Xây dựng các ứng dụng, dịch vụ cho Chính phủ Điện tử bằng các

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về phần mềm mã nguồn mở và hỗ trợ của nó trong mua bán trực tuyến (Trang 35 - 39)

mại hoá PMMNM. Đây là vấn đề thu hút phần lớn sự quan tâm của sinh viên. Nhà kinh doanh cho rằng PMMNM đang được coi là một trong những giải pháp hàng đầu trong lĩnh vực CNTT. Minh chứng là hiện có nhiều dự án phần mềm nguồn mở đang được ứng dụng tại các văn phòng chính phủ, hệ thống thương mại điện tử, tài chính và ngân hàng...

Ông Lân cũng khích lệ tinh thần các học viên lập trình đang háo hức với những thông tin vừa thu nhận được bằng khẳng định: "Xu hướng phát triển thương mại điện tử đang đặt ra một thách thức mới cho mã nguồn mở. Đó là việc xây dựng các hệ thống ứng dụng có khả năng thay đổi linh hoạt với chi phí thấp nhất và dễ dàng tích hợp với nhau. Và trong sứ mệnh này, các lập trình viên đóng vai trò thiết yếu".

Trên thực tế, nguồn nhân lực về nguồn mở trong các công ty làm phần mềm đang thiếu trầm trọng về cả kiến thức lẫn kinh nghiệm. Mặt khác, doanh nghiệp chưa nhận thức được xu hướng thương mại hoá phần mềm nguồn mở trong khi việc đào tạo lĩnh vực này chưa chuyên nghiệp.

3.2.2. Xây dựng các ứng dụng, dịch vụ cho Chính phủ Điện tử bằng các PMMNM PMMNM

Liệu có thể xây dựng các ứng dụng, dịch vụ phần mềm cho CPĐT bằng các PMMNM? Câu trả lời là “CÓ”. Dưới đây liệt kê một số PMMNM có thể được sử dụng để xây dựng không chỉ các ứng dụng, dịch vụ phần mềm, mà còn để xây dựng các thành phần nền tảng cơ bản: “dịch vụ thư mục”, “cổng điện tử”(portal), “hệ thống

quản lý nội dung”(Content Management System), “an ninh dữ liệu”(Data security), “mẫu biểu điện tử”(Form Server), “thanh toán điện tử”(E- payment).

PMMNM để xây dựng các thành phần nền tảng cơ bản

STT Tên dịch vụ Phần mềm nguồn mở

1 Dịch vụ quản lý thư mục OpenLDAP

2 Cổng điện tử Apache Jetspeed Portal, uPortal, Exo Portal...

3 Hệ thống quản trị nội dung OpenCms, Lenya, WebCMS2

4 CA và hạ tầng cơ sở khóa

công khai IdealPKI, OpenCA

5 Máy chủ mẫu biểu PostgreSQL, MySQL

PMMNM để xây dựng các dịch vụ hệ thống cho các trung tâm tích hợp dữ liệu

STT Tên dịch vụ Phần mềm nguồn mở

1 Hệ điều hành máy chủ Red Hat

2 Dịch vụ quản lý tên miền DNS Bind 3 Dịch vụ thư tín điện tử (Mail) Postfix 4 Dịch vụ quản lý hộp thư

(POP3/IMAP) Cyrus

5 Dịch vụ Web Server Apache

STT Tên dịch vụ Phần mềm nguồn mở

7 Dịch vụ truyền tệp (FTP) ProFTP

8 Dịch vụ truy cập bằng quay số từ xa Radius 9 Dịch vụ quản lý địa chỉ IP động

DHCP ISC DHCP

10 Dịch vụ chia sẻ ổ đĩa trên mạng NFS Samba 11 Dịch vụ bảo mật tường lửa (firewall) Shorewall 12 Dịch vụ kiểm soát, theo dõi truy cập

trái phép Snort

13 Dịch vụ chống thư rác SpamAssasin

14 Dịch vụ sao lưu hệ thống RSYNC

15 Dịch vụ phục hồi dữ liệu hệ thống Tar 16 Dịch vụ uỷ quyền (Proxy) Squid

17 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu PostgreSQL, MySQL 18 Dịch vụ thẩm định người dùng SASLAUTHD

19 Dịch vụ quản trị từ xa có bảo mật SSH

20 Dịch vụ Mail Offline Fetchmail

21 Dịch vụ Mobile user Squirrelmail

STT Tên dịch vụ Phần mềm nguồn mở 23 Dịch vụ theo dõi hoạt động của mạng Nagios, MIDAS

24 Theo dõi hoạt động các dịch vụ mạng Ntop 25 Dịch vụ theo dõi băng thông trên

mạng

MTRG (Multi Traffic Router Graph)

26 Dịch vụ mạng riêng ảo VPN OpenVPN, OpenSwan

Không chỉ là PMMNM, mà còn là chuẩn mở

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc xây dựng CPĐT bằng các PMMNM và chuẩn mở đối với Chính phủ sẽ đem lại những mặt tích cực sau:

 Giảm thiểu sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp phần mềm nước ngoài.

 Đấu tranh với tình trạng độc quyền trong thị trường phần mềm để tránh việc lạm dụng tình trạng độc tôn thị trường.

 Nâng cao chất lượng các hệ thống thông tin chính phủ.

 Giảm chi phí phát triển và triển khai phần mềm (trong điều kiện tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ).

 Trao đổi tốt hơn dữ liệu giữa các cơ quan Chính phủ với nhau, giữa Chính phủ với người dân và doanh nghiệp.

Với PMMNM chúng ta đã nói tới nhiều và chúng ta sẽ không nhắc lại ở đây, còn một chuẩn mở là một chuẩn đạt được các yêu cầu sau:

Giá thành sử dụng chuẩn thấp và không có bất cứ khó khăn nào khi tiếp cận nó.

Chuẩn được chấp nhận trên cơ sở một qui trình ra quyết định cũng mở (quyết định đồng thuận hoặc của đa số).

Quyền sở hữu trí tuệ đối với chuẩn này được trao cho một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động với một chính sách truy cập hoàn toàn tự do.

Không có bất cứ hạn chế nào về việc tái sử dụng chuẩn.

Trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, ta đặc biệt quan tâm tới

“Các chuẩn mở vì lợi ích của việc tương hợp (interoperability) các hệ thống thông tin” vì tính tương hợp của hệ thống thông tin là cần thiết để tạo điều kiện cho việc hợp

tác giữa các tổ chức chính phủ và điều phối các quá trình nghiệp vụ bên trong và giữa các tổ chức này. Việc nâng cao trao đổi dữ liệu giữa các ứng dụng cũng sẽ cải thiện tính tương hợp giữa các qui trình cũng như các bước qui trình hành chính trong các cơ quan Chính phủ.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về phần mềm mã nguồn mở và hỗ trợ của nó trong mua bán trực tuyến (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w