọt hành vi phạm tội và tội phạm; việc tuân thủ pháp luật của những người tiến hành tố tụng chưa thực sự nghiêm túc. Các hành vi tham nhũng như đưa hối lộ, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, lạm quyền trong khi thành cơng vụ vẫn xảy ra và diễn biến có lúc phức tạp, chưa được phát hiện kịp thời hoặc phát hiện được nhưng không được xử lý kịp thời.

- Sự tham gia của các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức và công dân ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương trong phịng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP chưa thực sự đơng đảo và tích cực, quyết liệt; sức mạnh của cả hệ

thống chính trị trong phịng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP chưa thực sự được phát huy.

Thực tiễn những năm qua cho thấy, hoạt động phịng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP vẫn chủ yếu do các cơ quan chuyên trách, chủ công như Cơ quan điều tra, VKSND, TAND tiến hành phòng ngừa trong nội bộ hoặc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình theo thẩm quyền. Ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa thực sự huy động được sự tham gia của các cấp, các ngành. Biểu hiện của sự hạn chế, thiếu sót đó là tỷ lệ các vụ án tham nhũng trong HĐTP do các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, quần chúng nhân dân phát hiện, tố giác trong thời gian qua nhìn chung rất thấp. Các vụ việc này vẫn chủ yếu được phát hiện thông qua các hoạt động của Cơ quan điều tra, VKSND, TAND.

- Hoạt động của các cơ quan, đơn vị chuyên trách PCTN của Trung ương, của cơ quan Công an, VKSND, TAND, cơ quan Thanh tra trong tổ chức triển khai hoạt động phịng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP tuy có cải thiện nhưng nhìn chung cịn hạn chế, chưa tương xứng với thực tiễn tình hình.

Điều này thể hiện ở cơng tác nắm tình hình về hoạt động của loại tội

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phòng ngừa tình hình tội phạm tham nhũng trong hoạt động tư pháp ở việt nam hiện nay (Trang 114 - 177)