Các chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản theo phương pháp nissen (Trang 34 - 37)

Các chỉ tiêu của nhóm nghiên cứu hồi cứu được ghi chép từ các hồ sơ bệnh án đầy đủ. Các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu tiến cứu đều được khám, làm hồ sơ trước mổ, làm các xét nghiệm và thăm dò chẩn đoán, được phẫu thuật, kiểm tra theo dõi gần trong quá trình nằm viện, kiểm tra theo dõi xa sau 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm theo mẫu nghiên cứu thống nhất với các chỉ tiêu nghiên cứu sau:

2 ) 1 ( 2 2 / 1 d p p Z n = − −α

2.2.3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu

- Họ tên, tuổi, giới, nghề nghiệp, nơi sinh sống.

- Tiền sử gia đình và bản thân liên quan đến bệnh lý TNDD-TQ và ảnh hưởng đến cuộc mổ nội soi (phẫu thuật bụng cũ, bệnh mãn tính THA, bệnh béo phì…).

- Thói quen sinh hoạt (các yếu tố nguy cơ): sử dụng rượu, thuốc lá, cà phê…

- Thời gian xuất hiện triệu chứng đầu tiên. - Thời gian điều trị nội khoa.

2.2.3.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trước mổ

a. Các triệu chứng cơ năng điển hình: - Nóng rát thượng vị.

- Ợ ngược thức ăn đã tiêu hóa. - Đau bụng.

- Nuốt nghẹn.

b. Các triệu chứng không điển hình: - Đau ngực, dạng đau thắt ngực. - Co thắt phế quản (hen suyễn). - Khàn tiếng.

- Sặc hít.

- Các triệu chứng ít gặp khác: ho mạn tính, hư tổn men răng, đắng miệng và đau họng, hôi miệng, nấc cục…

c. Các xét nghiệm cận lâm sàng và nội soi trước mổ: - Công thức máu.

- Các xét nghiệm sinh hóa.

Dựa vào bảng phân độ viêm thực quản Los Angeles:

• Độ A: một hoặc nhiều vết loét ở niêm mạc nhưng không dài hơn 5 mm, không có vết loét nào lan rộng hơn đỉnh của các nếp xếp niêm mạc. • Độ B: một hoặc nhiều vết loét niêm mạc dài hơn 5 mm, không có vết

loét nào lan rộng hơn đỉnh của 2 nếp xếp niêm mạc.

• Độ C: vết loét niêm mạc lan rộng hơn đỉnh của 2 hoặc nhiều nếp xếp niêm mạc, nhưng chỉ khu trú dưới 75 % chu vi niêm mạc thực quản. • Độ D : vết loét niêm mạc lan rộng ít nhất 75 % của chu vi niêm mạc

thực quản.

2.2.3.3. Các thông số về cuộc mổ:

- Phương pháp mổ: tạo van chống trào ngược theo Nissen nội soi. - Thời gian mổ(phút), thời gian các thì phẫu thuật.

- Các tai biến gặp phải trong khi mổ và cách xử lý: + Chảy máu. + Thủng thực quản. + Rách màng phổi. + Vỡ gan, lách. + Tổn thương nhánh thần kinh X. + Tràn khí dưới da. - Các ca chuyển mổ mở, lý do chuyển mổ mở.

2.2.3.4. Các chỉ số đánh giá kết quả điều trị

- Thời gian trung tiện, ăn sau mổ. - Các biến chứng sớm sau mổ:

+ Viêm phúc mạc do thủng thực quản. + Hẹp thực quản.

- Chụp Xq thực quản kiểm tra sau mổ. - Đánh giá kết quả ban đầu: tốt, khá, xấu…

- Thời gian nằm viện: tổng số ngày nằm viện, số ngày nằm viện sau mổ. - Các biến chứng muộn:

+ Hẹp thực quản. + Trào ngược tái phát.

- Đánh giá kết quả xa sau 1, 3, 6 tháng và 1 năm, nội soi kiểm tra sau mổ.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản theo phương pháp nissen (Trang 34 - 37)