Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CHỌN CỔ PHIẾU
2.2.5- Rủi ro từ hệ thống tổ chức quản lý, giám sát thị trường
Hệ thống tổ chức quản lý và giám sát thị trường có chức năng và vai trị quan trọng trong mục tiêu lành mạnh hóa TTCK, bảo vệ lợi ích cũng như giảm thiểu rủi
ro cho các nhà đầu tư, hướng tới một thị trường ổn định – bền vững và hiệu quả.
nước trên thế giới, việc đạt được mục tiêu này là một q trìnhđầy khó khăn và cố
gắng hồn thiện khơng ngừng.
Hiện nay, để quản lý, giám sát và điều chỉnh các hoạt động của TTCK, Việt Nam
đã ban hành và sử dụng rất nhiều văn bản pháp lý. Hệ thống giám sát thị trường được tổ chức thành 2 cấp: các SGDCK là đơn vị giám sát cấp thứ nhất, có nhiệm vụ
giám sát trực tiếp diễn biến giao dịch từng ngày; UBCKNN là đơn vị giám sát cấp thứ hai, giám sát trực tiếp các SGDCK và trung tâm lưu ký. Dù những năm qua đã có rất nhiều cố gắng và bước đầu cũng đãđạt được những kết quả nhất định nhưng
thực tế công tác quản lý, giám sát vẫn còn đối mặt với rất nhiều khó khăn như
nguồn lực con người cũng như cơ sở vật chất còn yếu và thiếu, đây lại là nghiệp vụ mới trong khi hoạt động thị trường ngày càng phát triển, các hành vi vi phạm ngày càng phức tạp; việc xử lý vi phạm chưa đảm bảo được tính chất răn đe và phòng ngừa do chế tài còn thấp hoặc chưa đầy đủ; Luật chứng khoán- cơ sở pháp lý quan trọng nhất để điều chỉnh hoạt động của TTCK Việt Nam chưa đưa ra qui định chi tiết, đầy đủ về các hành vi vi phạm trên thị trường, các hành vi vi phạm pháp luật về chứng khốn và TTCK...
Chính những khe hở cũng như những hạn chế của hệ thống quản lý và giám sát sẽ tạo thêm nhiều rủi ro cho các chủ thể trong quá trình tham gia hoạt động trên TTCK.
2.3- SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN QUYỀN CHỌN CỔ PHIẾU TRÊN TTCK VIỆT NAM.
2.3.1- Xu hướng phát triển tất yếu khách quan
Lịch sử phát triển của TTCK cho thấy chứng khốn phái sinh nói chung và quyền chọn chứng khoán - quyền chọn cổ phiếu nói riêng là những tài sản tài chính cao cấp chỉ được giao dịch trên những TTCK đã phát triển đến một trìnhđộ nhất định.
Sự xuất hiện của các tài sản tài chính cao cấp này trên TTCK có thể xem như một cột mốc đánh dấu cho sự tích lũy đủ về lượng và có được bước nhảy vọt về chất
Tìm hiểu quá trình phát triển của các TTCK trên thế giới cho thấy, hầu hết các TTCK phái sinhđều phải trải qua một thời gian khá dài kể từ khi hình thành TTCK
đến khi ứng dụng chứng khoán phái sinh đầu tiên trên thị trường.
Bảng 2.1: Năm thành lập TTCK và TTCK phái sinh của một số nước STT Quốc gia Năm thành lập TTCK Năm thành lập TTCKPS
1 Mỹ 1790 1973 2 Úc 1861 1976 3 Nhật Bản 1878 1988 4 Hàn Quốc 1956 1997 5 Singapore 1973 1984 6 Thái Lan 1975 2004 (Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh của các nền kinh tế hiện đại, khoảng cách thời gian giữa hình thành TTCK và TTCK phái sinh ngày càng được rút ngắn. Mỹ phải mất 183 năm, Úc phải mất 115 năm, Nhật Bản mất 110 năm; Hàn Quốc có khoảng
cách là 41 năm, Thái Lan là 29 năm và Singapore chỉ có 13 năm là TTCK phái sinh được hình thành.
Nhìn lại Việt Nam, năm 2000 là năm ghi dấu TTCK Việt Nam chính thức được thành lập và đi vào hoạt động. Trải qua 10 năm kể từ thời điểm thành lập, TTCK Việt Nam đã có nhiều bước nhảy vọt về lượng, thể hiện qua số lượng các CTNY, CTCK, công ty quản lý quỹ, tài khoản đăng ký, giá trị vốn hóa thị trường cũng như giá trị giao dịch.
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu đánh giá bước nhảy về lượng của TTCK Việt Nam
Các chỉ tiêu Năm 2000 30/6/2010
1. Số lượngCTNY 5 557
2. Số lượng CTCK 7 105
3. Số lượng công ty quản lý quỹ 1 46
4. Số lượng tài khoản nhà đầu tư 2.908 925.955
5. Giá trị vốn hóa thị trường (tỷ đồng) 986 695.186 6.Tỷ trọng vốn hóa thị trường so với GDP (%) 0,28 42,25 7. Giá trị giao dịch bình quân (tỷ đồng/phiên) 1,4 3.307
(Nguồn: Ủy ban chứng khốn Nhà nước)
Bên cạnh đó, về mặt cấu trúc thị trường cũng đã có những phát triển đáng ghi nhận. Chúng ta đã phát triển được các thị trường như HOSE, HNX, UpCom, thị
trường trái phiếu chuyên biệt. Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ chế quản lý cũng như
trìnhđộ của nhà đầu tư đều ngày càng được nâng cấp và hồn thiện khơng ngừng so
với những ngày đầu hoạt động.
Chỉ trong 10 năm, TTCK Việt Nam đã có được những bước tiến rất dài. Với đà
phát triển như trên, việc xây dựng để đưa các sản phẩm phái sinh, đưa quyền chọn cổ phiếu vào hoạt động trên TTCK Việt Nam sẽ là phù hợp qui luật và xu hướng phát triển tất yếu khách quan.
Mặt khác, bắt đầu từ 07/11/2006, Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO, tham gia vào một sân chơi lớn có tính tồn cầu. Theo cam kết gia nhập WTO của Việt
Nam thì “Đối với dịch vụ chứng khốn cho phép thành lập văn phòng đại diện và liên doanh đến 49% vốn đầu tư nước ngoài từ thời điểm gia nhập; cho phép thành
lập Cơng ty cung cấp dịch vụ chứng khốn 100% vốn đầu tư nước ngoài sau 5 năm kể từ khi gia nhập, và cho phép thành lập chi nhánh của Cơng ty cung cấp dịch vụ
tốn, tư vấn liên quan đến chứng khoán và cung cấp, trao đổi thơng tin tài chính.”
Việc mở cửa thị trường dịch vụ chứng khốn cùng với việc cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia cung cấp dịch vụ trên TTCK Việt Nam sẽ tăng
thêm năng lực khai thác của thị trường, đẩy nhanh q trình chuyển giao cơng nghệ và đào tạo đội ngũ cán bộ. Với tiềm lực tài chính mạnh, các tổ chức cung ứng dịch
vụ nước ngoài sẽ cho ra đời nhiều sản phẩm dịch vụ mới, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Điều này sẽ dẫn đến một kết quả tất yếu là diện mạo của TTCK Việt Nam sẽ thay đổi theo hướng gia tăng về lượng và chất; trong đó chắc chắn phải có sự hình thành và phát triển của thị trường quyền chọn cổ phiếu.
2.3.2- Chính sách phát triển TTCK của Chính phủ
Về mặt chính sách phát triển TTCK, Chính phủ cũng đã đưa ra định hướng xây
dựng và phát triển các sản phẩm phái sinh tài chính nói chung và quyền chọn cổ phiếu nói riêng.
Điều này trước tiên được khẳng định rất rõ ngay tại Luật chứng khoán Việt
Namnăm2007. Tại Điều 6, khoản 1 của Luật chứng khoán đã khẳng định: “Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khốn được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm các loại sau đây: a. Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; b. Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số
chứng khoán”.
Tiếp sau Luật chứng khoán, ngày 02/08/2007, Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định số 128/2007QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án phát triển thị trường vốn Việt nam đếnnăm 2010 và tầm nhìnđến năm 2020. Trong quyết định, nhiệm vụ phải xây dựng và phát triển quyền chọn cổ phiếu được nhắc chi tiết và rõ ràng
hơn. “Phát triển thị trường vốn theo hướng hiện đại, hoàn chỉnh về cấu trúc (bao
gồm thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các cơng cụ phái sinh, thị
nhất, có khả năng liên kết với các thị trường khu vực và quốc tế”.
Ngay tại phần C - phần các giải pháp thực hiện của quyết định 128/2007QĐ- TTg, cũng có xác định rõ “Phát triển các loại chứng khoán phái sinh như: quyền chọn mua, quyền chọn bán chứng khoán; hợp đồng tương lai; hợp đồng kỳ hạn; các sản phẩm liên kết…”
Quyền chọn cổ phiếu đã được thể hiện rõ trong từng bước đi của các chính
sách, thể hiện sự cần thiết và cần được phát triển trên TTCK trong tiến trình hội nhập phát triển. Tuy nhiên mãi cho đến nay chủ trương này vẫn chưa được thực
hiện.
2.3.3- Xuất phát từ nhu cầu thực tế của thị trường
2.3.3.1- Nhu cầu phòng ngừa rủi ro
Mặc dù TTCK Việt Nam đã có những bước phát triển rất tích cực, nhưng từ khi thành lập đến nay, hoạt động đầu tư trên thị trường vẫn luôn đối mặt với rất nhiều rủi ro tiềm ẩn.
Một minh chứng khá rõ nét là sự lên xuống thất thường của Vn-Index ln nằm ngồi dự đốn của các chuyên gia. Vn-Index đạt tới 1.170,67 điểm vào ngày
12/03/2007, tăng hơn 55% so với phiên cuối cùng của năm 2006, cũng là lúc các nhà đầu tư đổ vốn vào TTCK. Nhưng ngay sau đó, lên cao nhanh bao nhiêu, Vn- Index đi xuống nhanh bấy nhiêu. Chỉ trong vòng 8 tháng, từ tháng 11/2007 đến
tháng 6/2008, Vn-Index sụt giảm từ 1105,21 xuống còn 366,02 điểm mất đi tới
Biểu đồ 2.4:Đồ thị biến động chỉ số VN-Index từ 28/7/2000 đến 30/06/2010 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000 1100 1200 6 /3 0 /0 0 1 2 /3 0 /0 0 6 /3 0 /0 1 1 2 /3 0 /0 1 6 /3 0 /0 2 1 2 /3 0 /0 2 6 /3 0 /0 3 1 2 /3 0 /0 3 6 /3 0 /0 4 1 2 /3 0 /0 4 6 /3 0 /0 5 1 2 /3 0 /0 5 6 /3 0 /0 6 1 2 /3 0 /0 6 6 /3 0 /0 7 1 2 /3 0 /0 7 6 /3 0 /0 8 1 2 /3 0 /0 8 6 /3 0 /0 9 1 2 /3 0 /0 9 6 /3 0 /1 0 (Nguồn:http://www.cophieu68.com)
Thực tế cho thấy, đã có nhiều nhà đầu tư bị thua lỗ nặng trong thời gian qua và dẫn đến phải cầm cố tài sản để vay nợ hay bán tài sản để trả nợ, điển hình là các nhà
đầu tư cá nhân nhỏ ít vốn. Do thiếu kinh nghiệm cũng như kiến thức đầu tư nên thường đầu tư theo cảm tính hơn là lý trí, và điều này tạo nên tâm lý đầu tư theo
kiểu bầy đàn. Bởi vì số lượng các nhà đầu tư nhỏ lẻ chiếm tỷ lệ rất lớn trên thị
trường nên khi thị trường rớt giá, khi đứng trước nguy cơ thua lỗ lớn, họ vội vàng ồ ạt bán tháo chứng khoán ra thị trường, làm giá cả tiếp tục giảm mạnh. Vì thế, một biện pháp phịng ngừa rủi ro hay bảo vệ lợi nhuận cho các nhà đầu tư đã trở thành một nhu cầu cấp bách. Trong đó, quyền chọn là một giải pháp khá hữu hiệu được sử dụng từ lâu tại các TTCK phát triển. Nó đã trở thành một công cụ phổ biến để giúp
các nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro và tạo lợi nhuận trong đầu tư chứng khoán.
2.3.3.2- Nhu cầu đa dạng hóa cơ hội đầu tư
Hiện nay TTCK Việt Nam vẫn chỉ giao dịch trên 3 loại hàng hóa là cổ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư. Trong đó, giao dịch cổ phiếu luôn chiếm trên 80%
tổng giao dịch thị trường. Trái phiếu chủ yếu là trái phiếu Chính phủ. Hàng hóa
chưa đa dạng đã hạn chế sự lựa chọn đối với nhà đầu tư. Thu nhập của các nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam chủ yếu thu được từ việc chênh lệch giá và cổ tức.
Nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam phần lớn là nhà đầu tư cá nhân trong nước,với vốn nhỏ. Điều này thể hiện thơng qua thu nhập bình qn đầu người của Việt Nam trong năm 2009 mới chỉ đạt được 1060USD và ước tính năm 2010 cũng mới đạt tới
1200USD. So với một số quốc gia trên thế giới như Đan Mạch, Úc, Mỹ và một số
nước trong khu vực như Malaysia, Singapore, Thái Lan… thì mức thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam còn quá thấp (phụ lục 1 và 2). Do đó, mức tích lũy cho tái đầu tư cũng ít đi. Với mức thu nhập như vậy, họ mong muốn đầu tư với một
số vốn ít, nhưng vẫn bảo tồn được vốn và có lãi. Điều sẽ khó thành hiện thực khi
trên TTCK chỉ có vài loại hàng hóa với yêu cầu đầu tư một lượng vốn lớn.
Từ những hạn chế về chủng loại hàng hóa cũng như hạn chế về vốn, nếu đưa quyền chọn vào giao dịch sẽ giúp nhà đầu tư có thêm nhiều sự lựa chọn cũng như
cơ hội thực hiện nhu cầu đầu tư của mình. Vì với đặc điểm giao dịch của quyền
chọn, chỉ với một số vốn nhỏ nhà đầu tư có thể đầu tư được một lượng lớn chứng khốn cơ sở hơn. Ngồi ra, việc ứng dụng quyền chọn sẽ giúp hoàn thiện dần cơ cấu hàng hóa trên TTCK Việt Nam. Hiện nay, TTCK Việt Nam được đánh giá là thị trường nhỏ bé nhất thế giới. Việc ứng dụng giao dịch quyền chọn sẽ góp phần
đem lại một vị thế khác cho thị trường Việt Nam.
2.3.4- Thúc đẩy sự phát triển của TTCK Việt Nam
Quyền chọn – với các ưu điểm của mình sẽ trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển của TTCK Việt Nam. Kỳ vọng giảm thiểu rủi ro và tìm kiếm lợi nhuận qua các hợp đồng quyền chọn chắc chắn thu hút thêm nhiều đối tượng hơn tham gia vào thị
trường. Bên cạnh đó, triển khai quyền chọn sẽ tạo áp lực hồn thiện khơng ngừng
các yếu tố của thị trường như số lượng và chất lượng hàng hóa, trình độ quản lý,
chất lượng nguồn nhân lực, cơ sở vật chất… Chính vì thế nó sẽ kích thích TTCK phát triển mạnh mẽ hơn.
2.4- CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TRỰC TIẾP ĐẾN XÂY DỰNG VÀ PHÁTTRIỂN QUYỀN CHỌN CỔ PHIẾU TRÊN TTCK VIỆT NAM TRIỂN QUYỀN CHỌN CỔ PHIẾU TRÊN TTCK VIỆT NAM
2.4.1- Hàng hóa cơ sở của quyền chọn cổ phiếu
2.4.1.1- Quan điểm chung về hàng hóa cơ sở cho quyền chọn cổ phiếu
Quyền chọn cổ phiếu là sản phẩm chứng khoán phái sinh, ra đời và phát triển dựa trên loại tài sản cơ sở là cổ phiếu. Số lượng cổ phiếu quyết định khả năng phát sinh giao dịch quyền chọn; còn chất lượng cổ phiếu quyết định khả năng sinh lợi, tính thanh khoản, mức độ hấp dẫn đối với nhu cầu giao dịch quyền chọn cổ phiếu. Vì thế số lượng và chất lượng cổ phiếu niêm yết trên TTCK Việt Nam được xem là yếu tố nền tảng đối với xây dựng và phát triển quyền chọn cổ phiếu. Để xây dựng và phát triển được quyền chọn cổ phiếu, trước tiên chúng ta phải xây dựng được một thị
trường cổ phiếu phong phú, đa dạng và có chất lượng.
2.4.1.2- Thực trạng về nguồn cổ phiếu trên TTCK Việt Nam
Số lượng cổ phiếu
Theo thống kê của UBCKNN, tính đến 30/06/2010 đã có tổng cộng 557 CTNY trên cả HOSE và HNX với tổng khối lượng cổ phiếu niêm yết lên đến gần 16 tỷ cổ phiếu. Đây quả là sự gia tăng đáng kể về lượng cổ phiếu mà TTCK Việt Nam đãđạt được sau 10 năm hình thành và phát triển.
Trong thời gian qua, lượng cổ phiếu ở Việt Nam được cung cấp từ 3 nguồn. Nguồn thứ nhất là từ việc CPH các DNNN, nguồn thứ hai xuất phát từ việc hình thành và phát triển các CTCP ngồi nhà nước ở trong nước, và nguồn thứ ba từ việc thu hút vốn đầu tư nước ngồi hình thành nêncác CTCP. Trong đó, nguồn cổ phiếu