Bình Thuận: có bãi biển Bình Thạnh; bãi Ghềnh Son; cụm bãi biển Vĩnh Thuỷ

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Đinh kiệm : Bảo vệ môi trường (Trang 58 - 60)

Đồi Dương và Thương Chánh (Phan Thiết); bãi biển Rạng-Hàm Tiến; bãi sau Mũi Né- Hịn Rơm; bãi Hịn Hồng-Lạch Chùa–Vũng Mơn; bãi biển Thuận Quý – Khe Gà (Hàm Thuận Nam); biển Đồi Dương (Hàm Tân); suối Tiên (Hàm Tiến); động cát bay Mũi Né; cảnh quan Bàu Trắng (Bắc Bình); thác Bà (Tánh Linh); thác Đầu Trâu, thác Trượt, thác Mưa Bay, hồ Đa Mi, thác Reo,.. Các suối nước khoáng, nước nóng: như suối nước khống Vĩnh Hảo (Tuy Phong), suối nước khoáng ĐaKai (Đức Linh), suối nước khoáng Văn Lâm (Hàm Thuận Nam), suối nước nóng Bưng Thị (Hàm Thuận Nam), suối nước khoáng Phong Điền (Hàm thuận Nam), suối nước khoáng Núi Bà (Hàm Thuận Bắc)….

+ Các cù lao nhỏ:

- Hòn Bà (Hàm Tân): là một đảo nhỏ nhô cao giữa biển, cách bờ biển Lagi, huyện

Hàm Tân 2km về phía Đơng. Trên hịn Bà hiện cịn nhiều cây cổ thụ. Nửa đầu thế kỷ XVII, người Chăm đã dựng lên một ngôi đền để thờ nữ thần Thiên Y Ana. Hiện nay hòn Bà là một trong những thắng cảnh đẹp, là điểm hành hương và du lịch thu hút nhiều khách tham quan khi đến vùng Hàm Tân .

- Hịn Nghề (Hồ Thắng -Bắc Bình): là một đảo nhỏ diện tích khoảng 350m2, đảo có hình thù rất giống Rùa biển đang bơi, cách bờ khoảng 400m. Nơi đây hàng năm được ngư dân khu vực Hoà Thắng tổ chức lễ hội cúng cầu ngư, kết hợp với đền thờ Ông Nam Hải (cá Voi) trong vùng.

2.2.2 Tài nguyên DLST nhân văn vùng DHCNTB:

Thiên nhiên ưu đãi cho vùng DHCNTB không những về cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn để lại cho vùng DHCNTB suốt từ Ninh Thuận đến Bình Thuận, từ hải đảo Phú Quý đến vùng đất liền những tài nguyên nhân văn quý giá mang tầm giá trị quốc gia và khu vực đó là một nền văn hóa Chăm pa phát triển rực rỡ trước khi lụi tàn, những di sản vật thể để lại không thể kể hết được phân bố tương đối đều khắp trên

lãnh thổ của vùng. Đây là tiền đề vững chắc để phát triển DLST văn hóa bản địa trong tương lai.

2.2.2.1 Các di tich lịch sử-văn hóa:

a/ Các tháp Chăm nổi tiếng:

Vương quốc Chăm Pa hình thành rất sớm vào cuối thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên trên dải đất thuộc các tỉnh duyên hải miền Trung ngày nay và đặc biệt vào giai đoạn suy tàn, các đế chế Chăm Pa tập trung chính ở vùng DHCNTB hình thành Vương quốc lấy tên Panduranga. Trong gần 2.000 năm tồn tại và phát triển, vương quốc Chăm Pa đã sáng tạo ra nền văn hóa đặc sắc từng vang bóng một thời, dãi đất từ Ninh Thuận cho đến Bình Thuận có hàng chục di tích nhóm đền tháp Chăm.Tháp Chăm được xây bằng gạch, kỹ thuật sử dụng gạch đất nung thật tuyệt diệu và tinh vi. Cụ thể những cụm tháp nổi tiếng ở vùng DHCNTB bao gồm:

- Tháp Poklong Garai(Phan Rang-Ninh Thuận): là một cụm tháp, cơng trình kiến trúc

còn tương đối nguyên vẹn bằng gạch đạt đỉnh cao của người Chăm. Tháp PoKlông Garai là địa điểm hằng năm được cộng đồng người Chăm tổ chức các lễ hội Katê theo Chăm lịch, và đây là địa điểm du lịch thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghiên cứu và tham gia các dịp lễ hội.

- Tháp Hồ Lai (Thuận Bắc-Ninh Thuận): cịn có tên gọi là Ba Tháp, cụm tháp này

trước đây được các chuyên gia khảo cổ học phương Tây đánh giá là cụm tháp cổ đẹp hàng đầu ở Việt Nam. Cụm tháp bao gồm 3 tháp: tháp Trung tâm, tháp Bắc và tháp Nam, do chiến tranh cùng với sự tàn phá của thời gian, vào năm 1978 tháp Trung tâm đã bị sụp đổ hồn tồn, chỉ cịn lại tháp Bắc và Nam.

- Tháp Pôrômê (Ninh Phước-Ninh Thuận): toạ lạc trên một đỉnh đồi dốc đứng cao

khoảng 50m. Tháp tương đối còn nguyên vẹn, đây là một trong 3 địa điểm tổ chức lễ hội Katê lớn của người Chăm hằng năm.

- Nhóm đền tháp Pơ Sah Inư (Tháp Phố Hài- Bình Thuận): nằm trên đồi cao khoảng 50m, dưới chân đồi là biển cả, Pơ Sah Inư là nhóm đền tháp Chăm có vị trí quan trọng so với các di tích kiến trúc ở Bình Thuận cũng là nơi diễn ra lễ hội Tết Kate của người Chăm ở Bình Thuận.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Đinh kiệm : Bảo vệ môi trường (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)