Đánh giá kết quả ĐQL đối với sản xuất thủy sản và tài nguyên môi trường

Một phần của tài liệu đánh giá mô hình đql thủy sản trong vùng ao vây lưới xã phú mỹ, thừa thiên huế (Trang 55)

trường

4.4.1 Kết quả NTTS qua các năm

Hoạt động NTTS của người dân có phần ổn định, ít biện động hơn đặt biệt là sau năm 2000, các hộ dân chuyển đổi từ nuôi chuyên tôm sang nuôi xen ghép. Chuyển đổi mạnh mẽ nhất từ khi chi hội được thành lập.

Nuôi xen ghép lợi nhuận không cao như ni tơm độc canh nhưng có tính bền vũng, ni tơm độc canh có tính rủi ro cao. Khi ni tơm bị dịch bệnh đối với hộ ni chun tơm thì có thể mắt trắng, nhưng đối với những hộ ni xen ghép thì chết tơm cịn cá, cua, chết ca thì cịn tơm và cua,… nên một phần nào đó hạn chế rủi ro cho người dân.

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2008 2009 2010 Diện tích ao vây Ha 159,2 159,2 159,2 Diện tích ao ni tơm bốt Ha 0,5 0,5 0,5 Số hộ nuôi xen ghép Hộ 104 104 104 Số hộ nuôi tôm bốt Hộ 3 3 3 Số hộ ni có lãi Hộ 101 98 99

(Nguồn: Số liệu phỏng vấn người am hiểu, 2011)

Nhìn vào bảng 13 ta thấy, hoạt động NTTS của người dân thôn định cư chủ yếu là ni xen ghép có 104 hộ, chiêm 91 % hộ tham gia sử dụng tài nguyên đầm phá Phú Mỹ, với diện tích 159,2 ha. Hoạt động ni tơm bốt là hoạt động mới, nên hộ tham gia ni ít có 3 hộ tham gia ni, tổng diện tích ni 0,5 ha.

Từ năm 2008 đến 2010 số hộ NTTS có lãi giảm, năm 2009 so với năm 2008 hộ ni có lãi giảm 3 hộ, năm 2010 so với năm 2008 giảm đi 2 hộ. Nguyên nhân chủ yếu do môi trường nguồn nước bị ô nhiễm từ trước đây do cách thức nuôi không đúng, nuôi theo kiểu mạnh ai náy làm, người dân nhận thức kếm về việc bảo vệ môi trường đầm phá. Dẫn đến dịch bệnh, một số hộ có diện tích NTTS nằm gần đường nước thải, thải ra trong sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp thải ra từ cống Long.

Trong thời gian gần đây mơi trường dịng chảy, cũng như môi trường nguồn nước có phần cải thiện nhờ q trình quy hoạch phân vùng nuôi, sắp xếp ngư cu, ban hành và thực hiện quy chế khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Chi hội cùng với người dân nơi đây đang tiến hành khắc phục dần hậu quả ô nhiễm môi trường do trước đây nuôi không đúng cách.

Bảng 14: So sánh kết quả NTTS đối với nhóm hộ NTTS và nhóm hộ vừa ni trồng vừa KTTS năm 2010.

Chỉ tiêu Đơn vị tính NTTS Ni trồng,

KTTS Diện tích/ hộ Ha 2,2 0,5 Sản lượng / hộ Kg 916 500 Tổng chi/ hộ Triệu đồng 31,1 12,1 Tổng thu/ hộ Triệu đồng 68,2 37,3 Thu nhập/ hộ Triệu đồng 37,1 25,2 (Nguồn: Khảo sát hộ, 2011)

Hộ vừa ni trồng vừa khai thác có diện tích ni trồng ít, thường có diện tích dưới 1ha, thu nhập từ hoạt động NTTS của hộ thường không đáp ứng được nhu cầu của hộ. Để tăng thu nhập cho hộ, hộ tiến hành vừa NTTS trong ao vây, vừa khai thác thủy sản trên dường thủy đạo nội vùng. KTTS phụ thuộc vào nguồn lợi tự nhiên, có khi khai thác được nhiều, có khi khai thác được ít.

Hoạt động sử dụng tài nguyên đầm phá của người dân xã Phú Mỹ chủ yếu là NTTS, ni theo dạng ao vây. Hộ NTTS có diện tích NTTS lớn, trung bình 2,2 ha thuận tiện cho việc phát triển NTTS, thuận tiện cho việc theo dõi, ứng dụng các kỹ thuật vào ni trồng. Cịn những hộ vừa nuôi trồng vừa khai thác, cùng một lúc làm cả hai việc nên thời gian đầu tư cho việc NTTS thấp, diện tích lại ít, dẫn đến sản lượng NTTS của các nhóm hộ này ít hơn so với những hộ NTTS.

Vì diện tích ni trồng ít kết hợp với KTTS nên việt đầu tư về con giống của hộ ni trồng, KTTS cũng ít hơn. Hộ thường bắt những tơm, cá, cua nhỏ có giá trị thả vào ao ni nên cũng giảm một phần chi phí đầu tư ban đầu. Theo số liệu khảo sát hộ bình qn hộ NTTS đầu tư chi phí ban đầu là 31,1 triệu đồng, hộ vừa nuôi trồng vừa khai thác đầu tư 12,1 triệu trong đó bao gồm cả chi phí đầu tư con giống, thức ăn trong phục vụ cho nuôi trồng và ngư cụ vừa khai thác trong ao vây, vừa khai thác trong đường thủy đạo.

Dựa vào bảng 14 ta thấy sản lượng bình quân NTTS của các hộ NTTS cao hơn 416 kg so với sản lượng cộng lại từ hoạt động nuôi trồng và KTTS của hộ nuôi trồng, KTTS. Sản lượng cao hơn nên thu nhập của nhưng hộ NTTS cũng cao hơn nhiều so với hộ ni trồng, KTTS.

Nhìn chung thu nhập của các hộ NTTS cao hơn so với thu nhập của các hộ vừa nuôi trồng vừa khai thác.

4.4.2 Bảo vệ sản xuất và giải quyết mâu thuẩn

CHNC Phú Mỹ sau khi được trao quyền sử dụng mặt nước, chi hội tiến hành giao quyền khai thác sử dụng tài nguyên cho hội viên. Đồng thời chi hội còn tiến hành giám sát, tổ chức tuần tra, bảo vệ quyền lợi cho hội viên.

Việc tuần tra trên đầm phá ở các tiểu vùng sẽ được thực hiện bởi đội tuần tra của chi hội và các nhóm của các phân hội.

Chi hội tổ chức quản lý khai thác và nuôi trồng theo từng khu vực mặt nước của các phân hội, đã thành lập 4 tổ tự quản (phân hội) để dể quản lý và tuần tra bảo vệ ngư trường. Một đêm mỗi phân hội cử ra 2 người, các hội viên trong phân hội thay phiên nhau, đêm nào cũng có 8 hội viên tham gia bảo vệ ngư trường. Nhằm đảm bảo quyền lợi cho hội viên và tài nguyên, hội viên yên tâm NTTS không sợ bị trộm cắp, xiết điện hay sung điện.

Khi phát hiện những vi phạm chi hội sẽ đề nghị UBND xã xử phạt hành chính theo qui định. Những trường hợp vi phạm nội qui, qui chế của chi hội thì sẽ bị Chi hội xử lý theo qui chế của chi hội.

Ngồi ra chi hội cịn tiến hành hòa giải, giải quyết các mâu thuẫn của các hộ dân từ hoạt động sản xuất, sử dụng nguồn lợi tài nguyên.

Các hộ khai thác di động khi xâm phạm những nội qui của khu vực nuôi sinh kế, khi các chủ hộ khiếu nại sẽ bị xử lý theo qui định. Chi hội trước hết vận động nhắc nhở, khi tiếp tục vi phạm sẽ lập biên bản và xử lý theo qui định của chi hội.

Những trường hợp khai thác sử dụng những ngư cụ hủy diệt bị cấm chi hội lập biên bản và đề nghị UBND xã xem xét xử phạt hành chính theo qui định của nhà nước ban hành. Những trường hợp vi phạm nội qui, qui chế do chi hội đặt ra mà các thành viên đã cam kết, hay được thông báo khi đăng ký nghề nghiệp sẽ bị Chi hội xử lý theo qui chế của chi hội.

4.4.3 Kết quả thực hiện ĐQL đối với tài nguyên môi trường

Trong những năm trở lại đây chất lượng tài nguyên môi trường đầm phá suy giảm nghiêm trong, suy giảm cả chất lượng lẫn số lượng. Đặc biệt từ năm 2003 trở lại đây. Nguyên nhân chủ yếu do ô nhiễm môi trường đầm phá, đặc biệt từ khi có Hồ Trùi (1992) cung cấp nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

Mang theo nước thải trong sản xuất nông nghiệp (bao gồm cả thuốc bảo vệ thực vât) và nước thải trong sinh hoạt hàng ngày của người dân qua cống Long thải ra phá gây ô nhiễm nguồn nước, thức ăn trong NTTS cũng gây ô nhiễm nguồn nước, dịch bệnh.

Trước đây khi chưa có quy hoạch, sắp xếp ngư cụ các hộ vây lưới dầy đặt. Nước khơng có lối thốt, mơi trường dịng chảy khơng thơn thống nên mỗi khi có dịch bệnh xảy ra ở một hộ nào đó, dần dần các hộ khác cũng bị lây lan đồng thời dịch bệnh kéo dài từ mùa vụ này sang mùa vụ khác do dịng nước chảy khơng thơng thoáng.

Sản lượng khai thác tự nhiên giảm dần nguyên nhân chủ yếu do môi trường nước bị ô nhiễm, người dân sử dụng các ngư cụ khai thác như cào lương, dã cào, đã làm cho rong, riêu trên đầm phá giảm dần, rong là nơi trú ẩn, là nguồn thức ăn tự của tơm cá tự nhiên. Ngồi ra cịn sử dụng các ngư cụ mang tính hủy diệt như xung điện, xiết điện,…

Từ khi chi hội thành lập (năm 2005) đến nay, đặc biệt từ khi có mơ hình ĐQL tài ngun thủy sản (2009) tại xã Phú Mỹ. Chi hội phổ biến, nâng cao nhận thức cho người dân về tác động của việc sử dụng ngư cụ quá mức ảnh hưởng mạnh đến nguồn lợi tài nguyên đầm phá. Đồng thời tăng cường kiểm soát các hoạt động khai thác trái phép, sắp xếp lại nị sao, kiểm sốt số lượng ngư cụ, không sử dụng thức ăn hữu cơ và thức ăn công nghiệp nhiều, tổ chức thu gom và xử lý rác thải nên mơi trường có chiều hướng thay đổi tích cực. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quy hoạch đường thủy đạo và sắp xếp ngư cụ giúp giao thông đi lại dễ dàng hơn, dịng nước chảy thơng thống hơn. Tạo điều kiện cho các hộ khai thác di động có nơi khai thác, đồng thời phải đảm bảo sử dụng số lượng ngư cụ và kích thước mắt lưới đúng theo quy định.

NTTS cũng có chiều hướng thay đổi tích cực có xu hướng tăng dần về chất lượng lẫn số lượng. Rong, riêu, tảo nước mặn cũng bắt đầu mọc trở lại, đặc biệt từ năm 2009 trở lại đây.

4.5 Thay đổi về sinh kế và thu nhập của hộ

Bảng 15: Hoạt động tạo thu nhập của các hộ khảo sát Các hoạt động Hộ khảo sát Thu nhập (tr.đ/hộ/năm)

2008 2009 2010

NTTS 40 69,7 65,9 68,2

NTKTTS 13 60,6 56,5 57,8

KTTS 7 32,3 29,9 26,3

(Nguôn: Khảo sát hộ, 2011)

Hoạt động sinh kế tạo thu nhập của các hộ dân đầm phá Phú Mỹ chủ yếu là nuôi trồng và KTTS.

Qua số liệu bảng 15 cho ta thấy:

Thu nhập của các hộ NTTS qua các năm đang có chiều hướng cải thiện, thu nhập từ 65,9 đến 69,7 triệu, năm 2008 thu nhập trung bình cảu 40 họ khảo sát là 69,7 triệu, năm 2009 giảm 3.8 triệu so với năm 2008. Riêng năm 2010 thu được 68,2 triệu, giảm 1,5 triệu so với năm 2008, đồng thời tăng 2,3 triệu so với năm 2009.

Đối với hộ vừa nuôi trồng, vừa KTTS thu nhập của hộ gồm cả hai hoạt động nuôi trồng và KTTS, thu nhập qua các năm có sự chênh lệch. Năm 2008 thu nhập cao nhất là 60,6 triệu, năm 2009 giảm 4,1 triệu so với năm 2008, năm 2010 giảm 2,8 triệu so với năm 2008 nhưng tăng 1,3 triệu so với năm 2009.

Thu nhập từ hoạt động KTTS của các hộ dân qua các năm đang có su hướng giảm dần, năm 2008 thu nhâp trung bình của 1 hộ KTTS là 32,3 triệu, năm 2009 giảm 2,1 triệu so với năm 2008, 2010 giảm 6 triệu.

Do trước đây người dân khơng có ý thức sử dụng, bảo vệ nguồn lợi thủy sản hợp lý. Trước thực trạng như vây qua quá trình vận động, áp dụng qui chế bảo vệ và sử dụng nguồn lợi đầm phá, kích thước mắt lưới, người dân dần dần có ý thức bảo vệ nguồn lợi, hạn chế sử dụng ngư cụ mang tính hủy diệt, tổ

chức buổi làm vệ sinh môi trường đầm phá,…. Nguồn lợi thủy sản đầm phá đang dần dần hồi phục, rong cũng đang bắt đầu sinh sơi nảy nở, các lồi thủy sinh cũng đang dần phát triển, hứa hẹn một tương lai không xa nguồn lợi KTTS sẽ được cải thiện.

Lợi nhuận sản xuất của người dân mang tính ổn định hơn, Trước đây một số hộ ni chun tơm có năm thu lai lợi nhuận cao, có năm cũng mất trắng, tính chất rủi ro cao do dễ bị dịch bệnh, từ khi chuyển đổi sang nuôi xen ghép thu nhập của người dân ổn định hơn, môi trường cũng được cải thiện hơn so với nuôi độc canh tôm.

Trước đây những hộ muốn có giống ni phải vào tận Nha Trang hoặc Đà Nẵng để mua tôm giông nhưng trong thời gian 5 năm trở lại đây một số hộ đại diện vào trong Nha Trang mua giống rồi về nuôi bán lại nên người dân cũng đỡ một phần chi phí đi lại. Giống cua cũng được thay thế bằng giống cua địa phương (cua rùi), người dân nhận giống bằng cách tự nuôi cho cua đẻ, nên cũng đỡ phần chi phí đầu tư ban đầu.

Nhìn chung thu nhập của các hộ NTTS, vừa nuôi trồng vừa KTTS năm 2008 cao so với năm 2009, 2010, riêng năm 2010 thu nhập có phần cải thiện hơn so với năm 2009. Thu nhập từ hoạt động KTTS qua các năm giảm dần từ 1,3 đến 4,1 triệu.

Từ khi có mơ hình ĐQL sinh kế của người dân có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực:

+ Về tự nhiên: Đầm phá Phú Mỹ được trao quyền khai thác, sử dụng. Quy hoạch mở rộng đường thủy đạo, sắp xếp nò sáo. Tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ NTTS và KTTS sử dụng và KTTS một cách hiệu quả và hợp lý nhất.

+ Về con người: Nhận thức và năng lực của người dân ngày còn được nâng cao thông qua các lớp tập huấn nâng cao năng lực, tập huấn kỹ thuật, thông qua các buổi sinh hoạt cộng đồng, đại hội chi hội nghề cá 3 tháng tổ chức 1 lần, tổ chức tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho người dân về cách phòng chống dịch bệnh, tác động tiêu cực của việc sử dụng ngư cụ mang tích chất hủy diệt đến nguồn lợi thủy sản tài nguyên.

+ Về tài chính: Các hoạt động tạo thu nhập của người dân cũng có nhiều thay đổi một hộ ngồi việc đánh bắt, NTTS cịn tạo thêm thu nhập của mình

bằng cách thu gom sản phẩm đáng bắt hàng ngày của các hộ xung quanh đêm ra chợ đầu mối bán để giảm chi phí cho thương lái, đồng thời tăng thêm thu nhập, tránh trình trạng bị ếp giá. Ngồi ra nhiều hộ gia đình có nguồn thu nhập từ con cái gửi về (đi xa làm ăn, xuất khẩu lao động, tiền người thân từ nước ngồi gửi về,…). Thay vì cả nhà sống dựa vào nguồn tài nguyên sẵn có như trước đây thì một số thành viên trong gia đình của hộ: Vợ, con,... đi làm ăn nhiều nơi để tăng thêm thu nhập.

Đồng thời thông qua các lớp tập huấn kỹ thuật, nâng cao năng lực. Người dân NTTS và KTTS đang từng bước khắc phục những hậu quả để lai do khai thác, sử dụng tài nguyên quá mức, đồng thời đang dần tăng thu nhập cho người dân.

Trong thời gian tới các hội viên trong chi hội thông qua CHNC có thể được ngân hàng cho vây vốn.

+ Về xã hội: Các hoạt động mang tính cộng đồng ngày cịn nhiều, tăng tính đồn kết nhất là từ khi có chi hội nghề cá ra đời, đặc biệt hơn khi mơ hình ĐQL được thực hiện ở đây. Chi hội nghề cá tổ chức các kỳ đại hội để người dân có dịp học hỏi, chia sẽ kinh nghiệm, lẫn nhau. Tổ chức các buổi sinh hoạt, hoạt động tập thể: Thu gom rác trên đầm phá, tham gia các trị chơi (đá bóng, văn nghệ,…). Ngồi ra chi hội cịn có tổ chức tuần tra bảo vệ thường xuyên giúp bà con yên tâm hoạt động nuôi trồng, KTTS.

+ Về vật chất: Đa phần các hộ dân ở đây có nhà cửa bán biên cố với sơ lượng chiếm 63,3%, nhà kiên cố chiếm 30%, nhà tạm chiếm 6,7%.

Bảng 16: Thông tin về loại nhà ở của các hộ khảo sát

Loại nhà Số lượng Giá trị trung bình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Triệu đồng)

Kiên cố 18 166,9

Bán kiên cố 38 66,7

Nhà tạm 4 22,5

Hầu hết các hộ dân ở đây được nhà nước hỗ trợ xây nhà, dự kiến trong thời gian tới các hộ nhà tạm còn lại cũng được UBND xã xin kinh phí để hỗ trợ cho hộ xây nhà.

Ngồi ra, đa phần các hộ dân ở đây điều có phương tiện đi lại (xe gắn máy), chỉ có một số hộ neo đơn không biết sử dụng phương tiện nên mới khơng có (như hộ Hồ Thị Ly).

Bảng 17: Số lượng nhà cửa và ngư cụ sử dụng trong hoạt động nuôi trồng và KTTS của 60 hộ khảo sát

Một phần của tài liệu đánh giá mô hình đql thủy sản trong vùng ao vây lưới xã phú mỹ, thừa thiên huế (Trang 55)