Đánh giá cải tiến cơ chế quản lý

Một phần của tài liệu đánh giá mô hình đql thủy sản trong vùng ao vây lưới xã phú mỹ, thừa thiên huế (Trang 47 - 55)

4.1.2 Đặc điểm của hộ khảo sát

4.3.2Đánh giá cải tiến cơ chế quản lý

Từ khi CHNC Phú Mỹ thành lập làm thay đổi phương thức quản lý so với trước khi thành lập chi hội. Mọi hoạt động nuôi trồng, KTTS phải được thực hiện theo nề nếp, có tổ chức, dựa trên những quy định, quy chế, điều lệ mà chi hồi cùng với người dân, chính quyền tiến hành xây dựng những quy chế phù hợp với điều kiện thực tế của cộng đồng trên cơ sở cụ thể hóa quy định do các cơ quan chức năng ban hành.

Người dân nhiệt tình hưởng ứng tham gia hoạt động trong chi hội, vì hầu như người dân ở đây điều nhận thức được lợi ích khi tham gia vào chi hội: Được vay vốn sản xuất, tính pháp lý, phổ biến kỹ thuật NTTS, có quy chế hoạt động rõ ràng làm giảm tranh chấp và tạo công bằng hơn trong sự dụng nguồn tài nguyên. Cải tiến quản lý đầm phá được thể hiện rõ hơn từ khi có hoạt động xây dựng ĐQL tài nguyên.

Dựa vào bảng 11 phỏng vấn người am hiểu, về thực hiện các hoạt động xây dựng ĐQL tài nguyên như kiện toàn tổ chức và phân công chức năng, quy hoạch phân vùng,…. Kết quả phần trăm hiện trạng thực hiện quản lý so với mong muốn thực tế của người dân. Và vai trò của chi hội như chủ trì – chủ chốt trong các hoạt động, cùng tham gia phối hợp thực hiện với các cơ quan tổ chức, hoặc chưa có vai trị gì trong việc thực hiện hoạt động ấy.

Bảng 11: Đánh giá các hoạt động quản lý NTTS tại Phú MỸ

Hoạt động xây dựng ĐQL tài nguyên Năm bắt đầu Thực trạng quản lý so với mong muốn (%) Vai trò của FA (Chi hội)

Phát triển hội viên 2005 91 1

Kiện tồn tổ chức và phân cơng chức

năng 2008 90 1

Tổ chức nhóm chuyên trách bảo vệ TN 2010 80 1 Quy hoạch phân vùng các tiểu vùng

khai thác 2007 75 2

Xây dựng quy chế về điều kiện tham gia

khai thác 2010 90 2

Xây dựng quy định về quy mô ngư cụ của hộ, kích thước mắt lưới, thời gian khai thác, xử lý vi phạm quy chế.

2010 90 1

Đề xuất phương án trao quyền khai thác

thủy 2010 90 1

Tổ chức tuần tra bảo vệ tài nguyên 2010 90 1

Sắp xếp lại nị sáo 2009 75 2

Thu phí bảo vệ tài nguyên 2009 70 2

Giải quyết tranh chấp về tài nguyên 2008 80 1

Mở rộng hệ thống thủy đạo 2007 90 2

Hỗ trợ cải tiến kỷ thuật và khuyến ngư 2005 70 2

(Nguồn: Phỏng vấn người am hiểu, 2011)

* Vai trị chi hội trong kết quả đó: (1) chủ trì-chủ chốt; (2) tham gia-phối hợp; (3) chưa có vai trị gì đáng kể.

* Phát triển chi hội

Chi hội nghề cá Phú Mỹ được thành lập ngày 12 tháng 12 năm 2005 theo quyết định thành lập số 07/QĐ ngày 5 tháng 8 năm 2005 của Hội nghề cá tỉnh Thừa Thiên Huế.

Hiện tại (2011) chi hội đã có 104 hội viên, hầu hết các hội viên là những hộ có tham gia vào hoạt động NTTS, các hộ khác (10 hộ) thuộc nhóm KTTS chưa tham gia vào chi hội vì hoạt động sử dụng tài nguyên đầm phá ở nơi đây chủ yếu là NTTS, các hộ khai thác di động kinh tế cịn khó khăn, khơng có diện tích khai thác trên đầm phá. Mong muốn trong thời gian sắp đến chi hội sẽ vận động 10 hộ còn lại tham gia vào chi hội. Như vậy tổng số hội viên trong chi hội đạt 114 người, hiện trạng so với mong muốn là 91%. CHNC đóng vai trị chủ chốt trong viện vân động người dân tham gi và phát triển hội viên.

* Kiện toàn tổ chức và phân vùng chức năng

Dựa vào bảng 11 cho ta thấy quá trình kiện tồn tổ chức và phân cơng chức năng được CHNC thực hiện năm 2008.

Hiện nay CHNC Phú Mỹ được phân thành 4 phân hội, sắp xếp theo vùng ni sinh kế, mỗi phân hội có diện tích tưng ứng với số hội viên như ở bảng 12.

Bảng 12: Số hội viên trong phân hội của CHNC Phú Mỹ xã Phú Mỹ Chi hội nghề cá Phú Mỹ Diện tích (ha ) Số hội viên Trình độ VH Số hộ Khá Số hộ TB Số hộ Nghèo Phân hội 1 18.1091 16 4/12 6 10 0 Phân hội 2 36.64 24 4/12 8 12 4 Phân hội 3 36.1980 30 4/12 2 28 0 Phân hội 4 68.2733 35 3/12 2 32 1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Số liệu thống kê của CHNC Phú Mỹ, 2010)

Ban đầu chưa có chi hội người dân nuôi trồng, khai thác thủy sản theo dạng mạnh ai náy làm, làm ăn không đạt hiệu quả, chưa có 1 tổ chức quản lý đại diện tư cách pháp nhân cho mình. Trước thực tiễn như vậy được sự giúp đỡ của các dự án nước ngoài ; Quản lý tài nguyên ven biển dựa vào cộng đồng, dự án của IMOLA,... Tỉnh hội nghề cá, UBND và nguyện vọng của một số ngư dân đã vận động các ngư dân khác tham gia để thành lập CHNC

Trước khi tiến hành thành lập chi hội, các hộ dân đều được phổ biến về quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên. Người dân có nhận thức rằng khi tham gia vào hội họ sẽ nhận được nhiều lợi ích như được tập huấn kỹ thuật

NTTS, vay vốn để sản xuất, được chi hội hỗ trợ con giống trong NTTS, bảo vệ các lồng nuôi và được phân chia diện tích mặt nước trong KTTS…

Phần lớn người dân tự nguyện tham gia bằng cách viết đơn xin vào chi hội nghề cá có xác nhận của chính quyền xã về tư cách sử dụng quyền lợi. Được sự hỗ trợ giúp đỡ của các dự nước ngoài nên bước này được thực hiện nhanh chóng, có cán bộ kỹ thuật về cơ sở vận động.

Ban đầu bầu ban chấp hành lầm thời, sau khi hoàn thành thử tục pháp lý được phép sử dụng của Sở Công An, Cơng bố trước tồn xã về quyết định thành lập chi hội trước sự chứng kiến của tỉnh Hội nghề cá, các cơ quan quản lý Thủy Sản, đại diện chính quyền các xã lân cận, UBND và các đơn vị ban ngành ở địa phương: Đảng ủy, hội nông dân, mặt trận, hội thanh niên, hội cựu chiến binh,... Trong thời gian 6 tháng đến 1 năm sau đó, chi hội nghề cá tổ chức đại hội để bầu chính thức các thành viên lãnh đạo của mình một cách dân chủ.

* Sơ đồ 2: Tổ chức chi hội nghề cá Phú Mỹ

Từ khi chi hội thành lập đã mang lại những thay đổi tích cực trong đời sống, hoạt động tạo thu nhập và kỷ thuật NTTS của người dân.

BCH chi hội nghề cá Phú Mỹ ( Chủ tịch, phó chủ tịch, thư ký, ủy viên)

Phân hội Hội viên Hội viên Phân hội Phân hội Hội viên Hội viên Phân hội

Hôp 3:

Theo anh Đồn trưởng thơn Định Cư: Từ khi có chi hội mọi hoạt động nuôi trồng, khai thác của ngừi dân điều đi vào nề nếp, tăng tính đồn kết giữa các hộ dân. Đêm nào cũng có đội tuần tra, bảo vệ nên trộm cắp giảm hẳn. Người dân có ý thức bảo vệ mơi trường và nguồn lợi thủy sản hơn. Kỹ thuật nuôi trồng của nười dân cũng được nâng cao nhờ các đọt tập huấn kỹ thuật. Người dân có nhiều quyền lợi hơn: Vay vốn, được trao quyền sử dụng mặt nước,....

Nguồn: Phỏng vấn trưởng thôn Định Cư, 2011)

CHNC là tổ chức đại diện quyền lợi và tính pháp lý cho ngư dân, hoạt động dựa trên những điều lệ và quy chế của chi hội đã được phê diệt thông qua các tổ chức chính quyền các cấp và các cơ quan, ban ngành liên quan, đồng thời chi hội là nơi truyền đạt thơng tin, quyết định cần thiết của chính quyền, là tổ chức chia sẽ trách nhiệm quản lý với chính quyền, là nơi đại diện tiếng nói của người dân hoạt động trong lĩnh vực ngư nghiệp lên cơ quan các cấp chính quyền cũng như các tổ chức. Chi hội tiến hành giải quyết những bất cập và khó khăn của ngư dân: Cùng tham gia vào q trình quy hoạch vùng ni, quy hoạch đường thủy đạo và sắp xếp ngư cụ giúp cho dịng nước chảy thơng thống hơn, môi trường trong sạch hơn và giao thông đi lại dễ dàng hơn.

Hiện trạng kiện tồn cơ cấu tổ chức và phân cơng chức năng hiện nay đạt 90% so vơi mong muốn của người dân.

Chi hội đóng vai trị chủ chốt trong việc kiện tồn cơ cấu tổ chức và phân cơng chức năng trong từng phân hội.

* Tổ chức nhóm chuyên trách bảo vệ TN

CHNC Phú Mỹ kết hợp với công an xã thành lập một nhóm chuyên trách bảo vệ tài nguyên đầm phá vào năm 2010, nhóm có 10 người trong đó có 8 hội viên chi hội, và 2 cơng an xã. Việc thành lập nhóm bảo vệ tài nguyên so với mong muốn thực tế của người dân là 80% và chi hội đóng vai trị chủ trì trong việc thành lập cũng như tổ chức tuần tra bảo vệ.

Chi hội cùng với người dân, chính quyền các cấp và các cơ quan tổ chức liên quan tiến hành phân vùng quy hoạch trên đầm phá Phú Mỹ vào năm 2007. Gồm: Vùng ni sinh kế có 4 phân hội của chi hội, thủy đạo nội vùng, vùng trống chức năng ven bờ.

Mở rộng hệ thống thủy đạo, được tiến hành năm 2007. Mỏ rộng, giải tỏa các ngư cụ làm chắn lưu thông nhằm bảo vệ hành lang đường thủy, ngăn chặn các hành động vi phạm.

Quy hoạch 4 phân hội của chi hội được bắt đầu từ năm 2008, cho đến năm 2010 quy hoạch được 3 phân hội còn phân hội 4 chưa quy hoạch. Định hướng sẽ tiến hành quy hoạch phân hội 4 trong năm 2011.

Nhìn vào bảng 11 ta thấy hiện trạng quy hoạch so với mong muốn là 75%, chi hội đóng vai trị phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan cùng tham gia thực hiện quy hoạch.

* Xây dựng quy chế về điều kiện tham gia khai thác

Được tiến hành và đưa vào ứng dụng năm 2010, Các điều kiện sẽ được bổ sung nếu cần thiết, thông qua các kỳ Đại Hội chi hội.

Hộ khai thác di động được đăng ký 2 nghề cùng lúc. Hộ trong xã đăng ký tối đa là 50 chiếc lừ và 20 tay lưới/hộ. Hộ ngoài xã đăng ký tối đa 20 chiếc lừ và 5 tay lưới/hộ.

Trường hợp hộ nuôi sinh kế tham gia khai thác di động, đối với hộ có diện tích ao ni trên 1ha chỉ được đăng ký tối đa 15 chiếc lừ và 4 tay lưới/hộ, các hộ có diện tích từ 1ha trở xuống chỉ được đăng ký khai thác tối đa 20 chiếc lừ và 10 tay lưới/hộ.

Hiện trạng quản lý dựa trên quy chế về điều kiện khai thác so với mong muốn là 90 %.

Chi hội cùng với UBND xã cùng tham gia xây dựng quy chế và giám sát thực hiện.

* Xây dựng quy định về quy mơ ngư cụ của hộ, kích thước mắt lưới, thời gian khai thác, xử lý vi phạm quy chế

Các quy chế được tiến hành xây dựng cùng với sự đóng góp ý kiến của người dân, và được đưa vào ứng năm 2010. Các quy chế quy định về quy mô ngư cụ được sử dụng trong đối với từng nhóm hộ ( NTTS, KTTS, vừa ni (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trồng vừa khai thác di động), quy định kích thước mắt lưới cho các loại ngư cụ, thời gian tham gia khai thác, quy định về đăng ký và nộp phí bảo vệ tài nguyên, và quy định xử lý vi phạm quy chế.

Kích thước mắt lưới 2a =18 mm trở lên.

Mọi hoạt động NTTS, KTTS tài nguyên đầm phá của người dân điều dựa trên các quy chế đã được xây dựng.

Nhìn vào bảng 11 ta thấy thực trạng quản lý dưa trên quy chế so với mong muốn đạt 90 %.

Chi hội chủ trì trong vệc quản lý, áp dụng các quy chế này vao trong hoạt động sử dụng tài nguyên của người dân. Hình thức sử phạt vi phạm trong KTTS: Lần đầu tiên vi phạm cảnh cáo, lần 2 phạt 50 ngàn, lần 3 tịch thu ngư cụ.

* Đề xuất phương án trao quyền khai thác thủy

Được thực hiện vào năm 2010, hiện trạng thực hiện so với mong muốn là 90 %, chi hội cùng với UBND xã, UBND huyện, phịng Nơng Nghiệp và Phát Triển Nơng Thơn, Phịng Tài Ngun Và Mơi Trường cùng tham gia thực hiện.

* Tổ chức tuần tra bảo vệ tài nguyên

Tổ chức tuần tra bảo vệ thực hiện vào năm 2010, nhằm bảo đảm cho người dân khai thác và sử dụng nguồn lợi tài nguyên hợp lý nhất, hạn chế trộm cắp, người dân yên tâm sản xuất.

Thực trạng thực hiện tuần tra bảo vệ đạt 90 % so với mong muốn của người dân.

Chi hội đóng vai trị chủ trì trong việc tổ chức, phân công trách nhiệm bảo vệ tài nguyên cho các hội viên.

* Sắp xếp lại nò sáo

Thực hiện năm 2009, đến nay đã tiến hành sắp xếp được 3 phân hội, còn một phân hội sẽ sắp xếp vào cuối năm 2011. Sắp xếp nị sáo giúp mơi trường thơng thống, giao thơng đi lại dễ dàng, sử dụng ngư cụ hợp lý hơn.

Hiện trạng sắp xếp đạt 75 % so với mong muốn của người dân. Trong sắp xếp nị sáo chi hội đóng vai trị tham gia. Chi hội cùng phối hợp thực hiện với UBND xã.

Phí bảo vệ nguồn lợi được đóng hàng năm, nhằm năng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên đầm phá. Quy định về phí bảo vệ nguồn lợi thủy sản sẽ được chi hội và UBND xã xem xét điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện chung của hội viên. Bắt đầu thực hiện thu phí vào năm 2009, thực trạng thu phí bảo vệ tài nguyen so với mong muốn của người dân là 70 %, chi hội đóng vai trị tham gia trong việc thu phí, chi hội tiến hành nhắc nhở, đóc thwucs người dân nộp phí đúng hạn.

* Giải quyết tranh chấp về tài nguyên

Chi hội giải quyết những xung đột, mâu thuẫn giữa các hộ, khi nao má chi hội khơng giải quyết được thì chi hội sẽ nhờ xã giải quyết. Giải quyết tranh chấp được băt đầu thực hiện vào năm 2008, hiện trạng thực hiện đạt 70% so với mong muốn của người dân. Chi hội đóng vai trị chủ trì chủ trì giải quyết tranh chấp.

* Mở rộng hệ thống thủy đạo

Được thực hiện vào năm 2007, mở rộng thủy đảo gúp cho môi trường, dịng chảy thơng thống hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ khai thác di động có diện tích khai thác, hộ NTTS diện tích bị mất khi có đường thủy đi ngang qua.

Hiện trạng thực hiện mở rộng hệ thống thủy đạo so với mong muốn của người dân là 90 %.

Chi hội cùng tham gia thực hiện với UBND xã, phịng Nơng Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, phịng Tài Ngun mơi trường huyện Phú Vang. Chi hội tổ chức vận động, tuyên truyền, phổ biến cho hội viên về lợi ít của việc mở rộng thủy đạo. Tổ chức thảo luận đưa ra hướng giải quyết cho nhũng trường hợp hộ bị mất diện tích khi có đường thủy đạo đi qua. Hội viên cùng đồng tình với chi hội tiến hành chia điều diện tích bị mất cho tất cả các hội viên của phân hội, phân hội mất diện tích bao nhiêu thì chia điều cho hội viên bấy nhiêu để đảm bảo tính cơng bằng.

* Hỗ trợ cải tiến kỷ thuật và khuyến ngư

Thực hiện năm 2005, trươc đây khi chưa có chi hội người dân NTTS tự phát, mạnh ai náy làm, người dân không nắm bắt được kỹ thuật nuôi, nên nuôi tràng lan dẫn đến ô nhiễm môi trường đầm phá, sản lương NTTS ngày còn

thấp. Từ khi thành lập chi hội, hàng năm chi hội có tổ chức tham quan các mơ hình NTTS đạt hiểu quả ở các huyện, xã lân cận, ngồi ra hàng năm cịn tổ chức 2 đợt tập huấn kỹ thuật cho người dân, nâng cao năng lực cho người dân.

Ngồi ra thơng qua các kỳ đại hội các hội viên trao đổi, hoạc hỏi kinh nghiệm NTTS lẫn nhau nên kỹ thuật NTTS của người dân được nang cao.

Hiện trạng so với mong muốn của người dân là 70 %, chi hội đóng vai trị cùng tham gia thực hiện với cán bộ kỹ thuật và cán bộ khuyến ngư xã.

Một phần của tài liệu đánh giá mô hình đql thủy sản trong vùng ao vây lưới xã phú mỹ, thừa thiên huế (Trang 47 - 55)