NGÂN HÀNG 2006 2007 Quý I/2008
ACB 38,1% 37,3% 40,5%
Sacombank 58,1% 54,8% 55,1%
Đông Á Bank 66,2% 64,9% 72,9% Military Bank 43,7% 37,4% 45,5% VIB Bank 55,3% 42,6% 54,6% Eximbank 55,7% 54,7% N/A Habubank 51,2% 40,1% 56,2% VP Bank 49,5% 73,3% 72,0% AB Bank 36,3% 39,9% 44,2% Seabank 33,0% 42,1% N/A
Nguồn: Báo cáo ngành ngân hàng của Cơng ty chứng khốn Bảo Việt. Từ đầu năm 2008 hoạt động tín dụng có nguy cơ rủi ro cao khi thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh. Do hoạt động cho vay của các ngân hàng chủ yếu dựa vào tài sản đảm bảo là bất động sản, hơn nữa vào thời điểm cuối năm 2007 các NHTMCP lại phát triển mạnh sản phẩm cho vay mua nhà với thời gian đáo hạn từ 10 đến 25 năm. Trong khi, đó nhu cầu mua nhà để ở thực sự không cao mà chủ yếu là do các hoạt động đầu cơ chờ giá lên để hưởng chênh lệch. Khi thị trường bất động sản sụt giảm mạnh các nhà đầu cơ không bán được hàng để trả nợ ngân hàng khi đến hạn thanh toán nợ gốc và lãi sẽ lâm vào tình trạng vay mượn tạm thời ở thị trường khơng chính thức với lãi suất rất cao để trả cho ngân hàng chờ thị trường bất động sản hồi phục sẽ bán bất động sản cầm cố để trả nợ. Thị trường bất động sản càng giảm sâu, và có nguy cơ đóng băng thì những món cho vay của các ngân hàng có nguy cơ thành nợ xấu và mất khả năng thanh tốn. Trong khi đó theo thống kê của NHNN vào thời điểm cuối năm 2007, giá trị tài sản đảm bảo bằng bất động sản chiếm 50% giá trị tài sản của cả hệ thống ngân hàng, dư nợ cho vay bất động sản khoảng 135.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 10,8% tổng dư nợ toàn hệ thống.
Dư nợ cho vay cầm cố chứng khoán tăng nhanh trong năm 2006 – 2007 cùng với sự bùng nổ của thị trường chứng khốn, một số NHTMCP có dư nợ cho vay chứng khoán lên đến 40% -50% dư nợ cho vay. Để hạn chế rủi ro cho hệ thống ngân hàng, NHNN đã ban hành chỉ thị 03 vào năm 2007 sau đó đến Quyết định 03 vào năm 2008 khống chế mức cho vay cầm cố chứng khốn khơng vượt quá 20% vốn điều lệ của Ngân hàng. Khi thị trường chứng khoán sụt giảm liên tục trong thời gian quí I – II năm 2008 làm cho thị giá của các chứng khoán cầm cố giảm thấp hơn mức giá mà ngân hàng áp dụng cho vay, vào thời điểm này các ngân hàng buộc phải bán ra các chứng khoán nhận cầm cố để thu hồi vốn, việc làm đó càng làm cho thị trường chứng khoán sụt giảm thêm trầm trọng hơn, làm cho tổn thất của các ngân hàng càng gia tăng nhiều hơn.
Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng tuy đã được cải thiện song vẫn ở mức cao so với mặt bằng chung trong khu vực.
Bảng 2.10: Tỷ lệ nợ xấu của một số NHTMCPNGÂN HÀNG 2006 2007