6 BSC yêu cầu BTS cũ để giải phóng kênh TCH cũ.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tổng quan mạng di động 2G (Trang 89 - 99)

C. Chuyển giao giữa các cell được điều khiển bởi các BSC khác nhau nhưng cùng MSC/VLR:

• Khi BSC khác liên quan đến trong quá trình chuyển giao, MSC/VLR cũng phải liên quan để thiết lập kết nối giữa 2 BSC. 

• Thủ tục chuyển giao giữa các BSC khác nhau nhưng cùng MSC/VLR như sau:

• 1. BSC đang phục vụ (BSC cũ) gửi bản tin cần chuyền giao (handover required) đến MSC chứa nhận diện cell đích;

• 2. MSC biết BSC nào điều khiển cell này và gửi yêu cầu chuyển giao (handover request) đến BSC này;

• 3. BSC mới u cầu BTS đích để kích hoạt kênh TCH;

• 4. BSC mới gửi bản tin đến MS thông qua MSC và BTS cũ.

• 5. MS chuyển đến tần số mới và phát các burst truy cập chuyển giao trong khe thời gian đã được đề nghị;

• 6. Khi BTS mới gửi thơng tin về timing advance;

• 7. MS gửi bản tin hoàn thành chuyển giao (handover complete) đến MSC thơng qua BSC mới;

• 8. MSC gửi đến BSC cũ u cầu giải phóng kênh TCH cũ; • 9. BSC cũ ra lệnh BTS cũ giải phóng kênh TCH.

D. Chuyển giao giữa các Cell được điều khiển bởi các MSC/VLR khác nhau:

• Chuyển giao giữa các cell được điều khiển bởi các MSC/VLR khác nhau chỉ có thể được thực hiện trong một mạng di động (PLMN) và không được thực hiện giữa hai mạng di động khác nhau. Các cell được điều khiển bởi các MSC/VLR khác nhau cũng đồng nghĩa là được điều khiển bởi các BSC khác nhau.

• 1. BSC đang phục vụ (BSC cũ) gửi bản tin đòi hỏi chuyển giao đến MSC đang phục vụ (MSC-A) với nhận biết cell đích;

• 2. MSC-A nhận biết rằng cell này phụ thuộc MSC khác (MSC-B) và yêu cầu hỗ trợ; • 3. MSC-B cấp phát số chuyển giao (handover number) để định tuyến lại cuộc gọi.

Yêu cầu chuyển giao (handover request) sau đó được gửi đến BSC mới. • 4. BSC mới u cầu BTS đích kích hoạt kênh TCH;

• 5. MSC-B nhận thơng tin và chuyển nó đến MSC-A cùng với số chuyển giao (handover number);

• 6. Một tuyến được thiết lập đến MSC-B (có thể thơng qua PSTN);

• 7. MSC-A gửi lệnh chuyển giao (handover command) đến MS thơng qua BSC cũ; • 8. MS chuyển đến tần số mới và phát các burst truy cập chuyển giao trong khe thời

• 9. Khi BTS mới nhận biết các burst chuyển giao, nó gửi thơng tin về timing advance (TA);

• 10. MS gửi bản tin hồn thành chuyển giao (handover complete) đến MSC cũ thông qua BSC mới và MSC/VLR mới;

• 11. Một đường mới trong chuyển mạch nhóm trong MSC-A được thiết lập và cuộc gọi được chuyển thơng mạch;

• 12. Kênh TCH cũ được tắt kích hoạt (deactivate) bởi BSC cũ (khơng được chỉ trong hình);

• MSC cũ, MSC-A vẫn duy trì điều khiển chủ yếu cuộc gọi cho đến khi cuộc gọi được giải phóng. Điều này là bởi vì nó chứa thơng tin về thuê bao và các chi tiết cuộc gọi như chi tiết cước.

• Sau khi cuộc gọi giải phóng, MS phải thực hiện cập nhật vị trí vì một LA khơng bao giờ thuộc nhiều hơn một vùng dịch vụ MSC/VLR. HLR được cập nhật bởi VLR-B và rồi thông báo cho VLR-A để giải phóng tất cả thơng tin về th bao di động.

6.3.4. Gửi tin nhắn SMS:

• Dịch vụ gửi tin nhắn SMS là dịch vụ gửi các bản tin text với độ dài tối đa 160 ký tự và số (alphanumerical) đến thuê bao di động hoặc từ thuê bao di động gửi đi. Dịch vụ SMS sử dụng trung tâm SMS (SMS-C : SMS – Center) hoạt động như một trung tâm lưu trữ và gửi đi (Store and Forward) các bản tin SMS.

• SMS gồm có hai dịch vụ cơ bản:

• - Th bao MS gửi tin nhắn (MO SMS - Mobile Originated SMS); • - Gửi bản tin SMS đến MS (MT SMS – Mobile Terminated SMS).

• Trong cả hai trường hợp được trình bày theo sau, thuê bao MS đang ở trạng thái rỗi (idle mode). Nếu MS đang trong trạng thái hoạt động (active mode), bản tin ngắn (SMS) được phát trên kênh SACCH. Khơng có tìm kiếm (paging), thiết lập cuộc gọi, nhận thực... cần thực hiện trong trường hợp này.

• Thuê bao MS gửi tin nhắn (MO SMS - Mobile Originated SMS):

• Thuê bao MS thực hiện gửi bản tin nhắn đến SMS-C (SMS Center: trung tâm SMS). Thủ tục được thực hiện như sau:

• 1. MS thiết lập kết nối đến mạng như trong trường hợp thiết lập cuộc gọi thông thường. Bước này không được thực hiện nếu thuê bao MS đang ở trong chế độ hoạt động (active mode) vì đã tồn tại sẵn kết nối đến mạng. • 2. Nếu việc nhận thực thành công, MS gửi bản tin ngắn sử dụng kênh

SDCCH đến SMS-C thơng qua MSC/VLR. Sau đó SMS-C chuyển bản tin ngắn đến đích đến. Đích đến này có thể là một thuê bao di động cũng như là một máy tính PC.

• Gửi bản tin SMS đến MS (MT SMS – Mobile Terminated SMS):

• Thủ tục gửi bản tin SMS đến MS thực hiện qua các bước sau:

• 1. Người dùng gửi một bản tin đến SMS-C (SMS Center: trung tâm SMS); • 2. SMS-C gửi bản tin đến SMS-GMSC (SMS - Gateway MSC);

• 3. SMS-GMSC truy vấn HLR về thơng tin định tuyến; • 4. HLR gửi thơng tin định tuyến đến SMS-GMSC;

• 5. Dựa trên thơng tin định tuyến từ HLR, SMS-GMSC định tuyến bản tin đến MSC/VLR;

• 6. MS được tìm kiếm và kết nối được thiết lập giữa MS và mạng như trong trường hợp thiết lập cuộc gọi thơng thường;

• 7. Nếu việc nhận thực thành công, MSC/VLR gửi tin nhắn đến MS. Bản tin SMS được phát trên kênh báo hiệu được cấp phát (là kênh SDCCH);

• 8. Nếu việc gửi tin nhắn thành công, một bản tin sẽ được gửi từ MSC/VLR đến SMS-C, nếu không HLR được thông báo bởi MSC/VLR, và rồi bản tin thông báo lỗi được gửi đến SMS-C.

• Trong trường hợp gửi khơng thành cơng, SMS-C thơng tin cho HLR và VLR rằng có một bản tin đang đợi để gửi đến MS. Khi thuê bao MS có thể nhận tin nhắn (bật máy, vào vùng phủ sóng...), HLR sẽ thơng báo cho SMS- C để gửi tin nhắn cho thuê bao.

6.4. Thủ tục truy vấn (Interogation):

• Interrogation là thủ tục được sử dụng bởi MSC (MSC gateway) nhằm yêu cầu thông tin cần thiết từ HLR (MSRN hoặc địa chỉ VLR (VLR-ISDN) để định tuyến một cuộc gọi hoặc tin nhắn (đến thuê bao di động) đến VLR khách (VLR mà thuê bao bị gọi đang tạm trú).

• MSC gateway phân tích số MSISDN của thuê bao bị gọi, xác định HLR của thuê bao bị gọi và yêu cầu thông tin định tuyến của HLR này.

• Sau khi nhận được bản tin yêu cầu của MSC gateway, HLR yêu cầu MSRN từ VLR khách.

• VLR gửi MSRN đến MSC/VLR gateway thơng qua HLR.

• MSC/VLR gateway phân tích MSRN nhận được và xác định MSC/VLR khách và cuộc gọi được định tuyến đến MSC/VLR này.

6.5. Thủ tục nhận thực (Authentication):

• Nhận thực là thủ tục quan trọng để ngăn chặn truy cập trái phép đến mạng GSM và sử dụng các dịch vụ của mạng GSM. Nhận thực thành công là điều kiện tiên quyết đối với việc sử dụng dịch vụ của mạng di động mặt đất GSM. Không thực hiện nhận thực trước, các máy di động chỉ thực hiện được cuộc gọi khẩn cấp.  

• - Thủ tục nhận thực:

• 1. MS yêu cầu một cuộc gọi từ MSC/VLR. VLR khởi đầu thủ tục nhận thực. • 2. VLR yêu cầu các các bộ ba (triplet: RAND, SRES, Kc) từ HLR.

• 3. HLR yêu cầu các bộ ba này từ AC và gửi dữ liệu được yêu cầu đến VLR. • 4. VLR gửi số ngẫu nhiên RAND của một bộ ba thơng qua MSC và BSS

đến MS.

• 5. MS tính tốn giá trị SRES nhờ RAND với trợ giúp của thuật tốn A3, A8 và khóa nhận thực thuê bao riêng (Ki) được lưu trên SIM card.

• 6. MS gửi SRES đến VLR.

• 7. VLR so sánh SRES được tính tốn trước trong mạng PLMN với SRES nhận được từ MS. Nếu hai số SRES này khớp nhau, việc nhận thực thành công.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tổng quan mạng di động 2G (Trang 89 - 99)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(99 trang)