Phương Các nhân tố khác như kiểu ănten, tính định hướng và chiều cao, vị trí và độ cao đài trạm, số lượng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tổng quan mạng di động 2G (Trang 57 - 68)

hướng và chiều cao, vị trí và độ cao đài trạm, số lượng các trạm gây nhiễu địa phương cùng ảnh hưởng phân bố tỷ số C/I ở hệ thống.

3.4. Nhiễu đồng kênh và nhiễu kênh lân cận:

• Nhiễu đồng kênh xảy ra khi hai máy phát phát trên cùng tần số hoặc cùng kênh. Máy thu khi đó sẽ thu cả hai tín hiệu với mức thu phụ thuộc vào vị trí của máy thu so với hai máy phát.

• Tỉ số sóng mang trên nhiễu C/I (carrier to interference) là tỉ số giữa cường độ tín hiệu có ích và tín hiệu gây nhiễu.

• C/I = 10log(Pc/Pi) [dB] • Trong đó:

• Pc là cơng suất tín hiệu thu được từ máy phát có ích; • Pi là cơng suất tín hiệu thu được từ máy phát gây nhiễu.

• Tỉ số C/I cho trong khuyến nghị GSM tối thiểu là 9 dB. Với C/I thấp sẽ dẫn đến tỉ số lỗi bit (BER – Bit error rate) cao khơng chấp nhận được và bộ mã hóa kênh sẽ khơng thể sửa lỗi đầy đủ. Tỉ số C/I có thể đảm bảo nếu thực hiện tốt quy hoạch tần số.

• Nhiễu kênh lân cận xảy ra khi máy thu thu kênh tín hiệu C cụ thể chịu nhiễu từ một kênh lân cận C-1 hay C+1. Đối với các tín hiệu từ các máy phát có các kênh lân cận đủ để gây nhiễu.

• Tỉ số sóng mang trên kênh lân cận C/A (carrier to adjacent) là tỉ số giữa cường độ tín hiệu có ích và tín hiệu kênh lân cận.

• C/A = 10log(Pc/Pa) [dB] • Trong đó:

• Pc là cơng suất thu được từ kênh có ích; • Pa là cơng suất thu được từ kênh lân cận. •

• Giá trị C/A thấp dẫn đến lỗi BER cao khơng chấp nhận được và bộ mã hóa kênh sẽ không thể sửa lỗi đầy đủ. Tỉ số C/A cho trong khuyến nghị GSM tối thiểu là -9 dB. Khoảng cách giữa nguồn tín hiệu có ích và nguồn kênh lân cận càng lớn thì tỉ số C/A sẽ càng lớn.

3.5. Suy hao đường truyền khơng gian tự do (Lfs – Free Space Path Loss):

• Trong mơi trường không gian tự do, suy hao đường truyền không gian tự do là tỉ số giữa công suất thu được (Pr) với công suất được phát từ bộ bức xạ đẳng hướng (Pt) (sẽ là một số nhỏ hơn 1 đơn vị). Trong thực tế, suy hao đường truyền không gian tự do được tính bằng đơn vị decibel như sau:

• Lfs = 20log(4πd/λ) [dB]

• Trong đó: λ là bước sóng (m), d là khoảng cách giữa máy phát và máy thu. • Hay Lfs = 32,5 + 20log f + 20log d [dB]

• Trong đó: f là tần số (MHz), d là khoảng cách (km).

• Từ cơng thức trên ta nhận thấy rằng suy hao đường truyền không gian tự do là phụ thuộc tần số. Tần số càng cao suy hao sẽ càng lớn.

3.6. Điều khiển cơng suất:

• Điều khiển cơng suất phát có mục đích là giới hạn cơng suất phát của MS đến mức cần thiết tối thiểu, bằng cách như thế các trạm gốc thu các tín

hiệu từ các thuê bao di động khác nhau với các mức công suất xấp xỉ nhau. Mười sáu mức điều khiển được định nghĩa từ mức 0 (43dBm = 20W) đến mức 15 (13 dBm) với khoảng cách giữa các mức là 2 dBm.

4. Một số khái niệm về vùng phục vụ:

• - Cell là đơn vị cơ bản của hệ thống tế bào và được định nghĩa như là vùng mà tại đó sóng vơ tuyến sẽ được cung cấp bởi một trạm gốc.

• - Vùng định vị (location area) là vùng mà trong đó một MS có thể di chuyển tự do mà không phải thực hiện báo lên mạng về vị trí hiện tại của nó (trừ những thời điểm mà thuê bao MS bắt buộc phải báo lên mạng về vị trí hiện tại của nó sau một thời gian xác định). Một vùng định vị gồm nhiều cell.

• - Vùng phục vụ MSC (MSC region): là vùng địa lý được phủ sóng vơ tuyến và được phục vụ bởi một MSC. Vùng phục vụ MSC/VLR gồm một hoặc nhiều vùng định vị.

• - Vùng phục vụ PLMN: là vùng địa lý mà trong đó một nhà khai thác mạng có thể phủ sóng vơ tuyến và cho phép các thuê bao MS truy xuất mạng.

• - Vùng phục vụ GSM: là vùng địa lý được phủ sóng vơ tuyến và cho phép thuê bao có thể truy cập mạng. Vùng phục vụ GSM có thể được cấu thành từ các vùng phục vụ của các mạng PLMN khác nhau theo thoả thuận hợp tác giữa các nhà khai thác mạng PLMN.

5. Đánh địa chỉ, nhận dạng các phần tử trong GSM:

5.1. LAI (Location Area Identification):

• LAI là số nhận dạng quốc tế. Trong một vùng PLMN, MSC/VLR sử dụng mã vùng định vị (LAC: Location Area Code) để xác định vùng định vị. LACOD là một phần của LAI.

• LAI = MCC + MNC + LAC

• MCC: Mobile Country Code (mã nước di động); • MNC: Mobile Network Code (mã mạng di động); • LAC: Location Area Code (mã vùng định vị)

• Chiều dài của LAI là 16 bits, có thể có 65536 LA khác nhau trong một PLMN.

• LAI được sử dụng cho việc tìm kiếm, để thơng tin cho MSC biết LA mà MS đang hoạt động. LAI cũng được sử dụng để cập nhật vị trí của các thuê bao di động.

5.2. Nhận dạng phần tử mạng MSC/VLR:

• + Phần tử mạng MSC được xác định trong PLMN bởi số MSC-ISDN, số này được sử dụng chỉ trong quá trình chuyển giao/xác định vị trí để chỉ ra MSC đích trong trường hợp chuyển giao giữa các MSC(inter-MSC

handover)/xác định vị trí.

• + Phần tử mạng VLR được nhận dạng bởi số VLR-ISDN. Số này được chuyển tới HLR trong q trình cập nhật vị trí và được lưu trong HLR như thơng tin vị trí th bao di động. Sau đó, VLR-ISDN được sử dụng để liên kết báo hiệu hướng đến VLR này (chẳng hạn trong các thủ tục truy vấn (interrogation), gửi SMS).

5.3. Nhận dạng phần tử mạng BSC: được nhận dạng bởi mã điểm báo

hiệu (SPC: Signaling Point Code). MSC/VLR khai báo và lưu giữ SPC của tất cả các BSC thuộc vùng quản lý MSC/VLR). SPC được sử dụng để liên kết báo hiệu giữa MSC/VLR và BSC (chẳng hạn để bắt đầu việc nhắn tìm (paging).

5.4. Nhận dạng cell BTS:

• + CGI (Cell Global Identity) là mã nhận dạng quốc tế đơn nhất để nhận dạng các cell trong một LA. CGI gồm có LAI và CI (Cell Identity) được sử dụng trong vùng phục vụ MSC/VLR trong q trình chuyển giao/xác định vị trí.

5.5. MSISDN (Mobile Station ISDN):

• Số MSISDN là số điện thoại của thuê bao di động. MSISDN là số mà thuê bao gọi dùng để quay số khi thực hiện cuộc gọi. Mỗi thuê bao có thể có vài số MSISDN để lựa chọn các dịch vụ khác nhau. Mỗi MSISDN được chỉ định cho một dịch vụ cụ thể (thoại, dữ liệu, fax...).

• MSISDN = CC + NDC + SN • CC:Country Code – Mã nước

• NDC:National Destination Code – Mã mạng quốc gia • SN:Subscriber Number – số thuê bao

5.6. LMSI (Local Mobile Subscriber Identification):

• LMSI là số nhận dạng được sử dụng trong VLR để thuận tiện truy cập dữ liệu. LMSI được cấp phát đến một thuê bao di động trong q trình cập nhật vị trí.

5.7. IMSI (International Mobile Subscriber Identity):

• IMSI là mã nhận dạng duy nhất của mỗi thuê bao di động trong mạng GSM PLMN. IMSI được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu của SIM (Subscriber identity module), HLR, VLR, AUC.

• IMSI = MCC + MNC + MSIN

• MCC: Mobile Country Code - Mã nước di động • MNC: Mobile Network Code – Mã mạng di động

5.8. TMSI (Temporary Mobile Subscriber Identity):

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tổng quan mạng di động 2G (Trang 57 - 68)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(99 trang)