CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MARKETING SẢN PHẨM XUẤT KHẨU CỦA TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ VIỆT NAM SANG THỊ

Một phần của tài liệu tổ chức hoạt động marketing sản phẩm xuất khẩu của tổng công ty rau quả việt nam sang thị trường liên bang nga (Trang 54 - 57)

XUẤT KHẨU CỦA TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN BANG NGA

Hiện nay sản phẩm của Tổng công ty đứng vững trên thị trường Liên Bang Nga là bởi chất lượng hàng hoá đáp ứng được yêu cầu của nhà nhập khẩu. Tuy nhiên, để có thể cạnh tranh được với sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh “nặng ký” như Thái Lan, Trung Quốc, Indonexia... thì Tổng cơng ty rau quả Việt Nam phải quan tâm hơn nữa đến công tác liên quan đến sản phẩm của Tổng công ty .

1. Quyết định về chủng loại sản phẩm xuất khẩu

Hiện nay, sản phẩm xuất khẩu của Tổng công ty sang thị trường Liên Bang Nga chủ yếu bao gồm các sản phẩm dứa chế biến, dưa chuột chế biến và chuối sấy. Trong khi đó, nhu cầu về các sản phẩm này ở Liên Bang Nga đang có xu hướng giảm dần nên sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ xuất khẩu của Tổng công ty. Giải pháp đưa ra là, Tổng công ty nên tiến hành đa dạng hoá sản phẩm hơn nữa. theo định hướng sản phẩm và thị trường của Tổng công ty đến năm 2010, ngồi các sản phẩm chính như trên, đã thấy xuất hiện các sản phẩm chủ lực khác như chôm chơm, thanh long, xồi... và các sản phẩm đa dạng khác như: nam đậu Hà lan... Vậy, Tổng cơng ty cần có những quyết định kịp thời, đúng đắn để đưa những sản phẩm xuất khẩu này nhanh chóng chiếm phần quan trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Liên Bang Nga.

2. Quyết định về cải tiến sản phẩm xuất khẩu

Xuất phát từ yêu cầu nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh, cải tiến sản phẩm xuất khẩu sẽ là quyết định cho Tổng công ty nhằm kéo dài chu kỳ sống sản phẩm xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và thay đổi của thị trường Liên Bang Nga.

hành theo cách thức bao bì đóng gói, và cải tiến chất lượng sản phẩm như nâng cao mức độ vệ sinh an toà thực phẩm...

*Dứa miếng và dứa khoanh: để xâm nhập thị trường với khối lượng lớn, cần cải tiến bao bì và nhãn hiệu:

+ bao bì nên làm bằng lọ thuỷ tinh hoặc hộp nhựa cứng và trong, làm sao cho người tiêu dùng có thể nhìn thấy sản phẩm bên trong.

+ Chuyển phương thức hàn hộp sắt tây bằng thiếc sang cơng nghệ ghép mí bằng điện.

+ In nhãn hiệu bằng giấy bóng, chất lượng cao và tiến tới chuyển sang in nhãn hiệu thẳng vào hộp dứa (chứ không gián giấy như hiện nay).

Cùng với việc cải tiến bao bì đóng gói, nếu hoạt động bảo quản tốt nữa thì việc xuất khẩu mỗi năm mặt hàng này có thể khả quan hơn nhiều.

*Nước dứa nói riêng và nước quả nói chung cho đến nay vẫn được giao sang Liên Bang Nga trong các hộp sắt tây, không thể nào cạnh tranh nổi với nước dứa đóng trong hộp giấy tráng kẽm của Hà Lan, Isarel và Hungry vừa rẻ vừa tiện vừa dễ sử dụng. Để có thể xuất khẩu các loại nước quả (dứa, cam, chuối, xoài cà chua, đu đủ), cải tiến bao bì là vấn đề hàng đầu.

- Dưa chuột dầm dấm, chuối sấy: cũng như các mặt hàng trên, vấn đề cải tiến bao bì và các nhãn mác là cần thiết. Đặc biệt, dưa chuột dầm dấm phải bỏ hẳn bao bì bằng sắt tây, chuyển sang đóng gói bằng lọ thuỷ tinh.

- Tương ớt: là mặt hàng đặc trưng của Việt Nam đối với người Nga có thói quen dùng gia vị. Nếu cải tiến bao bì, chuyển từ chai thuỷ tinh sang chai nhựa như của Mỹ và các nước Châu Âu cho người tiêu dùng dễ sử dụng( hoặc chuyển sang dạng tuýp, hoặc đóng chai thấp, miệng rộng) thì có thể đưa kim ngạch xuất khẩu tăng lên rất nhiều.

3. Quyết về hoàn thiện sản phẩm xuất khẩu.

Bên cạnh các quyết định về cải tiến chất lượng sản phẩm xuất khẩu nhằm khẳng định vị trí của sản phẩm xuất khẩu của Tổng cơng ty trên thị trường Nga, các quyết định bổ trợ khác về hồn thiện sản phẩm xuất khẩu có thể đưa ra như nhãn hiệu của mặt hàng của Tổng cơng ty phải có đầy đủ thơng tin theo quy

định, tránh hiện tượng hàng giả, đảm bảo uy tín của Tổng cơng ty trên thị trường Liên Bang Nga. Việc thiết kế một nhãn hiệu sản phẩm sao cho phù hợp với tiêu chuẩn tiêu chuẩn hoá trên thị trường Liên Bang Nga. Việc thị trường Liên Bang Nga địi hỏi Tổng cơng ty phải nghiên cứu phong tục tập quán quan điểm về màu sắc biểu tượngcủa quốc gia đó, về nền văn hố và những sở thích tiêu dùng rau quả đị hộp. Ngồi ra, về mặt pháp luật, nhãn hiệu sản phẩm phải có đăng ký được pháp luật bảo vệ gọi là nhãn hiệu thương mại.

KẾT LUẬN

Đề tài “Hồn thiện chính sách Marketing sản phẩm xuất khẩu của Tổng công ty rau quả Việt Nam sang thị trường Liên Bang Nga” được nghiên cứu trên đây chủ yếu phân tích, đánh giá tình hình thực tế cơng tác tổ chức hoạt động Marketing sản phẩm xuất khẩu và những hoạt động liên quan trực tiếp tới q trình đó.

Trong thời gian thực tập tại Tổng công ty rau quả Việt Nam, tôi đã cố gắng nắm bắt những hoạt động kinh doanh, cũng như hoạt động Marketing sản phẩm xuất khẩu ở đây, kết hợp với cơ sở lý luận chung để tìm ra những ưu điểm cần phát huy trong thời gian tới, những tồn tại cần được giải quyết. Đồng thời, bài báo cáo chuyên đề đề xuất các iải pháp hoàn thiện tổ chức hoạt động Marketing sản phẩm xuất khẩu của Tổng công ty rau quả Việt Nam sang thị trường Liên Bang Nga.

Tuy nhiên, vì thời gian thực tập và trình độ nhận thức của bản thân cịn hạn chế, nên bài báo cáo này không thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, rất mong đựoc sự giúp đõ của tồn bộ cơng nhân viên của Tổng cơng ty rau quả Việt Nam và đặc biệt là thầy cô giáo

Một phần của tài liệu tổ chức hoạt động marketing sản phẩm xuất khẩu của tổng công ty rau quả việt nam sang thị trường liên bang nga (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w