4.1.2 Đặc điểm của hộ khảo sát
4.2.2 Hoạt động KTT Sở đầm phá Phú Mỹ
Bảng 5: Hoạt động KTTS của các hộ khảo sát trong vùng ao vây lưới xã Phú Mỹ
Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng Sản lượng (tạ) 2008 2009 2010 KTTS Hộ 7 86,7 79,4 70,4 Khai thác và NTTS Hộ 13 108,4 97,8 94,2 Lừ Cái 515 102 98,4 91,4 Lưới Tay 1060 93,1 78,7 75,2
(Nguồn: Khảo sát hộ, năm 2011)
Diện tích sử dụng cho hoạt động KTTS ở đầm phá Phú Mỹ không nhiều khoảng 15 ha. Hộ tham gia khai thác cũng khơng nhiều, với 10 hộ có nghề nghiệp chính là KTTS. Ngồi ra cũng có những hộ NTTS tham gia khai thác, hộ NTTS tham gia khai thác chủ yếu là những hộ có diện tích NTTS ít, nhân khẩu đơng, thu nhập từ NTTS không đáp ứng nhu cầu,…
Hoạt động khai thác chủ yếu hàng ngày của các hộ này diễn ra trên các đường thủy đạo.
Dựa vào số liệu thu thập được ở bảng 5 cho thấy sản lượng KTTS của hộ từ năm 2008 đến 2010 giảm dần, năm 2010 sản lượng KTTS trên toàn xã 70,4 tạ giảm 16,7 tạ so với năm 2008, và giảm 9 tạ so với năm 2009.
Đối với hộ vừa khai thác vừa NTTS năng suất cũng giảm dần, năm 2010 thu được tổng sản lượng 94,4 tạ, giảm 14,2 tạ so với năm 2008, giảm 3,6 tạ so với năm 2009.
So với năm 2008, hoạt động khai thác bằng lừ năm 2009 giảm 3,6 tạ, năm 2010 giảm 10,6 tạ. Về hoạt động khai thác bằng lưới năm 2009 giảm 14,4 tạ so với năm 2008, năm 2010 giảm 17,9 tạ.
Nhìn chung, cường lực khai thác qua các năm giảm mạnh. Nguyên nhân chủ yếu do trước đây khi chưa thành lập chi hội thì chưa có đơn vị quản lý nào được cấp quyền quản lý mặt nước một cách cụ thể, người dân nuôi trồng khai thác theo kiểu mạnh ai nấy làm, ai có khả năng khai thác được bao nhiêu thì khai thác, sáo giăng dày đặt, khai thác cả cá nhỏ, sử dụng ngư cụ tràn lan. Sử dụng ngư cụ mang tính chất hủy diệt: xung điện, cào lươn, ... Những hộ khai thác đều mong muốn khai thác được nhiều nhất, dẫn đến ngư cụ phát triển tăng nhanh về số lượng cũng như kích thước mắt lưới đặc biệt là nghề lừ phát triển rất nhanh.
Nghề lừ xếp là dạng ngư cụ bẫy, là ngư cụ cố định theo nguyên lý đánh bắt, nó là ngư cụ đánh bắt có tính chọn lọc theo ý nghĩa khoa học của từ này, nếu như các thông số ngư cụ chuẩn theo tiêu chuẩn chọn lọc. Tuy nhiên tính hủy diệt của nghề này khá cao do:
Cường lực khai thác quá mức tại hầu hết các khu vực đánh bắt truyền thống của đầm phá.
Năm 2005 ngư dân mua lừ về ban đầu lừ có chiều dài là 7m, có 24 cửa hom, mắt lưới thân lừ 2a = 18 mm, phần thân lưới nơi nhữ cá 2a = 18 mm, đụt nhữ cá 2a = 10 – 16 mm. Nhưng nay được người dân thay đổi cả chiều dài cheo lừ cho đến mắt lưới của áo lưới, chiều dài lừ 9 – 12 mét, có 28 – 30 cửa hom, áo lưới 2a = 12 – 16 mm, đụt nhữ cá có mắt lưới nhỏ hơn.
Khả năng đánh bắt của nghề lừ xếp được nhiều đối tượng tôm, cá, cùng với khả năng xếp gọn nhẹ, di chuyển nhiều ngư trường đánh bắt nên hiệu quả khai thác của nghề lừ cao dẫn đến làm giảm nguồn lợi thủy sản đầm phá.
Ngoài ra cào lươn cũng là ngư cụ có tính hủy diệt cao, cào lươn sử dụng ngư cụ không những bắt được các loại tơm, cua, cá lơn, nhỏ mà cịn làm hủy hoại cả các loại tảo, rong, rêu, ở tầng đáy. Tảo, rong, rêu là thức ăn chủ yếu của tôm, cá, là nơi ẩn nấp, sinh sản của tơm, cá.
Chính vì những lý do đó nên sản lượng KTTS ngày càng giảm do hệ thực vật tầng đáy bị phá hủy, sử dụng ngư cụ khai thác quá mức, chỉ biết khai thác khơng quan tâm đến bảo vệ.
Chưa có quy chế khai thác cụ thể và chủ thể thực hiện quản lý quy chế. Mâu thuẫn xung đột xảy ra thường xuyên trên đầm phá vì sự xâm chiếm mặt nước ni trồng và khai thác của nhau.
CHNC ra đời đã tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của người dân về việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tiến hành xây dựng và thực hiện các quy chế, quy định về sử dụng ngư cụ trong khai thác, cấm sử dụng ngư cụ mang tính chất hủy diệt, quy định về kích thức mắt lưới trong KTTS.
Trong thời gian gần đây người dân ngày càng nhận thức được tác động của việc sử dụng ngư cụ mang tính chất hủy diệt ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn lợi tài nguyên. Số lượng ngư cụ sử dụng trong KTTS cũng được giảm nên thực vật phù du và tảo, rong, rêu trong đầm phá đang dần dần hồi phục.