Chương 2 : TỔNG QUAN VỀ MỘT SỐ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆ NỞ VIỆT NAM
2.3. MỘT SỐ QUY TRÌNH CƠNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI CÁC BỆNH VIỆ NỞ VIỆT NAM
2.3.3. Bệnh viện Thanh Nhàn
Bệnh viện Thanh Nhàn là bệnh viện đa khoa do Sở Y tế Hà Nội quản lý, có địa chỉ tại số 42 phố Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, hoạt động trong lĩnh vực khám và chữa bệnh cho người dân trong thành phố Hà Nội và một số tỉnh lân cận.
Hiện nay ở bệnh viện đã có hệ thống xử lý nước thải với công suất thiết kế là
600m3/ngày đêm theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003
vào sử dụng vào tháng 3 năm 2007 với tổng kinh phí là 3 tỷ đồng. Nước thải sau xử lý sẽ được dẫn ra hệ thống cống thoát nước dọc phố Thanh Nhàn và đổ ra sông Kim Ngưu. Đặc trưng nước thải bệnh viện Thanh Nhàn được thể hiện ở bảng 2.4
Bảng 2.4. Kết quả quan trắc nước thải tại bệnh viện Thanh Nhàn [2]
TT Chỉ tiêu phân
tích Đơn vị Đầu vào
Đầu ra TCVN 7382 – 2004, II 1 pH - 6,5 7,2 6,5-8,5 2 BOD5 mg/l 207 17 30 3 SS mg/l 229 21 100 4 Amoni mg/l 8 2 10 5 Sunfua mg/l 1 0,01 1 6 PO43- mg/l 10 4 6 7 Tổng Coliform MPN/100ml 43.105 1.500 5.000
Nguồn: Công ty tư vấn và thẩm định môi trường Vina Control, 3/2009.
Nhận xét: Qua bảng 2.4 ta thấy, chỉ tiêu nước thải bệnh viện như BOD5, SS,
Amoni, Coliform đều vượt tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần. Do đó, cần phải xử lý trước khi thải ra mơi trường.
Hình 2.9. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Thanh Nhàn [2]
Thuyết minh sơ đồ:
Nước thải ở từng khoa phòng sẽ được dẫn về các hố ga hoặc bể tự hoại ở các khu nhà, tại đây nước thải được xử lý sơ bộ có bổ sung DW97-H để tăng hiệu quả xử lý. Sau đó nước thải được dẫn về bể thu gom, tại đây có thiết bị lọc rác để loại bỏ các vật có kích thước lớn trước khi được đưa qua bể điều hoà để tránh làm tắt các đường ống và làm hỏng bơm. Sau đó nước thải được đưa về bể điều hoà để điều hoà lưu lượng và nồng độ, tại đây nước thải được cấp khí để thúc đẩy q trình sinh xảy ra nhằm xử lý một phần chất ơ nhiễm hữu cơ có trong nước thải. Sau đó nước thải được bơm lên bể lắng 1 để tách SS trước khi được đưa vào bể xử lý sơ bộ. Sau đó nước thải được bơm lên thiết bị CN2000 để xử lý các chất ô nhiễm. Nước thải sau khi qua thiết bị CN2000 sẽ được đưa về bể lắng sạch, tại đây có bổ sung chất khử trùng để khử trùng trước khi cho ra hệ thống thoát nước chung của thành phố.
Bùn ở bể lắng 1 và thiết bị CN2000 sẽ được bơm về bể nén bùn để tách bùn, lượng nước sau khi tách bùn được bơm trở lại bể lắng 1 và lượng bùn sau xử lý sẽ hợp đồng với Công ty môi trường đô thị đưa đi xử lý.
Nhận xét:
Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Thanh Nhàn mới được đầu tư xây dựng và
đưa vào sử dụng năm 2007 với công suất thiết kế 600m3/ngày đêm. Đây là hệ thống
tương đối hiện đại, tự động hoá trong quá trình vận hành và xử lý chất thải đạt hiệu quả cao. Theo kết quả quan trắc ở bảng 2.4 ta thấy các chỉ tiêu nước thải sau xử lý đều đạt TCVN 7382-2004, mức II.
Hệ thống xử lý này hồn tồn hợp khối với thiết bị chính CN2000 nên chiếm diện tích khơng lớn lắm. Tuy nhiên, hệ thống được xây dựng và lắp đặt nổi, hồn tồn khép kín. Các thiết bị cơng nghệ do Việt Nam lắp đặt và dễ thay thế, bảo hành bảo dưỡng.