Số ngày làm việc bình quân trong kỳ tăng thêm 9 ngày/ người tương ứng
tăng 2,3% so với kỳ gốc làm cho giá trị sản xuất tăng thêm 2.597.063 (103đ),
tương ứng với tăng 2,35%. Số ngày làm việc bình quân tăng thêm ở kỳ nghiên cứu có thể do một số nguyên nhân dưới đây.
+ Ý thức công nhân nâng cao.
tự ý nghỉ làm giảm đi hẳn, nhờ đó cơng việc hồn thành nhanh chóng đây là ngun nhân chủ quan tích cực. Nó kích thích sản xuất, nâng cao năng suất lao động đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời với đó doanh nghiệp cần duy trì chế độ khen thưởng, hoặc tăng thêm quỹ khen thưởng bằng cách tăng tỷ lệ % trích vào quỹ khen thưởng, những người khơng nghỉ phép, nghỉ phép ít thì được hưởng theo tỷ lệ. Đây là nguyên nhân chủ quan, tích cực.
+Doanh nghiệp tăng số ngày làm thêm.
Để đảm bảo sản xuất đúng tiến độ theo yêu cầu của khách hàng, mặt khác rút ngắn chu kì sản xuất sản phẩm, đẩy nhanh tốc độ quay vịng vốn, sang đến kì này, ban lãnh đạo cơng ty đã bố trí cho cơng nhân làm thêm vào ngày nghỉ (cứ 2 tuần một lần, doanh nghiệp lại tổ chức cho công nhân làm thêm một ngày chủ nhật), tất nhiên có sự trả lương một cách hợp lí cho người lao động và dựa trên tinh thần hoàn toàn tự nguyện của họ. Điều này đã làm cho số ngày làm việc bình qn của cơng nhân tăng lên, kéo theo giá trị sản xuất trong kì cũng tăng. Đây là ngun nhân chủ quan, tích cực.
+ Số ngày công nhân nghỉ phép theo lịch nghỉ phép hàng năm trong kì này giảm.
Về lịch nghỉ phép hằng năm (quy định tại Điều 76 BLLĐ): ”Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của BCH cơng đồn cơ sở và phải thông báo trước cho mọi người trong DN. NLĐ có thể thoả thuận với NSDLĐ để nghỉ hằng năm thành nhiều lần. Người làm việc ở nơi xa xơi hẻo lánh, nếu có u cầu, được gộp số ngày nghỉ của 2 năm để nghỉ một lần; nếu nghỉ gộp 3 năm một lần thì phải được NSDLĐ đồng ý. NLĐ do thơi việc hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm, thì được trả lương những ngày chưa nghỉ”.
Tuân thủ những quy định đề ra cho người sử dụng lao động, cũng như người lao động, ở kì này, nhiều cơng nhân ở xa đã yêu cầu gộp số ngày nghỉ của 2 năm để
ĐỒ ÁN MƠN HỌC: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
hợp chưa nghỉ hết “số ngày nghỉ hàng năm” của kì này nhiều hơn kì trước. Do vậy, làm cho số ngày làm việc bình quân tăng lên. Đây là nhân tố khách quan, tích cực.
+ Số cơng nhân nghỉ ốm đau giảm.
Ở kì trước, nhiều dịch bệnh mới xuất hiện, cũng như những dịch bệnh cũ lại quay trở lại và lan ra trên phạm vi rộng như sốt vi rút, dịch tả, đau mắt ...khiến cho số lượng công nhân nghỉ ốm, phải nhập viện khá nhiều. Và cho đến năm nay, bộ y tế đã có những chủ trương, biện pháp phịng ngừa, điều trị nhanh chóng như tiêm phịng, trích ngừa, cấp phát thuốc miễn phí, tăng cường dọn vệ sinh môi trường, nhập những loại thuốc điều trị mới đã đượcthử nghiệm bởi cơ quan chức năng, tăng cường khám sức khỏe miễn phí... Ngay bản thân mỗi cơng nhân cũng có ý thức hơn trong việc giữ gìn và bảo vệ sức khỏe cho chính mình. Do vậy số công nhân ốm đau giảm đi nhiều làm cho số ngày làm việc bình quân cũng tăng lên so với kỳ gốc.
Đây cũng là nguyên nhân khách quan, tích cực ảnh hưởng tốt đến quá trình sản xuất kinh doanh nhờ đó giá trị sản xuất tăng.
Qua phân tích các nguyên nhân làm tăng số ngày làm việc bình quân trong kỳ của người lao động, ta thấy có nhiều ngun nhân chủ quan tích cực mà doanh nghiệp nên tiếp tục duy trì như là chính sách khen thưởng khuyến khích người lao đơng, đó là biện pháp kinh tế giúp cho người lao động hăng hái tích cực làm viêc, đảm bảo số ngày công làm việc.