Bệnh viện Việt Đức

Một phần của tài liệu đồ án xử lý nước thải cho trung tâm y tế theo công nghệ MBR (Trang 25 - 27)

Chương 2 : TỔNG QUAN VỀ MỘT SỐ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆ NỞ VIỆT NAM

2.3.2.Bệnh viện Việt Đức

2.3. MỘT SỐ QUY TRÌNH CƠNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI CÁC BỆNH VIỆ NỞ VIỆT NAM

2.3.2.Bệnh viện Việt Đức

Hiện trạng môi trường nước thải tại bệnh viện: Theo khảo sát thực tế tại

bệnh viện cho thấy hiện tại hệ thống thoát nước mưa và nước thải trong bệnh viện được hoạt động độc lập nhau, trong đó:

- Toàn bộ nước mưa trên bề mặt bệnh viện được thu gom về và theo hệ thống thoát nước mưa trong bệnh viện thoát trực tiếp ra hệ thống thoát nước chung của thành phố.

- Toàn bộ nước thải trong bệnh viện theo hệ thống cống được dẫn về 2 bể tập trung nước thải ở trong khuôn viên bệnh viện rồi sau đó được đưa về hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện với các thông số đầu vào được thể hiện ở bảng 2.3.

Bảng 2.3. Thông số quan trắc nước thải bệnh viện Việt Đức [2]

TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Đầu vào Đầu ra TCVN 7382 - 2004, mức II 1 pH - 7,21 7,85 6,5-8,5 2 BOD5 mg/l 118 28 30 3 SS mg/l 34 4 100 4 Amoni mg/l 33 103,4 10 5 Sunfua mg/l 0,32 <0,05 1 6 PO43- mg/l 18,6 27 6 7 Tổng Coliform MPN/100ml 1,4.106 2.700 5.000

Nguồn: Bệnh viện Việt Đức, 2009.

Nhận xét: Qua bảng 2.3 ta thấy, phần lớn các chỉ tiêu nước thải bệnh viện đều

vượt tiêu chuẩn cho phép gấp nhiều lần, đặc biệt là lượng Coliform trong nước thải rất cao, do đó cần phải xử lý trước khi thải ra môi trường.

Công nghệ xử lý nước thải tại bệnh viện.

Trong thời gian vừa qua, bệnh viện Việt Đức đã tiến hành đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thệ thống xử lý nước thải cũ để đáp ứng được nhu cầu xử lý nước thải bệnh

viện hiện nay. Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Việt Đức hiện nay được đầu tư xây dựng dựa trên việc cải tạo hệ thống cũ và chuyển giao một số công nghệ mới do Công ty cổ phần tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam thiết kế và lắp đặt

với công suất thiết kế ban đầu khoảng 1.000m3/ngày. đêm trên diện tích đất khoảng

280m2 nằm trong khuôn viên của bệnh viện. Sơ đồ công nghệ được thể hiện ở hình

2.8.

Hình 2.8. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Việt Đức [2]

Thuyết minh sơ đồ:

Cả 2 khu vực của bệnh viện đều bao gồm các công đoạn xử lý sơ bộ là giống nhau. Nước thải từ các khoa, phòng, buồng bệnh trong bệnh viện được thu gom thơng qua hệ thống thốt nước thải của bệnh viện đến bể thu gom nước thải (khu 1 và khu 2) trạm xử lý. Từ các bể tập trung, nước thải sẽ được đưa qua ngăn đánh tơi, trong bể có lắp đặt hệ thống máy khuấy để đánh tan phân cặn trong nước thải (do chưa được xử lý qua bể phốt). Sau đó nước thải được đưa qua ngăn tách rác, ở đây có các rọ tách rác để loại bỏ các vật có kích thước lớn tránh gây tắt nhẽn các cơng trình xử lý phía sau, đảm bảo độ bền cho thiết bị, máy móc (đặc biệt là hệ thống bơm), rác cùng đất cát lắng xuống sẽ được định kỳ thu gom đưa đi xử lý riêng. Sau đó nước thải sẽ đưa qua ngăn yếm khí để các vi sinh vật thuỷ phân các chất hữu cơ phân tử lượng lớn thành các chất hữu cơ phân tử lượng nhỏ và tạo ra nguồn thức ăn và năng lượng cho các sinh vật phát triển, đồng thời tách photphat. Sau đó, nước thải được đưa qua ngăn hiếu khí ở từng khu.

Nước thải từ khu 1, sau khi qua ngăn hiếu khí 1 và 2 của bể xử lý sơ bộ được bơm sang ngăn hiếu khí 1 của bể xử lý sơ bộ ở khu 2. Nước thải của hai khu 1 và 2 được trộn lẫn vào nhau tại ngăn hiếu khí 1 của khu 2. Sau đó qua ngăn hiếu khí 2 ở khu 2 để xử lý sơ bộ. Ở ngăn hiếu khí, nước thải được trộn với chế phẩm vi sinh DW-97 (với nồng độ 2-3mg/l).

Sau đó nước thải bơm lên thiết bị hợp khối dạng tháp (thiết bị xử lý aerofill- aeroten có đệm vi sinh CN2000) có đệm vi sinh được chế tạo từ vật liệu nhựa hoặc

vật liệu hữu cơ khác có thơng số: Độ rỗng >90%, bề mặt riêng 150 - 250m2/m3. Qua

thiết bị hợp khối này nước thải và bùn được dẫn về bể lắng lamen, nhờ lớp đệm lamen nước thải được tách bùn và cặn lơ lửng hữu cơ khác. Ở đây cịn có bổ sung chất keo tụ PACN-95 (5-8mg/l) nhằm tăng hiệu quả của quá trình lắng.

Phần nước trong sau bể lamen sẽ được dẫn qua bể khử trùng (dung dịch khử

trùng là NaOCl hoặc Ca(OCl)2 với nồng độ 3-5mgCl2/m3 nước thải). Sau đó nước ra

khỏi bể khử trùng được thải ra mạng lưới thoát nước chung của thành phố.

Phần cặn ở ngăn lắng và từng ngăn xử lý sinh học sẽ được bơm bùn tuần hoàn một phần về thiết bị sinh học và phần bùn dư được bơm về bể xử lý bùn.

Nhận xét:

Trạm xử lý nước thải bệnh viện Việt Đức là một trong những trạm xử lý nước thải tương đối hiện đại hiện nay, do các kỹ sư Việt Nam chuyển giao công nghệ. Trạm xử lý này cũng mới cải tạo và đưa vào hoạt động từ năm 2007 đến nay, tuy nhiên bước đầu cũng đã đáp ứng được yêu cầu xử lý nước thải của bệnh viện đạt tiêu chuẩn TCVN 7382-2004, mức II.

Đây là thiết bị hợp khối nên diện tích chiếm chỗ bé khoảng 280m2, được xây dựng

nổi và trạm xử lý hoạt động hoàn toàn tự động, các thiết bị trong hệ thống dễ thay thế, sửa chữa khi có sự cố. Có thể nói trạm xử lý tương đối đầy đủ.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu đồ án xử lý nước thải cho trung tâm y tế theo công nghệ MBR (Trang 25 - 27)