Chương 2 : TỔNG QUAN VỀ MỘT SỐ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆ NỞ VIỆT NAM
2.3. MỘT SỐ QUY TRÌNH CƠNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI CÁC BỆNH VIỆ NỞ VIỆT NAM
2.3.4. Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng
Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng được thành lập năm 1945, đây là bệnh viện đa khoa, tuyến cuối cùng của thành phố Đà Nẵng, chịu trách nhiệm khám và điều trị cho nhân dân thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam và một số tỉnh miền Trung và Tây Nguyên như Quảng Ngãi, Bình Định, Đak Lak,…
Hiện trạng môi trường nước thải tại bệnh viện: Qua quá trình khảo sát tại
bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng thấy hiện tại bệnh viện phát sinh các loại nước thải sau: - Nước mưa chảy trên toàn bộ bề mặt bệnh viện. Loại nước này được thu gom và dẫn về hệ thống thoát nước mưa và được dẫn ra hệ thống thoát nước chung của thành phố.
- Nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên, của bệnh nhân và của người nhà bệnh nhân, nước thải từ các khu vực khám và điều trị, nước thải từ các khu vực phụ trợ và nước rửa sàn ở các khoa phòng được dẫn về các hố ga ở các dãy nhà, sau đó theo hệ thống cống dẫn nước thải về bể tập trung của trạm xử lý.
Riêng nước thải ở khoa y học hạt nhân được thu gom và xử lý riêng, sau đó mới đưa ra hệ thống xử lý nước thải chung của bệnh viện.
Hai hệ thống thoát nước này hoạt động độc lập nhau.
Hiện tại lượng nước thải bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng dao động từ 750 -
1.125m3/ngày đêm. Đặc trưng của nước thải bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng được thể
Bảng 2.5.Kết quan trắc nước thải tại bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng [2]
TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Đầu
vào Đầu ra TCVN 7382 - 2004,II 1 pH - 6,5 5,8 6,5-8,5 2 BOD5 mg/l 200 25 30 3 SS mg/l 250 32 100 4 Amoni mg/l 12 4 10 5 PO43- mg/l 10 6,76 6 6 Tổng Coliform MPN/100ml 35.105 3.000 5.000
Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng, 2008.
Nhận xét: Qua bảng 2.5 ta thấy các chỉ tiêu môi trường trong nước thải bệnh
viện chưa qua xử lý đều vượt tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần (TCVN 7382-2004). Do đó, cần phải xử lý trước khi thải ra hệ thống cống thoát nước của thành phố để đảm bảo môi trường.
Hiện bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng đã có hệ thống xử lý nước thải cơng suất
750 – 1125m3/ngày đêm do tổ chức Đông Tây hội ngộ của Mỹ tài trợ. Hệ thống xử lý
với tổng diện tích 600m2 với một phần nổi (bể xử lý chính) và một phần chìm (bể thu
gom nước thải).
Hình 2.10. Sơ đồ cơng nghệ xử lý nước thải bệnh viện Đa Khoa Đà Nẵng [2]
Thuyết minh sơ đồ:
Nước thải từ các khoa phòng sau khi được dẫn về các hố ga đặt ở các dãy nhà sau đó được bơm về bể thu gom nước thải, sau đó nước thải được bơm lên bể AAT (Anoxic Aerobic Tank), sau đó nước thải cho chảy qua bể IAT (Intermittent Aeration Tank) có bố trí hệ thống lọc kiểu Xi-phơng khố khí 8 vịi. Các chất ô nhiễm hữu cơ sau khi qua 2 bể này sẽ được xử lý. Nước thải ở bể IAT sau khi qua thiết bị lọc màng vải sẽ được đưa qua bể khử trùng trước khi cho ra hệ thống thoát nước của thành phố. Một phần lượng bùn sẽ được bơm tuần hoàn từ bể IAT sang bể AAT. Lượng bùn lắng được sẽ được bơm về bể chứa bùn để xử lý.
Nhận xét:
Trạm xử lý nước thải bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng được xây dựng dựa trên công nghệ của Châu Âu, dựa trên việc xử lý hiếu khí và yếm khí kết hợp với khử trùng bằng Cloromin B để khử trùng nước thải trước khi thải ra mơi trường. Các thiết bị chính trong hệ thống hầu hết là thiết bị hầu như đều nhập ngoại ở các nước Châu Âu và Mỹ. Hệ thống hoạt động hoàn toàn tự động.
Theo kết quả quan trắc ở bảng 2.5 ta thấy các chỉ tiêu ô nhiểm khi qua hệ thống xử lý đều đạt tiêu chuẩn môi trường (TCVN 7382-2004, mức II)