Minimum Shift Keying). GMSK cho phép phát với tốc độ 270 kbit/s trong một kênh 200 kHz.
• 2.9. Phương pháp truy cập:
• Ở giao diện vơ tuyến MS và BTS liên lạc với nhau bằng sóng vơ tuyến. Do tài nguyên về tần số có hạn mà số lượng th bao lại khơng ngừng tăng lên nên ngồi việc sử dụng lại tần số, trong mỗi cell số kênh tần số được dùng chung theo kiểu trung kế. Phương thức để sử dụng chung các kênh gọi là đa truy nhập.
• Đa truy cập phân chia theo thời gian TDMA (Time Division Multiple Access):
• Hầu hết các hệ thống tế bào số sử dụng kỹ thuật TDMA để phát và thu các tín hiệu thoại. Với TDMA, một sóng mang được sử dụng để mang một số cuộc gọi, mỗi cuộc gọi sử dụng sóng mang đó tại các chu kỳ thời gian xác định. Các chu kỳ thời gian này hay được gọi là các khe thời gian. Mỗi MS trên một cuộc gọi được cấp phát một khe thời gian trên tần số đường lên (uplink) và một khe thời gian trên tần số đường xuống (downlink). Thông tin được gửi trong thời gian của một khe thời gian được gọi là một burst.
• Trong GSM, một khung TDMA có 8 khe thời gian. Điều này có nghĩa là một sóng mang vơ tuyến GSM có thể mang 8 cuộc gọi.
• 3. Đặc tính kỹ thuật trong mạng GSM:
• 3.1. Dải tần số hoạt động của mạng GSM:
• Mạng thơng tin di động tế bào hoạt động ở dải tần 900MHz, 1800MHz, 1900MHz. Ở mỗi dải tần, giữa tần số thu và phát được cách nhau bởi dải tần bảo vệ để tránh nhiễu. Dải tần hoạt động của mạng GSM cụ thể như sau:
Hệ thống Dải tần hoạt động Băng tần thu Băng tần phát
GSM900 900 MHz 890-915 MHz 935-960 Mhz
EGSM900 900 MHz 880-915 MHz 925-960 Mhz
DCS 1800 1800 MHz 1710-1785 MHz 1805-1880 Mhz
• 3.2. Kênh vật lý và kênh logic:
• Mỗi dải tần thu và phát được phân chia thành các kênh đơn (tần số sóng mang) có độ rộng 200 KHz (đa truy cập phân chia theo tần số FDMA
(Frequency Division Multiple Access)). Vì thế đối với băng tần GSM900 có 124 cặp tần số sóng mang, băng tần GSM1800 có 374 cặp tần số sóng mang, băng tần GSM1900 có 299 cặp tần số sóng mang.
• Mỗi tần số sóng mang này được phân chia thành 8 khe thời gian được ghép kênh phân chia theo thời gian (TDMA – Time Division Multiple
Access). Mỗi khe thời gian trên một tần số sóng mang vơ tuyến được gọi là một “kênh vật lý”. Như vậy trên mỗi tần số sóng mang có 8 kênh vật lý, điều này cũng đồng nghĩa đối với hệ thống GSM900 hỗ trợ 992 kênh vật lý (= 124 x 8).
• Thơng tin được phát giữa BTS và MS là rất đa dạng. Thông tin được nhóm thành các kênh logic khác nhau. Mỗi kênh logic được sử dụng cho một mục đích cụ thể như nhắn tìm (paging), thiết lập cuộc gọi và thoại. Chẳng hạn, thoại thì được gửi trên kênh logic lưu lượng TCH (Traffic CHannel). Các kênh logic được sắp xếp trên kênh vật lý.
• Các kênh logic có thể được phân loại thành kênh lưu lượng và kênh báo hiệu.
• - Kênh lưu lượng: có hai dạng kênh TCH:
• + Kênh TCH đầy đủ tốc độ (Full rate TCH (TCH/F)): kênh này hỗ trợ thoại được mã hóa/bảo vệ với tốc độ tổng là 22,8 Kb/s hoặc dữ liệu được mã hóa FEC với tốc độ 9,6 Kb/s; 4,8 Kb/s; 2,4 Kb/s (TCH/F9.6, F/4.8 hoặc F/2.4).
• + Kênh TCH nửa tốc độ (Half rate TCH (TCH/H)): kênh này hỗ trợ các bộ mã hóa thoại với tốc độ tổng là 11,4 Kb/s hoặc dữ liệu được mã hóa FEC với tốc độ 4,8 Kb/s; 2,4 Kb/s.
• Một kênh TCH đầy đủ tốc độ yêu cầu một kênh vật lý trong khi đó hai kênh TCH nửa tốc độ yêu cầu một kênh vật lý đơn.
• - Các kênh báo hiệu:
• + Các kênh quảng bá BCCH (Broadcast Channel): Kênh BCCH được sử dụng cho ba chức năng, đó là chức năng điều khiển tần số của MS đối với BS (FCCH), chức năng đồng bộ khung của MS (SCH) và chức năng quảng bá chung (BCCH). Kênh BCCH chỉ sử dụng trên đường xuống (downlink – thông tin từ BTS đến MS).
• + Các kênh điều khiển chung CCCH (Common Control Channel): Có ba loại kênh CCCH:
• >> Kênh nhắn tìm PCH (Paging Channel): chỉ được sử dụng trên đường xuống để thơng báo các cuộc gọi đến.
• >> Kênh truy cập ngẫu nhiên RACH (Rand Access Channel): chỉ được sử dụng trên đường lên (uplink – thông tin từ MS đến BTS) bởi thuê bao di động khởi đầu cuộc gọi. Trong trường hợp này thuê bao đang yêu cầu cấp phát cấp phát kênh SDCCH (Stand-Alone Dedicated Control Channel) cho mục đích báo hiệu.
• >> Kênh AGCH (Access Grant Channel): việc cấp phát kênh SDCCH được báo hiệu đến MS nhờ kênh AGCH (Access Grant Channel).
• + Kênh SDCCH: có hai loại kênh SDCCH, một với 4 kênh con (SDCCH/4) và một với 8 kênh con (SDCCH/8). Kênh SDCCH là một kênh 2 chiều được sử dụng để mang các bản tin báo hiệu giữa thuê bao di động và mạng lúc thiết lập cuộc gọi.
• + Kênh điều khiển kết hợp ACCH (Associated Control Channel): có 2 loại kênh ACCH, kênh ACCH chậm (SACCH) và ACCH nhanh (FACCH). Các kênh ACCH luôn được cấp phát với một kênh lưu lượng hoặc với một kênh SDCCH. Các kênh ACCH là kênh 2 chiều và hỗ trợ truyền thơng tin như đo tín hiệu, các lệnh điều chỉnh cơng suất và các hướng dẫn chuyển giao.