Đánh giá những mặt đạt được và tồn tại của TTCK Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và phát triển quyền chọn cổ phiếu trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 41 - 45)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CHỌN CỔ PHIẾU

2.1.3- Đánh giá những mặt đạt được và tồn tại của TTCK Việt Nam

2.1.3.1- Những mặt đạt được của TTCK Việt Nam

TTCK Việt Nam đã trải qua một khoảng thời gian 10 năm hoạt động. Tuy nhiên, so với lịch sử phát triển của các TTCK các nước thì khoảng thời gian này mới chỉ là

- Đã hình thànhđược hệ thống TTCK tương đối mạnh, gồm các CTCK, quỹ đầu tư, các tổ chức niêm yết, các nhà đầu tư... Khi mới thành lập, TTCK Việt Nam chỉ

có khoảng 2.900 tài khoản đầu tư, 5 CTNY, 7 CTCK thì đến 30/06/2010, tồn thị

trường có khoảng trên 900.000 tài khoản; 557 CTNY, 105 CTCK và 47 quỹ đầu tư

và quy mô giao dịch cũng tăng theo thời gian.

Cụ thể, năm 2006, quy mơ giao dịch bình qn trong từng phiên (chỉ tính riêng cổ phiếu) là 558 tỷ đồng; năm 2007 bình quân là 1.000 tỷ đồng; năm 2008 là 730 tỷ

đồng; trong những tháng giữa năm 2010 tăng lên bình quân khoảng trên 3.300 tỷ đồng/phiên. Chỉ số vốn hóa thị trường năm 2000 chiếm 0,28% GDP, năm 2007 là 40%, 2008 là 19,76%, năm 2009 là 37,71% và tính đến ngày 30/6/2010 ước khoảng

42% GDP.

- TTCK trong những năm gần đây đã thực sự đóng góp tích cực cho quá trình

huy động vốn phục vụ đầu tư phát triển kinh tế.

Trong những năm gần đây,TTCK Việt Nam đã thật sự trở thành kênh huy động vốn trái phiếu rất hiệu quả của Chính phủvà là kênh dẫn vốn rất tốt cho các doanh nghiệp có nhu cầu vốn kinh doanh. Đặc biệt, TTCK Việt Nam đã trở thành kênh thu hút vốn gián tiếp nước ngoài rất mạnh.

Nếu như trong giai đoạn đầu của TTCK chỉ có duy nhất một quỹ đầu tư là Vietnam Enterprise Investment Fund đầu tư, thì từ năm2003 trở đi dòng vốnđầu tư

gián tiếp vào Việt Nam tăng dần từng năm và tăng đột biến vào năm 2006-2007.

Báo cáo của Ngân hàng ANZ cho biết từ năm2001-2006 vốn đầu tư gián tiếp đạt khoảng 12 tỉ USD, riêng năm 2007 đạt khoảng 5,7 tỉ USD, ước trên 127.000 tỷ

đồng và chiếm trên 10% GDP. Hiệntạicókhoảng 35quỹ đầu tư nướcngồi chun đầu tư vào thị trườngViệt Nam, kể cả quỹ thu nhập cố định, quỹ tư nhân, bất động

sản với tổng số vốn đầu tư tínhđến giữatháng30/6/2010 đạt khoảng 4,5tỉUSD. - Hệ thống khn khổ pháp lý từng bước được cải thiện.

Luật chứng khoán được ban hành và áp dụng từ năm 2007. Theo đó là một loạt các hệ thống văn bản hướng dẫn được hình thành. Hầu hết các lĩnh vực liên quan

đến hoạt động TTCK đã được điều chỉnh bởi các văn bản pháp lý liên quan. Điều này đã tạo được khuôn khổ pháp lý cao, đồng bộ và thống nhất cho hoạt động của

TTCK. Bên cạnh đó, hệ thống các văn bản pháp lý từng bước loại bỏ những mâu thuẫn, xung đột với các văn bản pháp luật khác có liên quan; phù hợp hơn với luật pháp và thông lệ quốc tế, tạo nền tảng cho TTCK Việt Nam khả năng hội nhập với các thị trường vốn quốc tế và khu vực.

Nhờ hệ thống pháp lý ngày càng hồn thiện đã góp phần tăng cường tính cơng khai minh bạch cho thị trường và nâng cao khả năng quản lý giám sát thị trường của

cơ quan quản lý nhà nước. Điều này được thể hiện thông qua nỗ lực tăng cường

công khai và minh bạch về thông tin về kết quả hoạt động của CTNY; các qui định về tăng cường công khai thông tin về đấu giá cổ phần, đấu thầu trái phiếu của các CTCK, nhất là qua SGDCK cũng được cải thiện.

Ngoài ra, khung pháp lý và chế tài về giám sát, thanh tra và xử lý vi phạm đối với thông tin của các CTNY trên TTCK đã được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện nhằm tăng cường hiệu lựcthực thi và kỷ luật thị trường. Đặc biệt gần đây, khung chế tài

được tăng cường đối với hành vi cung cấp thông tin bất lợi cho nhà đầu tư và thao

túng thị trường. Do đó, cơng tác quản trị cơng ty, nhất là các CTNY được cải thiện một cách đáng kể.

- Công tác can thiệp, điều hành thị trường nói chung ngày càng mang tính thị

trường hơn. Cách thức can thiệp thị trường là gián tiếp, mang tính cảnh báo, giúp

giảm thiểu rủi ro đối với các nhà đầu tư nhỏ lẻ, song khơng làm méo mó thị trường,

đảm bảo khơng gây nên những xáo trộn lớn trên thị trường tài chính, và khơng gây tác động xấu đối với đời sống kinh tế, chính trị- xã hội.

- Bộ máy quản lý, vận hành hạ tầng thị trường ngày càng được đổi mới và phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. SGDCK được tăng nhiều quyền tự chủ hơn trong hoạt

động quản lý, vận hành, đã chuyển đổi từ đơn vị sự nghiệp có thu sang hoạt động

theo mơ hình cơng ty THHH một thành viên thuộc sở hữu Nhà nước. Việc ra đời

tầng lưu ký chứng khoán một cách tập trung và đồng bộ, tạo điều kiện phát triển TTCK.

2.1.3.2- Những mặt còn tồn tại của TTCK Việt Nam

Tuy trong 10 năm qua, TTCK Việt Nam đãđạt được những thành tựu rất to lớn nhưng vẫn còn một số tồn tại hạn chế cần khắc phục, sửa đổi.

- TTCK Việt Nam vẫn chưa là hàn thử biểu của nền kinh tế Việt Nam. Ngoài các nhân tố yếu kém của các nhà đầu tư cá nhân, một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng này là do trên thị trường góp mặt rất ít cơng ty có qui mơ vốn lớn, mang tính

đại diện cho nền kinh tế và do mức giá thị trường trong một thời gian dài được định

giá quá cao. Mặt khác, sự điều tiết cung –cầu chưa hợp lý, lúc quá nhiều, khi quá ít dẫn đến những đột biến về giá cả trên thị trường. Một nguyên nhân khác là việc CPH ít gắn liền với việc niêm yết. Tính đại chúng của nhiềuCTNY chưa cao, chưa

đáp ứng được một trong những tiêu chuẩn niêm yết là phân tán cổ phiếu trong công

chúng.

- Mức độ minh bạch, tn thủ việc cơng khai hóa thơng tin và tuân thủ về quản trị công ty trong các CTNY, CtyĐC vẫn chưa cao. Mặc dù đã có những cải thiện rất lớn trong vòng 10 năm qua, nhưng so với yêu cầu và chất lượng công bố thông tin của những TTCK phát triển thì vẫn cịn phải hồn thiện nhiều.

- Khuôn khổ pháp lý đã được ban hành chưa thể bao quát các tình huống khi

những lĩnh vực mới, nghiệp vụ mới phát sinh. Ngoài ra, mối liên hệ giữa văn bản pháp lý chứng khoán với các văn bản pháp lý hiện hành vẫn cịn có những khoảng trống gây khó khăn trong quá trình vận hành, xử lý và quản lý thị trường.

- Chất lượng dịch vụ và năng lực tài chính của các tổ chức trung gian vẫn vòn hạn chế, đặc biệt là vấn đề quản trị rủi ro, kiểm soát nội bộ và đạo đức nghề nghiệp. Bên cạnh đó, trên thị trường vẫn còn thiếu vắng một số định chế tài chính quan trọng như cơng ty định mức tín nhiệm, các quỹ hưu trí và quỹ đầu tư tương hỗ. Các nhà bảo lãnh phát hànhở Việt Nam vẫn chủ yếu là các ngân hàng thương mạiNhà

nước, các CTCK thực hiện bảo lãnh chưa nhiều, chủ yếu là bảo lãnh phát hành đối

với trái phiếu Chính phủ.

- Cơ sở hạ tầng, công nghệ chưa phát triển đồng bộ và đạt chuẩn quốc tế.Qua 10

năm thành lập và phát triển, hệ thống cơ sở hạ tầng và công nghệ đầu tư cho TTCK đã từng bước được mở rộng phát triển, hoàn thiện. Tuy nhiên, cho đến nay, TTCK

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và phát triển quyền chọn cổ phiếu trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)