1.3.2 .4Xu hướng chuyển dịch nguồn nhân sự
3.1 Các biện pháp thực hiện thương vụ thâu tóm và sáp nhập ngân hàng
3.1.2 Xây dựng tiêu chí lựa chọn ngân hàng mục tiêu phù hợp với thực
Việc xây dựng tiêu chí để lựa chọn ngân hàng mục tiêu rất cần thiết trong quá trình thực hiện thương vụ thâu tóm và sáp nhập ngân hàng. Mỗi ngân hàng có các đặc trưng riêng có, vì vậy Ban điều hành ngân hàng phải xác định chiến lược phát triển dài hạn cho mình, đồng thời tùy thuộc vào các điều kiện kinh tế vĩ mơ và các chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước để điều chỉnh các mục tiêu phát triển cho phù hợp. Từ chiến lược phát triển dài hạn của mình, các ngân hàng phải đánh giá được những lợi thế và bất lợi của mình một cách cẩn trọng để xem xét tìm kiếm các ngân hàng mục tiêu tiềm năng để thâu tóm và sáp nhập. Thơng thường, ở các thị trường tài chính – ngân hàng phát triển lâu đời như Mỹ, Châu u thì tiêu chí các ngân hàng thường lựa chọn là vốn, thị phần, hệ thống khách hàng, chiến lược sản phẩm, danh mục đầu tư.... Tuy nhiên, Việt Nam mới phát triển thị trường tài chính – ngân hàng được hơn 10 năm, do vậy các tiêu chí để xây dựng nhằm lựa chọn các ngân hàng mục tiêu sẽ khác hơn, chẳng hạn như về mạng lưới giao dịch, nhân sự, năng lực tài chính, hệ thống khách hàng, sản phẩm, thị phần...
Về mạng lưới giao dịch, đối với các ngân hàng lớn thường có mạng lưới
giao dịch rộng khắp các tỉnh thành phố trên cả nước, tuy nhiên một số vùng nơng thơn thì chỉ có rất ít điểm giao dịch của các NHTMQD, do đó việc phát triển các sản phẩm về thẻ, cho vay hộ kinh doanh cá thể, các cá nhân không thể phát triển bằng khu vực thành thị. Đối với các ngân hàng nhỏ chuyển đổi từ ngân hàng nơng thơn thì đa số có mạng lưới giao dịch ở một số địa phương nào đó như Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín thì hoạt động ở tỉnh Sóc Trăng là thế mạnh, Ngân hàng TMCP Đại Dương trước đây khi chuyển đổi thành ngân hàng đơ thị thì lĩnh
vực hoạt động chủ yếu ở tỉnh Hải Hưng (nay là Hải Dương và Hưng Yên), Ngân hàng TMCP Mỹ Xuyên hoạt động tại tỉnh An Giang ... Do vậy, các NHTMCP lớn phát triển quá nhanh và mạnh ở khu vực đơ thị nhưng lại khơng hoặc có ít thị phần ở nơng thơn thì mục tiêu nhắm đến là khu vực nơng thơn, nên tiêu chí của các NHTMCP lớn thường nhắm đến là những NHTMCP có mạng lưới giao dịch tại các vùng nơng thơng mà NHTMCP lớn chưa thâm nhập tới.
Về nguồn nhân sự, trong thời gian gần đây, nguồn lực cho ngành tài chính
– ngân hàng đang trở nên khan hiếm, nhân sự trung và cao cấp thiếu trầm trọng, vì thế bài tốn về nguồn nhân sự là những vấn đề nhức nhối cho các ngân hàng. Việc phát triển quá nhanh mạng lưới, việc thâm nhập của các ngân hàng nước ngồi vào thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam ngày càng nhiều tạo nên áp lực cạnh tranh cho các NHTM Việt Nam nói chung và khối NHTMCP Việt Nam nói riêng. Từ đó các NHTMCP đều xây dựng chiến lược mở rộng mạng lưới giao dịch, phát triển sản phẩm mới làm cho việc tuyển dụng nhân sự trở nên khó khăn hơn bao giờ hết, đặc biệt là nhân sự trung và cao cấp. Do vậy, để giải bài toán nhân sự các NHTMCP thường ”câu” người của nhau hoặc của NHTMQD, nguồn lực nhân sự tài chính tăng lên khơng đáng kể mà chủ yếu dịch chuyển từ ngân hàng này qua ngân hàng khác từ đó tạo nên cục diện khó khăn về nhân sự cho toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam. Hơn nữa, các ngân hàng muốn phát triển sản phẩm mới đều phải có nhân sự để nghiên cứu và triển khai, thế nhưng nguồn nhân sự có kinh nghiệm từ những sản phẩm đó ở tại ngân hàng thì lại khơng có hoặc khơng đủ, nên các ngân hàng cũng phải tìm kiếm và lơi kéo về từ các ngân hàng khác. Do vậy, mục tiêu nguồn nhân sự có thể được các ngân hàng xác định là tiêu chí để thâu tóm và sáp nhập khi ngân hàng thâu tóm có tiềm lực về tài chính để phát triển nhưng thiếu hụt nguồn nhân sự trung và cao cấp. Hoặc do các ngân hàng nhỏ, thiếu đội ngũ nhân sự để điều hành ngân hàng của mình vượt qua
các cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt thì con đường sáp nhập với ngân hàng lớn sẽ được cân nhắc đến.
Về năng lực tài chính, đối với các ngân hàng Việt Nam tiêu chí này cũng
rất quan trọng. Do áp lực về việc tăng vốn điều lệ để đáp ứng yêu cầu về vốn pháp định tại Nghị định 141/2006/NĐ-CP thì từ năm 2008 đến 2010 các NHTMCP Việt Nam đều phải tăng vốn lên rất nhiều lần so với vốn điều lệ hiện tại như nhóm 27 ngân hàng nhỏ: Mỹ Xuyên, Đại Á, Bắc Á, Nam Á, Phương Nam, Nam Việt, Việt Á, Kiên Long, Gia Định... tuy nhiên do cuộc khủng hoảng tài chính – ngân hàng từ Mỹ đã lan rộng ra toàn cầu, nhiều ngân hàng nước ngoài phải nhờ sự can thiệp của Chính Phủ các nước, TTCK các nước sụt giảm trầm trọng và TTCK Việt Nam không thể tránh khỏi xu hướng chung. Theo các báo cáo kinh tế thế giới của IMF cho rằng kinh tế thế giới năm 2008 chỉ tăng trưởng ở mức 3.9% và 2009 sẽ chậm lại khoảng 3,0% - mức được cho là kinh tế tồn cầu bị suy thối, Báo cáo kinh tế Quý 4 năm 2008 của HSBC dự báo rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2009 sẽ là 5.6%, năm 2010 là 6.5%, các chuyên gia kinh tế cho rằng ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng Mỹ sẽ làm cho nhiều ngân hàng Mỹ và Châu Aâu phá sản. Do vậy, kinh tế Việt Nam trong thời gian tới tiếp tục gặp nhiều khó khăn, khi nền kinh tế gặp khó khăn thì ngành ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng trước tiên và nặng nề nhất cho nên việc phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn của các NHTMCP Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng sâu sắc. Bởi vì bản thân các ngân hàng này cũng bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, hiệu quả kinh doanh sẽ bị giảm, từ đó sẽ làm giảm sức hấp dẫn cổ phiếu của các ngân hàng dẫn đến việc phát hành sẽ khó có cơ hội thành cơng. Hơn nữa, các ngân hàng nước ngồi phải cố gắng chống đỡ với cuộc khủng hoảng của chính họ nên để tham gia với vai trị là nhà đầu tư chiến lược sẽ khó có tính khả thi. Vì vậy, đây chính là điều kiện cho các ngân hàng lớn thâu
tóm và sáp nhập các ngân hàng nhỏ hơn, đồng thời các ngân hàng nhỏ nên tìm đến các ngân hàng lớn để được sáp nhập nếu khơng chính các ngân hàng nhỏ sẽ phải gánh chịu các tổn thất từ cuộc khủng hoảng mang lại nhiều hơn là tự nguyện bị sáp nhập. Hoặc bị các ngân hàng nước ngồi thâu tóm và sáp nhập. Cịn đối với các ngân hàng cỡ trung bình thì áp dụng tiêu chí này để thực hiện con đường sáp nhập sẽ tạo nên ngân hàng lớn hơn làm gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường tài chính – ngân hàng Việt Nam trước nguy cơ bị ngân hàng nước ngoài cạnh tranh về thị phần.
Về hệ thống khách hàng, các ngân hàng lớn chuyên cho vay những Tập
đồn, Tổng cơng ty, các doanh nghiệp lớn thì thị phần cho vay là khách hàng cá nhân sẽ rất thấp. Do vậy, các ngân hàng lớn thường tìm kiếm các ngân hàng nhỏ hơn, có năng lực về cho vay cá nhân để khai thác đối tượng là cán bộ cơng nhân viên các Tập đồn, Tổng cơng ty, doanh nghiệp lớn. Đồng thời ngân hàng nhỏ có thị phần về cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ tận dụng được khách hàng là các cơng ty thành viên của Tập đồn, Tổng cơng ty, hoặc các doanh nghiệp là khách hàng của ngân hàng nhỏ khi có nhu cầu vốn để tài trợ cho các dự án lớn thì ngân hàng nhỏ khó đáp ứng về vốn và khả năng thẩm định, thì đó là cơ hội cho các ngân hàng lớn phát triển hệ thống khách hàng của mình. Do vậy, trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, các NHTMCP nên lựa chọn mục tiêu là hệ thống khách hàng để thực hiện hoạt động thâu tóm và sáp nhập của mình.