X F+ C F= 2F + CF.
4. Cân bằng pha trong hệ một cấu tử a Khái niệm về phân tích hóa lý
a. Khái niệm về phân tích hóa lý
Nhiệm vụ của hóa học là nghiên cứu những biến đổi hóa học khi cho hai hay nhiều chất tương tác với nhau. Tổng quát sự tương tác này có thể dẫn đến một trong ba trường hợp sau:
- Tạo thành chất hóa học mới có tính chất được xác định rõ.
- Tạo thành hỗn hợp đồng thể có thành phần thay đổi mà được gọi là dung dịch. - Tạo thành hỗn hợp dị thể.
Ðể nghiên cứu kết quả của các tương tác trên, người ta thường tách tất cả các pha trong hệ ra khỏi nhau rồi mới tiến hành phân tích thành phần, cấu tạo và tính chất. Tuy nhiên, nhiều khi không thể tinh chế được như đối với chất dễ bị phân tích khi đun nóng thì
khó tách ra khi cơ cạn hay chưng cất nhằm kết tinh nó hay lấy nó ra khỏi hệ. Phương pháp trên cũng gặp khó khăn khi nghiên cứu hợp kim, thủy tinh, dung dịch... Do đó, có một phương pháp khác cho phép xác định bản chất và thành phần của các pha có trong hệ mà khơng cần tách nó ra. Phương pháp này được gọi là phương pháp phân tích hóa lý.
Phương pháp phân tích hóa lý nghiên cứu sự phụ thuộc các tính chất vật lý của hệ vào những thông số trạng thái của hệ như nhiệt độ T, áp suất P, thành phần x. Ta có hàm số:
Ðể đơn giản, người ta thường nghiên cứu sự phụ thuộc của một số tính chất vật lý nào đó vào thành phần ở nhiệt độ và áp suất không đổi. Hàm số trên trở thành:
Kết quả nghiên cứu được trình bày dưới dạng giản đồ. Dạng giản đồ dễ cho thấy sự phụ thuộc giữa các yếu tố mà ta muốn khảo sát. Nếu thơng số là thành phần thì đó là giản đồ thành phần - tính chất.
Dựa trên giản đồ thu được, ta có thể biết đặc trưng tương tác xảy ra như số pha được tạo thành, tính chất, thành phần và giới hạn tồn tại của chúng trong hệ.