2.1.1 .Khái quát tình hình kinh tế, xã hội của Quận Bắc Từ Liêm
2.3. Thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT đối với DNNQD trên địa bàn Quận
2.3.3 Kiểm tra thuế GTGT
Thực hiện quy trình kiểm tra thuế do Tổng cục thuế ban hành, trong những năm qua, Chi cục đã đẩy mạnh công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở CQT, kiểm tra tại trụ sở NNT và công tác kiểm tra chống thất thu NSNN.
Công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở CQT:
Kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở CQT dựa trên cơ sở phân tích thơng tin, dữ liệu liên quan đến NNT để đánh giá rủi ro đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng và các xã, thị trấn trong công tác chống thất thu Ngân sách.
Thu thập, khai thác thông tin để kiểm tra hồ sơ khai thuế: Theo quy định, bộ phận kiểm tra thuế và cán bộ kiểm tra thuế sử dụng dữ liệu kê khai thuế của NNT trong hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành và những dữ liệu thông tin của NNT chưa được nhập vào hệ thống dữ liệu của ngành để kiểm tra tất cả các hồ sơ khai thuế; phân tích, đánh giá lựa chọn các NNT có rủi ro về việc kê khai thuế.
Lựa chọn cơ sở kinh doanh để lập danh sách kiểm tra hồ sơ khai thuế: Theo quy trình 528, hàng năm các cán bộ kiểm tra thuộc CCT phải kiểm tra sơ bộ tất cả các loại hồ sơ khai thuế. Phân tích, đánh giá, lựa chọn các NNT
có dấu hiệu rủi ro về thuế để lập danh sách các DN phải kiểm tra theo tiêu chí của quy trình đề ra.
Cán bộ kiểm tra thuế có trách nhiệm kiểm tra tất cả các loại hồ sơ khai thuế bao gồm: Hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh, các loại hồ sơ khai thuế theo tháng, các loại hồ sơ khai thuế theo quý, các loại hồ sơ khai thuế theo năm của NNT được giao.
Xử lý sau khi nhận xét hồ sơ khai thuế: Theo quy định, đối với các hồ sơ khai thuế khai đầy đủ chỉ tiêu; đảm bảo tính hợp lý, chính xác của các thơng tin, tài liệu; khơng có dấu hiệu vi phạm thì bản nhận xét hồ sơ khai thuế được lưu lại cùng với hồ sơ khai thuế. Đối với các hồ sơ khai thuế phát hiện thấy căn cứ để xác định số thuế khai là có nghi vấn thì cán bộ kiểm tra thuế phải báo cáo Thủ trưởng CQT ra thông báo lần 1 và lần 2 yêu cầu NNT hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định, nếu NNT khơng giải trình được mới ra Quyết định kiểm tra tại trụ sở DN.
Bảng 2.6. Kết quả kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế
Đơn vị tính : Triệu đồng Năm Lượt hồ sơ khai thuế đã nộp trong kỳ
Kết quả xử lý hồ sơ khai thuế Tổng số tiền
thuế Tổng số Số hồ sơ chấp nhận Số hồ sơ điều chỉnh Số hồ sơ đề nghị kiểm tra tại DN Điều chỉnh Tăng Giảm 2014 4.124 3.432 3.246 98 88 3.840 1.741 2015 4.218 4.102 3.807 134 161 6.369 1.602
Nguồ: Đội kiểm tra CCT Bắc Từ Liêm
Qua số liệu Bảng 2.7 cho thấy việc kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở CQT còn hạn chế, chưa kiểm tra được tất cả hồ sơ khai thuế, chưa thực hiện ấn định hồ sơ nào, số hồ sơ điều chỉnh cịn ít. Số lượt hồ sơ kiểm tra qua các
năm tăng dần. Cụ thể năm 2014 kiểm tra 3.432 hồ sơ trên tổng số 4.124 hồ sơ, đạt tỷ lệ 83,22%, trong 3.432 hồ sơ kiểm tra có 98 hồ sơ với số thuế điều chỉnh tăng thuế phải nộp là 3.840 triệu đồng, số đề nghị kiểm tra tại DN là 88 DN; năm 2015 kiểm tra 4.102 hồ sơ trên tổng số 4.218 hồ sơ, đạt tỷ lệ 97,2%, trong 4.102 hồ sơ kiểm tra có 134 hồ sơ với số thuế điều chỉnh tăng thuế phải nộp là 6.369 triệu đồng, số đề nghị kiểm tra tại DN là 161 DN.
Công tác kiểm tra hồ sơ tại trụ sở CQT càng ngày càng được quan tâm, tuy nhiên, chất lượng kiểm tra còn hạn chế, chưa thực hiện được việc ấn định thuế đối với các DN chưa nộp hồ sơ khai thuế. Cán bộ kiểm tra chủ yếu mới kiểm tra sơ bộ hồ sơ khai thuế về các chỉ tiêu chủ yếu trên hồ sơ khai thuế, chưa phân tích tính hợp lý, tính lơgic của số liệu trên hồ sơ khai thuế; đối với các đơn vị mới thành lập phát sinh doanh số lớn, cán bộ đã thực hiện đọc kỹ bảng kê hoá đơn đầu vào đầu ra, tiến hành xác minh hố đơn, ra thơng báo yêu cầu đơn vị giải trình để phát hiện ngăn chặn ngay việc các đơn vị thành lập để mua bán hố đơn.
Cơng tác kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế:
Việc DN tự tính, tự khai thuế của mình đã tạo điều kiện cho CQT tập trung nguồn lực để tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế , nâng cao cơng tác quản lý thuế và tính tn thủ pháp luật thuế của NNT. Nhưng đây cũng là kẽ hở, tạo cơ hội cho DN có hành vi gian lận, trốn thuế. Thực tế vẫn còn nhiều DN vi phạm pháp luật về thuế. Do vậy để quản lý tốt căn cứ tính thuế cán bộ thuế cần quản lý các mặt sau: quản lý doanh thu bán hàng, quản lý doanh số mua vào và thuế suất trên cơ sở hạch tốn sổ sách kế tốn, hóa đơn chứng từ, đồng thời tăng cường cơng tác kiểm tra để tránh tình trạng thất thu thuế. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử lý kịp thời các hành vi gian lận về thuế, chống thất thu ngân sách, nhằm đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động kinh doanh.
*Kiểm tra doanh thu bán hàng
Doanh thu bán hàng cao hay thấp là một trong những yếu tố quan trọng cho chúng ta biết DN đó tiêu thụ được nhiều hàng hay khơng. Tình hình SXKD như thế nào. Doanh thu bán hàng lớn đồng nghĩa với số thuế GTGT đầu ra nhiều. Do vậy số thuế GTGT mà DN phải nộp nhiều. Muốn lợi nhuận thu được tối đa, số thuế GTGT phải nộp nhỏ nhất thì DN phải tìm mọi cách trốn, tránh thuế. Sự trốn tránh thuế cụ thể là sự lẩn trốn doanh thu bán hàng được thể hiện trong việc hạch tốn sổ sách kế tốn, hóa đơn chứng từ, bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào bán ra. Do đó, cán bộ quản lý thu thuế cần phải quản lý tốt doanh thu bán hàng trên cơ sở hạch tốn sổ sách kế tốn, hóa đơn chứng từ của DNNQD, đồng thời phải tăng cường công tác kiểm tra để tránh tình trạng gian lận, thất thu thuế GTGT.
Dựa vào thực tế kiểm tra các DNNQD trên địa bàn, cơ bản công tác quản lý doanh thu của Chi cục tương đối tốt và đang phát huy mạnh. Chi cục đã dần bao quát được các DN, kịp thời phát hiện các DN kê khai sai doanh thu, bổ sung số thuế còn thiếu. Qua đó, ý thức chấp hành của DN cũng tốt hơn trong việc kê khai doanh thu. Tuy nhiên trong quá trình kiểm tra phát hiện một số sai phạm chủ yếu sau:
- Kê khai thiếu hoặc thông đồng với khách hàng ghi giá thấp hơn giá thực tế bán ra
- Bán hàng khơng xuất hóa đơn xảy ra ở một số DN kinh doanh dịch vụ, nhà hàng, ăn uống...
- Một số sai phạm trong cơng tác kế tốn như: Kê khai chậm thiếu hay không kê khai doanh thu bán hàng trên sổ kế toán, báo cáo, chênh lệch doanh số giữa liên 1,3 và 2. Vi phạm chính sách chế độ kế toán, hạch toán doanh thu sai thời kỳ, nhằm chuyển doanh thu kỳ này sang kỳ sau.
Để phát hiện ra những sai phạm trên thì cán bộ kiểm tra đã sử dụng các nghiệp vụ như:
-Kiểm tra việc đánh số liên tục của chứng từ gốc khi xuất bán hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng.
-Xác định bản chất các nguồn thu, các khoản thu không được phản ánh vào doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
- Kiểm tra sổ nhật ký bán hàng để xác định các giao dịch thực tế trong ngày, phân loại các giao dịch xem xét thuế suất.
- Kiểm tra loại hàng hóa, dịch vụ khơng thuộc đối tượng chịu thuế.
*Kiểm tra doanh số mua vào
Doanh số mua vào của DN là cơ sở để xác định số thuế GTGT đầu vào. Nếu đảm bảo đủ các nguyên tắc khấu trừ, điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào thì số thuế đầu vào này sẽ được khấu trừ, làm giảm số thuế phải nộp của DN. Do vậy trong quá trình kê khai nhiều DN kê khai sai doanh số mua vào, việc kê khai sai này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau khách quan hoặc chủ quan từ phía DN.Vì vậy, để quản lý tốt Doanh số mua vào Chi cục đã chú trọng việc quản lý và kiểm tra các khoản mua vào theo kê khai của DN. Kiểm tra tính chính xác, hợp lý và đầy đủ của các hóa đơn, chứng từ; đặc biệt chú trọng đến những khoản mua lớn của DN bằng cách đối chiếu số liệu, chứng từ với nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho DN.
Nhờ công tác kiểm tra của CQT, đã phát hiện ra các khoản mua vào khơng đúng, từ đó bổ sung số thuế cịn thiếu vào NSNN. Cơng tác quản lý thuế đã góp phần to lớn trong việc giảm kê khai doanh số mua vào không đúng của các DN trên địa bàn. Từ đó tăng số tiền thuế truy thu xử phạt. Như vậy nhờ có cơng tác kiểm tra và quản lý của cán bộ thuế mà NSNN thu lại được một khoản thất thoát lớn. Cũng nhờ nỗ lực của cán bộ thuế CCT Bắc Từ Liêm mà tình trạng khai gian của DN có xu hướng giảm nhiều.
Khi kiểm tra thuế GTGT đầu vào, cán bộ thuế sẽ tiến hành các bước: - Kiểm tra đối chiếu để nhận định các giao dịch phát sinh hay khơng, mơ tả hiện trạng tình hình sử dụng hóa đơn, chứng từ kèm theo: lệnh mua hàng, tên loại hàng, phiếu xuất, nhận hàng
- Xác định thuế GTGT đầu vào được điểu chỉnh trong kỳ khi có hóa đơn điều chỉnh hay khơng, đồng thời kiểm tra các bút toán điều chỉnh cuối kỳ.
- Đối với hàng mua vào căn cứ vào số phát sinh bên có các tài khoản 111,112,... đối ứng với các tài khoản bên nợ tài khoản 152, 153, 156... để xác định giá trị hàng hóa mua vào và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Trên thực tế, việc kê khai thuế GTGT đầu vào cịn nhiều sai sót, ví dụ như : Khấu trừ hoá đơn đầu vào chậm quá thời gian quy định; Kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với chứng từ đầu vào không hợp lệ( như quà biếu, tham quan du lịch, thuế GTGT của chi phí golf…), hàng khuyến mại khơng đăng ký Sở Công thương theo Luật thương mại; Không thực hiện điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu vào đối với tài sản chuyển mục đích sử dụng từ phục vụ cho hoạt động chịu thuế GTGT sang phục vụ cho hoạt động khơng chịu thuế …
Nhìn chung, những hạn chế đó xuất phát từ các lý do sau:
Thứ nhất, sự hạn chế về trình độ kế tốn của một số DN do việc áp dụng
chế độ hạch toán kế toán chủ yếu tự những đối tượng này tiến hành ghi chép, hạch tốn nên khơng tránh khỏi hạn chế về trình độ của nhân viên kế toán, việc áp dụng chế độ kế tốn này mang tính chất chủ quan của người quản lý DN nên đã xảy ra hiện tượng ghi nhầm, ghi sai sót.
Thứ hai, một số cán bộ thuế chưa đi sâu, đi sát DN do vậy còn hạn chế
trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ hạch tốn kế tốn cũng như sử dụng hóa đơn, chứng từ chưa khẳng định được vai trị quản lý của
mình chỉ khi tiến hành kiểm tra mới phát hiện ra những sai sót, gian lận của các DN.
Thứ ba, do chế độ hóa đơn, chứng từ và phương pháp xác minh kiểm tra
hóa đơn chứng từ nước ta cịn có nhiều sơ hở. Trước hết là loại mẫu hóa đơn, chứng từ vẫn có thể làm giả, tẩy xóa nên đối tượng nộp thuế có tổ chức gây khơng ít khó khăn cho các bộ quản lý thuế khi họ sử dụng chứng từ, hóa đơn giả mạo, hóa đơn chứng từ khống...Bên cạnh đó là phương pháp kiểm tra hóa đơn chứng từ nước ta cịn nặng về thủ cơng, qua những khâu cơng việc như phát hiện nghi vấn, báo cáo, xác minh và gửi đi, tổ chức xác minh, gửi kết quả trả lời chưa kể trường hợp phức tạp phải điều tra, xác minh kéo dài nên việc kiểm tra kém hiệu quả, không kịp thời cho yêu cầu quản lý.
Trong 02 năm (2014 – 2015), CCT Bắc Từ Liêm đã tổ chức triển khai kiểm tra tại trụ sở NNT, kiến nghị xử lý truy thu và xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền là 6.760 triệu đồng. Số thuế truy thu và phạt vi phạm hành chính bình qn trên số DNNQD được kiểm tra là 25 triệu đồng, tỷ lệ số thuế truy thu, phạt sau kiểm tra đã nộp vào NSNN là 85,2%.
Bảng 2.7.Kết quả kiểm tra thuế tại trụ sở doanh nghiệp
STT Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015
1 Tổng số DNNQD quản lý DN 3.467 3.954
2 Số DN được kiểm tra tại trụ sở NNT DN 126 252
3 Tỷ lệ số DN được
kiểm tra/ Số DN quản lý % 3,6 6,4
4 Số DN khơng có
chênh lệch sau kiểm tra DN 26 57
chênh lệch/Số DN được kiểm tra
6 Số thuế truy thu và phạt sau kiểm tra Trđ 15.569 36.132
7 Số thuế nộp vào NSNN Trđ 7.913 21.319
8 Số thuế truy thu bình quân Trđ 123 143
9 Tỷ lệ số thuế đã nộp/số thuế
truy thu, phạt % 50,8 59
Nguồn: Đội kiểm tra của CCT Bắc Từ Liêm
Theo số liệu Bảng 2.9 cho thấy, công tác kiểm tra thuế tại trụ doanh nghiệp còn thấp, mới kiểm tra thuế được 252/3.954 DN quản lý, đạt tỷ lệ 6,4%. Tỷ lệ số DN khơng có truy thu cịn khá cao, chiếm 22,6% số DN được kiểm tra.
Nguyên nhân thực hiện kiểm tra tại doanh nghiệp đạt tỷ lệ quá thấp là do:
Không đủ nguồn nhân lực để thực hiện và cán bộ làm cơng tác kiểm tra cịn phải kiêm nhiệm nhiều việc nên chưa tập trung chính vào cơng việc kiểm tra NNT.
Cán bộ đội kiểm tra chưa sắp xếp khoa học về thời gian giữa công tác kiểm tra tại trụ sở DN và các công tác khác.
Chưa thực hiện đánh giá, phân loại rủi ro trong công tác lập kế hoạch kiểm tra nhằm phát hiện đối tượng có nhiều khả năng trốn thuế, lậu thuế để tiến hành kiểm tra. Do đó, có tình trạng kiểm tra khơng đúng đối tượng đồng thời gây lãng phí nguồn nhân lực của cơ quan thuế và phiền hà cho những DN tuân thủ tốt Luật thuế.
Ngồi ra, cơng tác kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm về thuế của CQT chưa được đặt đúng tầm. Chức năng và quyền hạn kiểm tra thuế còn hạn chế, chưa trở thành cơng cụ có hiệu lực để chống thất thu ngân sách và răn đe,
ngăn chặn các hành vi vi phạm về thuế. Chế tài xử lý vi phạm về thuế chưa được quy định rõ ràng, các hình thức xử phạt về thuế còn nhẹ chưa đủ mức răn đe, ngăn chặn các hành vi gian lận thuế.
Qua phân tích có thể thấy cơng tác kiểm tra thuế tại trụ sở NNT cịn có nhiều hạn chế. Vì vậy, Chi cục thuế cần phải có cải tiến đánh giá điều chỉnh để sự phối hợp đồng thuận của DN ngày càng tốt hơn.