Theo TIES và UNEP (2005): “DLST dựa vào cộng đồng (Community-Based Ecotourism) là loại hình tập trung vào sự tham gia của người dân địa phương trong việc quản lý DLST và phân phối lợi nhuận. Loại hình DLST này phải được tổ chức bởi người dân địa phương và vì người dân địa phương, gắn trách nhiệm của họ với việc quản lý, khai thác và bảo tồn các tài nguyên DLST tự nhiên và nhân văn bản địa. DLST dựa vào cộng đồng cũng hỗ trợ cho cho việc phân phối một cách công bằng lợi nhuận thu được từ DLST như là một nguồn thu nhập thứ hai. Phần lớn lợi nhuận do DLST mang lại thuộc về địa phương. Các thành viên của cộng đồng dù không tham gia trực tiếp vào các hoạt động kinh doanh du lịch cũng sẽ có cơ hội hưởng lợi phần nào thông qua các quỹ hỗ trợ phát triển cộng đồng hay do các hiệu quả kinh tế liên đới do DLST mang lại”[58,47].
Mục đích của DLST dựa vào cộng đồng bao gồm 5 nội dung cơ bản như sau: - Bảo tồn các nguồn tài nguyên văn hóa và thiên nhiên
- Tạo ra các phúc lợi kinh tế và những phúc lợi khác cho cộng đồng.
- Thúc đẩy và trao quyền cho các cộng đồng nhằm xây dựng quyền sở hữu các nguồn tài nguyên.
- Đảm bảo chất lượng thỏa mãn cho du khách.
1.8 Những kinh nghiệm phát triển DLST ở một số nƣớc Asean và những vấn đề
rút ra cho Việt Nam:
Trong năm năm trở lại đây, một số nước trong khu vực Đông Nam Á, với xuất phát điểm và điều kiện kinh tế - xã hội khá tương đồng với Việt Nam, nhưng với những chính sách đầu tư, cơ chế quản lý thơng thống cũng như các biện pháp phát triển DLST thích hợp đã góp phần đưa hoạt động DLST nói riêng và ngành du lịch nói chung phát triển đạt nhiều kết quả vượt trội. Đúc kết lại những kinh nghiệm cả trên góc độ vĩ mơ cũng như vi mơ về xây dựng và quản lý thực hiện chiến lược phát triển DLST của các nước lận cận thuộc khối Asean trên một số vùng, miền cụ thể,... sẽ có giá trị tham khảo hết sức bổ ích cho nhiều vùng, tỉnh và nhiều điểm đến DLST của Việt Nam nhất là vùng DHCNTB hiện nay.