II. TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY 1 Quá trình hình thành và phát triển
2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty
2.2. Khả năng xuất khẩu của Tổng công ty rau quả Việt Nam
+ Sản phẩm xuất khẩu: Tổng công ty đã có những tiến bộ vượt bậc, nỗ lực trong hoạt động đa dạng hoá sản phẩm chế biến sang thị trường thế giới. Bên cạnh đó là việc cải tiến mẫu mã, hình thức bao bì, chất lượng sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn quy định của thị trường và Tổng cơng ty đã tìm được sự hài lòng của khách hàng.
+ Khả năng sản xuất: trên cơ sở thiết bị được đổi mới, Tổng công ty đã thúc đẩy được năng suất lao động tăng lê. Mặc dù vậy, việc áp dụng quy trình khoa học công nghệ vào sản xuất cịn chưa được chú trọng, bên cạnh đó là các dây chuyền chế biến mới đầu tư xây dựng có nhiều khó khăn và hoạt động chưa hiệu quả đã hạn chế khả năng sản xuất của Tổng công ty, chưa đạt được chỉ tiêu đề ra.
+ Chi phí sản xuất: đây là một trong những vấn đề đang trở nên vô cùng quan trọng đối với Tổng công ty rau quả Việt Nam, bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc định giá sản phẩm xuất khẩu, quyết định khả năng cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu. Hiện nay Tổng công ty đang phải đối mặt với thực trạng là nguyên liệu đầu vào cao (giá một số vật tư, nguyên liệu, năng lượng tăng), trong khi đó vốn sản xuất kinh doanh thiếu, phải vay ngân hàng, điều đó đã ảnh hưởng nhiều đến khả năng hoạt động sản xuất và xuất khẩu của Tổng công ty. Do vậy Tổng cơng ty đang nhanh chóng tìm hướng giải quyết giảm chi phí đầu vào một cách hữu hiệu nhất, từ đó giảm giá chào bán sản phẩm rau quả chế biến ở thị trường trong nước và thị trường nước ngoài, tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới và thị trường nội địa.
+ Khả năng tài chính: tính đến hết năm 2001, nhìn chung các đơn vị thuộc Tổng cơng ty đã bảo tồn được vốn sản xuất kinh doanh, việc sử dụng vốn có hiệu quả, Tổng cơng ty đã cân đối, điều hoà vốn giữa các đơn vị, xin cấp bổ sung vốn lưu động hơn 7,1 tỷ VND cho các đơn vị có đầu tư mới, đạt 13,4%
so với nhu cầu vốn ngân sách cấp cho các doanh ngiệp.
+ Khả năng tham gia trên thị trường quốc tế: Tổng công ty rau quả Việt Nam là một tổ chức chuyên ngành kinh tế – kỹ thuật trong lĩnh vực rau quả. Từ năm 1991, sau những biến động ở Liên Xô và Đông Âu, thị trường rau quả bị thu hẹp, đây cũng là thời điểm mà nền kinh tế nước ta xoá bỏ bao cấp, chuyển sang kinh tế thị trường. Tổng cơng ty đã tích cực mở rộng thị trường, kim ngạch xuất nhập khẩu với các thị trường khác ngồi Liên Xơ (cũ) đã tăng lên đáng kể. Dự báo thị trường xuất khẩu rau quả của Tổng công ty trong thời gian tới như sau:
Khu vực Đông Bắc Á và Châu Á- Thái Bình Dương: Trung Quốc, Viễn Đơng Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Austraylia, New Zealand…
Trung cận đông và một số nước Châu Phi.
Tây bắc Âu, Mỹ và một số nướcChâu Mỹ, Đông Âu.
+ Mối quan hệ khách hàng: Tổng cơng ty chưa có được những hợp đồng dài hạn với khối lượng lớn, khách hàng chưa ổn định. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch sản xuất từ khâu nguyên liệu đến khau chế biến công nghiệp cũng như ảnh hưởng tới sự phát triển của các đơn vị thành viên của toàn Tổng công ty.