CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH SÁCH
5.2. Định hướng chính sách
5.2.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước
Xu hướng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và vấn đề lao động ngày càng được chú ý và ưu tiên nhằm giải quyết những vần đề bức xúc có tính tồn cầu như giảm thất nghiệp, tạo việc làm và ổn định đời sống, xóa đói nghèo và đảm bảo công bằng xã hội.
Xu hướng tự do hóa thương mại phát triển mạnh thúc đẩy sự dịch chuyển các dòng vốn và lao động. Cộng đồng ASEAN đang trở thành hiện thực. Tuân thủ các tiêu
chuẩn lao động quốc tế và đảm bảo các quyền của người lao động đã trở thành một xu thế trong hợp tác và thương mại quốc tế, đặc biệt là trong quá trình đàm phán các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và trong quá trình thảo luận, triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc đến 2030.
Tiến bộ khoa học và công nghệ, điển hình là cơng nghệ thơng tin, cơng nghệ chế tạo và tự động hóa, cơng nghệ sinh học,... và chuyển sang kinh tế tri thức, kinh tế số/mạng đưa lại một khuôn mẫu phát triển mới cho thế giới, làm thay đổi cơ bản tư duy và chiến lược tăng trưởng hướng tới chất lượng cao hơn. Tuy nhiên, q trình này lại địi hỏi chất lượng nguồn nhân lực cao hơn, cơ cấu ngành nghề đào tạo phù hợp hơn, linh hoạt hơn, năng lực cạnh tranh cao hơn.
Trong nước, Đảng và Nhà nước có chủ trương, định hướng hội nhập quốc tế rõ ràng, được thể hiện qua Nghị quyết 22-NQ/TW về Hội nhập quốc tế và Nghị quyết số 06-NQ/TW (5/11/2016) về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Chủ trương nhất quán về đẩy mạnh hội nhập quốc tế được thể hiện trong việc ký kết và tham gia 17 hiệp định thương mại tự do.
Mơ hình phát triển của Việt Nam là gắn kết chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội, đảm bảo công bằng và tiến bộ xã hội, là một ưu thế trong hội nhập.
Thể chế lao động và xã hội ngày càng hoàn thiện nhờ tiếp tục đổi mới và cải cách cơ chế, chính sách và pháp luật trên cơ sở tiếp thu các kinh nghiệm, chuẩn mực quốc tế, nội luật hóa các cơng ước và cam kết quốc tế.
Quá trình tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi chiến lược và mơ hình tăng trưởng sẽ thúc đẩy xu thế đổi mới tư duy về phát triển lao động và xã hội, chuyển dịch cơ cấu lao động, phân bổ lại nguồn lực, trước hết là chi tiêu công, theo hướng tăng đầu tư cho chính sách lao động và xã hội.
5.2.2. Khuyến nghị
Mặc dù thương mại quốc tế tạo ra cơ hội việc làm cho các nhóm lao động, bao gồm cả lao động là nữ, lao động khơng có bằng cấp chứng chỉ, tuy nhiên để đảm bảo việc làm bền vững, việc làm có năng suất, có thu nhập trong tương lai, luận án đề xuất một số khuyến nghị đối với Nhà nước, đối với doanh nghiệp và người lao động như sau:
Đối với cơ quan quản lý nhà nước
Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và chuyển dịch mạnh cơ cấu lao động. Có chính sách để hình thành đội ngũ lao động lành nghề, góp phần nâng cao năng
lực cạnh tranh quốc gia; gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và sử dụng lao động và xu hướng đổi mới công nghệ.
Tạo môi trường và điều kiện để phát triển thị trường lao động thơng thống, thống nhất, có sự quản lý, kiểm sốt, điều tiết của nhà nước. Phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động đảm bảo chủ động khai thác triệt để các cơ hội của mơ hình chuỗi giá trị tồn cầu góp phần nâng cao năng suất lao động, đặc biệt trong nơng nghiệp.
Trong bối cảnh hội nhập, cần hồn thiện các chính sách pháp luật về việc làm theo hướng tiếp cận các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế.
Trong xây dựng và thực hiện pháp luật, chính sách lao động và việc làm phải bám sát với thực tiễn, dựa trên bằng chứng phát triển kinh tế xã hội của đất nước, dựa trên mối liên hệ chặt chẽ với các định hướng và chính sách kinh tế. Các mục tiêu, chỉ tiêu về lao động-việc làm cần gắn với mục tiêu phát triển kinh tế, thay vì chỉ gắn mục tiêu xã hội như trước đây.
Sửa đổi quy định ưu đãi đối với doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ và nhà nước có chính sách giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế đối với người sử dụng lao động có chính sách hoặc chương trình hỗ trợ lao động nữ, cải thiện điều kiện làm việc đối với lao động nữ.
Xây dựng các chính sách về bảo hiểm việc làm, trợ cấp việc làm, bảo đảm việc làm, chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho các đối tượng yếu thế, các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội.
Cải cách sâu rộng hệ thống giáo dục nhằm phát triển vốn con người chất lượng cao hơn. Phát triển các tổ chức đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực có kỹ năng và tri thức thực sự đạt đẳng cấp quốc tế. Đẩy mạnh đào tạo nghề chất lượng cao cho thị trường lao động. Gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm. Liên tục cải thiện để đảm bảo chất lượng và kỹ năng phù hợp
Đối với người sử dụng lao động
Các doanh nghiệp (DN) cần đầu tư nghiên cứu một cách bài bản để hiểu đầy đủ, hiểu đúng các nội dung liên quan đến hội nhập, thương mại quốc tế để nắm bắt được những cơ hội, những vấn đề đặt ra cần đầu tư. DN cần chủ động xây dựng chiến lược tham gia các hiệp định FTA, xây dựng kế hoạch hành động thực hiện.
Cần tăng cường tuân thủ luật pháp lao động và các tiêu chuẩn lao động quốc tế là yêu cầu bắt buộc đối với mọi DN tham gia Hiệp định. Theo quy định, khi tham gia Hiệp định, các DN phải chịu sự giám sát của cả hệ thống giám sát từ cả 2 phía. Các DN cần thấy rằng mọi vi phạm cam kết đều có thể chịu chế tài, sự trừng phạt từ các đối tác thương mại. Cần thấy rằng tăng cường tuân thủ sẽ giúp DN nâng cao chất lượng quản trị, tính minh bạch, khả năng cạnh tranh.
Đào tạo nguồn nhân lực: Tình trạng thiếu hụt nhân lực có kỹ năng sẽ cịn tồn tại trong nhiều năm nữa. Trong khi đó, yêu cầu đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh ngày càng cấp bách. Do đó, DN cần xây dựng chiến lược về nâng cao chất lượng lao động với những nội dung chủ yếu sau đây: (1) đổi mới công tác quản lý nguồn nhân lực theo nguyên tắc thị trường; (2) có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại lao động; (3) tăng cường liên kết với các cơ sở đào tạo, các trung tâm dịch vu việc làm; (4) có kế hoạch thu hút nhân lực chất lượng cao cả lao động quản lý và lao động trực tiếp sản xuất.
Đối với người lao động:
Mỗi người cần xác định rõ năng lực sở trường của mình và lựa chọn nghề nghiệp phù hợp. Người lao động cần có được các kỹ năng phù hợp với những cơng việc mới và luôn thay đổi.
Phương châm "Học tập suốt đời" có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mỗi người lao động phải luôn nhận thức về yêu cầu nâng cao năng lực và thay đổi kỹ năng thích nghi với cơng nghệ mới, đáp ứng u cầu công việc thông qua rèn luyện học tập suốt đời.
Trong bối cảnh mới của cuộc cách mạng I4.0, người lao động cần chú ý trang bị cho mình những kiến thức tạo ra cơng nghệ: Khoa học, cơng nghệ, kỹ tht, tốn học; học các kỹ năng bổ sung cho công nghệ như tư duy nhận thức bậc cao, kỹ năng cảm xúc xã hội và kỹ năng tương tác với công nghệ (kỹ năng số) và các kỹ năng mềm.
Cần tìm hiểu kỹ các quyền của người lao động, luật pháp về lao động. Tham gia tổ chức cơng đồn theo sự lựa chọn của mình. Nâng cao các kĩ năng về đàm phán, thương lượng và thoả thuận về hợp đồng lao động, tiền lương để bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình.