Khu BTB Cù Lao Câu (huyện Tuy Phong-Bình Thuận):

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Đinh kiệm : Bảo vệ môi trường (Trang 54 - 58)

- Nhóm hệ sinh thái rừng nhiệt đới:

i/Khu BTB Cù Lao Câu (huyện Tuy Phong-Bình Thuận):

Cù lao Câu là hòn đảo nhỏ, nằm sát bờ, phần nỗi của đảo có diện tích khoảng 1,5km2. Khu BTB lấy cù lao Câu làm trung tâm và thủy vực bao gồm từ đảo đến Vĩnh Hảo-Cà Ná và vùng biển bao quanh. Về đặc điểm đa dạng sinh học:

- Quần xã san hô: theo điều tra của Viện Hải dương học Nha Trang, khu vực Cù lao Câu đã xác định dược 134 loài thuộc 48 giống san hơ cứng (Sleratinia), 28 lồi san hơ mềm (Alcyonacea) và 2 lồi san hơ sừng (gorgonacea), 2 loài thủy tức san hô (Hydrozoa).

- Cá sống ở rạn san hơ: đã xác định được 211 lồi thuộc 87 giống và 35 họ. Giống loài cá sống ở rạn khu vực cù lao Câu đã bồ sung được 54 loài loài mới cho bảng danh mục cá biển Việt Nam. So sánh về các loài cá sống ở rạn san hô trên các vùng biển Việt Nam như sau:

Bảng 2.4: So sánh quy mơ giống lồi của KBTB cù lao Câu với 4 vùng biển nổi tiếng ở VN

Vùng biển Họ Giống Loài

Cù lao Chàm Nha Trang 31 41 77 200 187 256

Cù lao Câu Côn Đảo AnThới (Phú Quốc) 35 31 25 87 80 60 211 202 135

(Nguồn: Luận chứng khoa học KBTB Cù lao Câu-Viện Hải dương học Nha Trang, 2007) - Quần xã rong biển: theo tài liệu điều tra ở đây đã xác định được 163 loài.

- Động vật đáy: ngồi san hơ, lồi thân mềm được xem là động vật đáy đa dạng nhất trên các rạn san hơ. Số lồi giáp xác ở vùng biển Cù lao Câu có 46 lồi trong đó có nhiều lồi có lối sống cộng sinh chặt chẽ với san hô, đây cũng là vùng phân bố của các lồi giáp xác q hiếm như Tơm hùm, Cua biển…

- Về tiềm năng du lịch biển :

Cù lao Câu cách bờ biển nơi gần nhất khoảng 8km. Cảnh quan trên đảo hoang sơ

chung quanh có nhiều bãi tắm đẹp cát trắng mịn, đảo còn nguyên dáng vẻ hoang sơ với thảm thực vật phong phú, đa dạng; khí hậu trong lành, mát mẻ, nước ở đây trong xanh nhìn thấu đáy. Những vách đá dựng sát biển, có nơi tạo thành các hang động đầy bí ẩn lơi cuốn du khách dừng chân. Nếu khai thác sẽ là những sản phẩm du lịch độc đáo. Một tiềm năng du lịch to lớn khác trong DLST biển đảo chưa được quan tâm là cảnh quan dưới nước. Do vùng nước chung quanh cù lao Câu ít chịu ảnh hưởng của các dòng chảy đất liền nên quanh năm hầu như trong suốt. Thêm vào đó, với lợi thế rạn san hô phân bố nhiều nơi với mật độ phủ, tính đa dạng sinh học cao và giàu có nguồn cá cảnh, cùng với địa hình đáy rất đa dạng. Đặc biệt ở phía Đơng của đảo, sự tồn tại một số bãi cạn xen kẻ nơi biển sâu là điều kiện lý tưởng để hình thành các khu lặn khám phá biển (hiện nay công ty Scuba –Vĩnh Hảo đã bước đầu khai thác tour lặn khám phá san hô phục vụ du khách quốc tế và nội địa)[62,37].

Về di tích lịch sử trên đảo ở khu vực bãi Miếu hiện có 3 miếu thờ Ơng Nam Hải, lưu giữ được hơn 40 bộ cốt cá Voi lớn. Hằng năm đến rằm tháng 4 ÂL, để cầu tế cho một mùa đánh bắt cá bội thu, ngư dân các vạn chài làng Phước Thể, Vĩnh Hảo tập trung tổ chức lễ hội cầu ngư (cúng Vạn) du khách đến dịp này sẽ được chứng kiến một lễ hội đặc sắc, mang đậm dấu ấn tâm linh của cư dân vùng biển.

Tóm lại, nhờ lợi thế là đảo nằm gần bờ, có bãi san hô bao quanh rộng lớn còn

nguyên sơ đa dạng giống lồi, trên đảo có nhiều cảnh quan tự nhiên đẹp. KBTB cù lao Câu hội đủ các điều kiện tối ưu để phát triển loại hình DLST biển- đảo trên cả ba tuyến: tuyến bờ và mép nước, trên mặt nước và đáy đại dương. Hiện tại đang là một điểm DLST lặn biển khám phá san hô đầu tiên được đưa vào tour khai thác thu hút khá lớn lượng khách quốc tế và nội địa đến từ TPHCM và các tỉnh lân cận.

ii/ Khu BTB Đảo Phú Quý (huyện Phú Quý-Bình Thuận) :

Diện tích tự nhiên đảo chính đo được là 32km2, chiều dài khoảng 7,5km, chiều rộng khoảng 4,5km. Nằm cách thành phố Phan Thiết khoảng 56,7 hải lý (tương đương 120km) về phía Đơng Nam. Đảo được bao quanh bằng một vành đai đá đen cùng đá san hơ rộng và dày. Địa hình bên trong của đảo khơng bằng phẳng, nổi lên có 3 ngọn núi chính là núi Cấm (108m), núi Cao Cát (85m) và núi Ông Đụn (44,9m).

Phú Quý là một quần đảo, được bao bọc xung quanh bởi 10 đảo lớn nhỏ, lớn nhất trong các đảo nhỏ phải kể đến hịn Tranh diện tích tự nhiên khoảng 270ha, nơi rộng nhất khoảng 400m, dài nhất chừng 1000m, cách đảo lớn khoảng 900m về phía Đơng Nam. Hịn Tranh hiện là địa điểm được ưa thích, lựa chọn của du khách DLST.

Đến nay ở Phú Quý đã phát hiện được 70 loài thực vật trên cạn, 72 loài tảo biển, 134 loài san hơ cứng và 15 lồi nhuyễn thể [57,48]. Về động vật chủ yếu là lớp chim và bò sát như Chim cu, Chim yến,…Thành phần loài sinh vật biển ở biển đảo Phú Quý rất đa dạng và phong phú. Về san hô cứng chủ yếu tập trung ở bãi Gành Hang, bãi lạch Dù (xã Tam Thanh) và các vùng phụ cận. San hô ở Phú Quý tập trung thành cụm lớn ở mực nước sâu, lúc còn nhỏ chúng kết thành những khóm cây đa dạng, có màu trắng đục tuyệt đẹp. Trong quá trình sinh trưởng phát triển chúng liên kết khối lại với nhau thành những cụm lớn và trồi lên mặt biển tạo thành những đảo nhỏ san hô rất lạ mắt. Đặc biệt ở Phú Quý có nhiều loại Đồi mồi có giá trị kinh tế cao, ở đây cịn phát hiện bãi tập kết của Rùa biển đến đẻ trứng theo mùa, có thể xây dựng thành các điểm nghiên cứu khoa học về Rùa biển đại dương [41,30].

Xung quanh đảo có nhiều bãi tắm tốt, đáng kể là bãi tằm vịnh Triều Dương bãi rộng và thoải, cát trắng mịn; bãi tắm Hịn Tranh, nằm bờ phía Tây đảo Hịn Tranh, bãi cát trắng mịn nằm trong vịnh nhỏ, do ở xa khu dân cư nên ở đây chưa bị con người tác động nhiều và còn giữ được vẻ hoang sơ, ngun thủy. Về phía Đơng Nam của đảo, trên bờ có những vách đá đen cấu tạo như chồng chất về phía biển tạo nên những hang động kỳ thú, dưới nước là những bãi san hơ tập trung, ở đây có thể khai thác các loại hình du lịch lặn biển khám phá, câu cá, chèo thuyền và nghỉ dưỡng cao cấp. Một số cảnh quan đồi núi đẹp đẽ hữu tình khác như mũi Cây Thẻ, mũi Gành Hang, tục gọi là Bàu Bưng ở Triều Dương, bãi Láng hay bãi Trâu ở Long Hải. Đây là những tài nguyên DLST có giá trị, sẽ là những cơ sở để phát triển DLST ở đảo Phú Quý trong tương lai. - Về di tích lịch sử: đảo Phú Q có nhiều danh lam thắng cảnh khá nổi tiếng như chùa Linh Quang, vạn An Thạnh, nhiều đền chùa miếu mạo khác như: dinh Thầy, miếu Bà Công chúa Bàng Tranh. Do sống xa cách đất liền, cư dân hội tụ của nhiều vùng miền đã tạo cho Phú Quý những nét văn hóa rất khác lạ với văn hóa đất liền, nhờ đó đã hình thành một dạng tài nguyên văn hóa phi vật thể rất đặc trưng, khá đặc sắc được du khách và người dân bản xứ ưa thích.

Tuy nhiên, vì ở quá xa so với đất liền, mặc dù có tài nguyên DLST đặc sắc lại là KBT biển quốc gia có yếu tố đa dạng sinh học cao nhưng do phương tiện đi lại giữa đảo và đất liền còn hạn chế, vào mùa biển động có những thời điểm khơng có phương tiện giao thơng để vào đất liền, nên việc khai thác phát triển du lịch chỉ ở dạng tự phát, nhỏ lẻ, vì thế hoạt động du lịch-DLST đến thời điểm hiện tại chưa đáng kể.

2.2.1.4 Các cảnh quan thiên nhiên-danh thắng khác của vùng DHCNTB:

Vùng DHCNTB có chiều dài trên 300 km, từ mũi Cà Tiên giáp với Khánh Hịa đến bãi Bình Châu- Xuyên Mộc giáp Bà Rịa-Vũng Tàu gắn liền với sự phân bố khá đồng đều của các cảnh quan danh thắng thiên nhiên đặc sắc, bãi biển hoang sơ, sạch mịn với phong cảnh hữu tình, những núi đá, eo vịnh, những thác nước, hồ đầm, khe suối đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên hết sức độc đáo của vùng. Cụ thể gồm:

- Ở Ninh Thuận: có bãi biển Cà Ná- Mũi đá Chẹt; bãi tắm Ninh Chữ-Bình Sơn; bãi

cát di động Phước Dinh; đèo Ngoạn Mục; thác Sakai; thác Tiên; suối Tiên; suối Thương; hồ sông Trâu; hồ sông Sắt; hồ Tân Giang; đầm Nại-Hòn Thiêng; các vườn trồng nho và sinh cảnh nông nghiệp tại Ninh Thuận và Phan Rang;

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Đinh kiệm : Bảo vệ môi trường (Trang 54 - 58)