Một số định hướng triển khai và phát triển PMMNM trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về phần mềm mã nguồn mở và hỗ trợ của nó trong mua bán trực tuyến (Trang 39 - 41)

gian tới

Quan điểm cơ bản của việc ứng dụng và phát triển PMMNM ở nước ta là đa dạng hoá môi trường ứng dụng CNTT để nước ta không bị lệ thuộc vào một môi trường ứng dụng và phát triển CNTT duy nhất nào, tận dụng được những ưu việt của các môi trường tính toán khác nhau. Trong khu vực nhà nước, một số PMMNM cần phải được sử dụng ngay ở một số ứng dụng đã thấy rõ hiệu quả kinh tế hoặc đòi hỏi phải làm chủ công nghệ. Ứng dụng và phát triển PMMNM là công việc chung của cộng đồng nhưng Nhà nước cần hỗ trợ để đảm bảo cho sự phát triển nhanh và lâu dài của PMMNM; thúc đẩy PMMNM nước ta phát triển hoà nhập với cộng đồng PMMNM quốc tế. Có thể nêu 4 mục tiêu ứng dụng và phát triển PMMNM trong thời gian tới ở nước ta như sau:

 Đẩy nhanh việc ứng dụng PMMNM, góp phần bảo vệ bản quyền tác giả và giảm chi phí mua sắm phần mềm trong khu vực nhà nước.

 Hình thành đội ngũ cán bộ có năng lực làm chủ công nghệ và phát huy tính sáng tạo trong ứng dụng và phát triển PMMNM.

 Tạo được một số sản phẩm CNTT đặc thù phù hợp với điều kiện và yêu cầu trong nước trên cơ sở PMMNM.

 Tham gia và đóng góp một cách tích cực với cộng đồng nguồn mở trong khu vực và quốc tế.

Bốn mục tiêu trên được cụ thể hóa bằng 12 kết quả cần đạt được cùng các biện pháp, nội dung hoạt động để đạt được các kết quả này. Đó cũng là những định hướng chính trong triển khai và phát triển PMMNM ở nước ta trong thời gian tới:

Thứ nhất, tất cả các máy tính và mạng máy tính được mua sắm thêm từ năm

2004 bằng nguồn ngân sách Nhà nước đều phải cài đặt PMMNM cho một số ứng dụng văn phòng và sử dụng các PMMNM đó.

Thứ hai, tất cả các cơ sở giáo dục và đào tạo đều có sử dụng một số PMMNM phục vụ công tác giảng dạy và được trang bị hệ thống kỹ thuật CNTT có sử dụng PMMNM.

Thứ ba, một số cơ sở dữ liệu lớn, máy chủ, một số ứng dụng trong an ninh

quốc phòng và một số ứng dụng chuyên nghiệp khác có sử dụng PMMNM.

Thứ tư, đến năm 2005, hoàn thành hệ thống tiêu chuẩn về ứng dụng và phát

triển PMMNM.

Thứ năm, hình thành cộng đồng PMMNM rộng khắp trên cả nước và có Hiệp hội người sử dụng PMMNM, một số trung tâm cấp chứng chỉ trình độ sử dụng PMMNM và 1 tạp chí về PMMNM.

Thứ sáu, sinh viên tất cả các trường đại học, cao đẳng và trung học đều được học sử dụng PMMNM. Đối với sinh viên CNTT và sinh viên chuyên ngành khác có yêu cầu lập trình đều có kỹ năng lập trình theo hệ thống nguồn mở.

Thứ bảy, có ít nhất 30 doanh nghiệp kinh doanh và phát triển PMMNM, 3

trung tâm trình độ cao và một số cơ sở nghiên cứu về PMMNM.

Thứ tám, có một số dự án PMMNM cốt lõi của nước ta và một đội ngũ duy trì các PMMNM này. Mỗi bộ, ngành và địa phương có một đội ngũ cán bộ am hiểu để sử dụng, duy trì và nâng cấp hệ thống PMMNM.

Thứ chín, có chuỗi sản phẩm tích hợp được trong máy chủ, máy để bàn và thiết bị nhúng trong quốc phòng, an ninh và một số hệ điều khiển sản xuất.

Thứ mười, hình thành mạng máy tính hiệu năng cao (High performance

computing) và tính toán mạng lưới (Grid computing) cho quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và một số hoạt động đào tạo, nghiên cứu-phát triển và chuyên ngành khác.

Thứ mười một, các PMMNM nước ta đều tuân thủ các luật lệ và quy định Quốc tế.

Thứ mười hai, tham gia tích cực và có đóng góp vào cộng đồng PMMNM Quốc

tế.

3.3. Sơ lược về hoạt động mua - bán trực tuyến

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về phần mềm mã nguồn mở và hỗ trợ của nó trong mua bán trực tuyến (Trang 39 - 41)