Sinh khối một số loài cây ưu thế trong lâm phần

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ nghiên cứu sinh khối trạng thái rừng iib tại tỉnh thái nguyên (Trang 58)

C- 23,20C, biên độ nhiệt độ ngày và đêm khá cao từ 7,0 7,3 0 C Nhiệt độ trung bình tố

4.2.3.Sinh khối một số loài cây ưu thế trong lâm phần

Tại mỗi ô tiêu chuẩn nghiên cứu, đề tài đã tiến hành chặt hạ 5 cây tiêu chuẩn. Tổng số cây tiêu chuẩn trong tầng cây cao được chặt hạ phục vụ cho việc nghiên cứu sinh khối tầng cây cao trạng thái rừng IIB tại khu vực là 135 cây. Trong đó, có 5 loài cây thuộc các loài cây ưu thế trong lâm phần có số cây tiêu chuẩn nhiều nhất, đó là loài: Chẹo tía, Dẻ cau, Ngát, Ràng ràng mít, Trám trắng.

4.2.3.1. Sinh khối tươi cây cá thể của 5 loài cây ưu thế trong lâm phần

Sinh khối tươi cây cá thể bao gồm: sinh khối tươi của thân + vỏ, cành, lá và rễ cây. Kết quả nghiên cứu sinh khối tươi cây cá thể của 5 loài cây ưu thế trong lâm phần được thể hiện tại Bảng 4.10.

Bảng 4.10. Sinh khối tƣơi cây cá thể của 5 loài cây ƣu thế trong lâm phần

Đơn vị: kg/cây

Loài cây Cấp kính (cm) Thân + Vỏ Cành Rễ Tổng

Chẹo tía 6 - 10 32,78 5,80 4,52 8,80 51,90 10 - 14 55,65 9,23 4,17 12,54 81,59 14 - 18 99,67 18,19 5,26 21,34 144,45 18 - 22 173,34 37,48 7,08 29,66 247,56 Dẻ cau 6 - 10 34,58 6,02 3,42 9,86 53,88 10 - 14 54,81 9,83 5,51 13,86 84,02 14 - 18 99,94 17,83 7,06 21,65 146,48 > 22 235,59 51,43 8,48 41,10 336,61 Ngát 6 - 10 31,89 6,84 4,32 9,38 52,44 10 - 14 54,95 11,55 6,73 14,99 88,22 14 - 18 96,82 20,10 7,09 22,84 146,85 18 - 22 170,09 39,40 7,44 26,29 243,23 Ràng ràng mít 6 - 10 32,69 5,36 3,84 9,97 51,87 10 - 14 65,07 11,30 6,46 15,86 98,70 14 - 18 102,08 18,25 8,24 23,75 152,31

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Loài cây Cấp kính (cm) Thân + Vỏ Cành Rễ Tổng

Trám trắng

10 - 14 61,54 12,11 5,12 16,52 95,29 14 - 18 113,78 22,91 7,15 25,58 169,42 18 - 22 156,99 31,76 8,93 34,28 231,96 > 22 165,67 38,52 8,87 27,85 240,91 Từ Bảng 4.10 có thể rút ra kết luận: Sinh khối tươi cây cá thể ở cả 5 loài cây ưu thế trong trạng thái rừng IIB tại khu vực nghiên cứu đều tuân theo quy luật tăng dần theo cấp kính.

4.2.3.2. Cấu trúc sinh khối tươi cây cá thể của 5 loài cây ưu thế trong lâm phần

Sinh khối các bộ phận cây cá thể có thể được chia thành: phần trên mặt đất và phần dưới mặt đất. Kết quả về cấu trúc sinh khối tươi cây cá thể của 5 loài cây ưu thế trong lâm phần được tổng hợp tại Bảng 4.11.

Bảng 4.11. Cấu trúc sinh khối tƣơi cây cá thể của 5 loài cây ƣu thế trong lâm phần Loài cây Cấp kính (cm) TMĐ (%) DMĐ(%) SKDMĐ/SKTMĐ (%) Thân + Vỏ Cành Lá Rễ Chẹo tía 6 - 10 63,16 11,18 8,70 16,96 20,42 10 - 14 68,21 11,31 5,11 15,37 18,16 14 - 18 69,00 12,59 3,64 14,77 17,33 18 - 22 70,02 15,14 2,86 11,98 13,61 TB 67,60 12,55 5,08 14,77 17,38 Dẻ cau 6 - 10 64,18 11,17 6,35 18,30 22,40 10 - 14 65,24 11,70 6,56 16,50 19,76 14 - 18 68,23 12,17 4,82 14,78 17,34 > 22 69,99 15,28 2,52 12,21 13,91 TB 66,91 12,58 5,06 15,45 18,35 Ngát 6 - 10 60,82 13,05 8,24 17,89 21,79 10 - 14 62,29 13,09 7,63 16,99 20,47 14 - 18 65,93 13,69 4,83 15,55 18,41 18 - 22 69,93 16,20 3,06 10,81 12,12 TB 64,74 14,01 5,94 15,31 18,20 Ràng ràng mít 6 - 10 63,03 10,34 7,40 19,23 23,81 10 - 14 65,93 11,45 6,55 16,07 19,15 14 - 18 67,02 11,98 5,41 15,59 18,47 TB 65,33 11,26 6,45 16,96 20,47

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Loài cây Cấp kính (cm) TMĐ (%) DMĐ(%) SKDMĐ/SKTMĐ (%) Thân + Vỏ Cành Lá Rễ Trám trắng 10 - 14 64,58 12,71 5,37 17,34 20,98 14 - 18 67,16 13,52 4,22 15,10 17,79 18 - 22 67,68 13,69 3,85 14,78 17,34 > 22 68,77 15,99 3,68 11,56 13,07 TB 67,05 13,98 4,28 14,69 17,29 TB chung 66,33 12,88 5,36 15,44 18,34

Kết quả tại Bảng 4.11 cho thấy, sinh khối tươi cây cá thể của 5 loài cây ưu thế trong trạng thái rừng IIB tại khu vực nghiên cứu tập trung chủ yếu ở phần thân cây, chiếm 64,74 - 67,60% (trung bình 66,33%), tiếp đến là sinh khối rễ 14,69 - 16,96 % (trung bình 15,44%), cành 11,26 - 14,01% (trung bình 12,88%), sinh khối lá chiếm tỷ trọng nhỏ nhất 4,28 - 6,45% (trung bình 5,36%). Cụ thể như sau:

- Loài Chẹo tía: Sinh khối tươi của thân chiếm 63,16 - 70,02%, sinh khối tươi của rễ chiếm 11,98 - 16,96%, sinh khối tươi của cành chiếm 11,18 - 15,14%, sinh khối tươi lá chiếm 2,86 - 8,70%. Trong 4 cấp đường kính nghiên cứu với loài Chẹo tía, ở cấp kính từ 18 - 22cm, sinh khối thân chiếm tỷ lệ cao nhất (70,02%) trong khi sinh khối rễ chiếm tỷ lệ thấp nhất (11,98%); ngược lại, ở cấp kính từ 6 - 10cm, sinh khối thân chiếm tỷ lệ thấp nhất là 63,16% trong khi sinh khối rễ chiếm tới 16,96%.

- Loài Dẻ cau: Sinh khối thân chiếm 64,18 - 69,99%, sinh khối rễ chiếm 12,21 - 18,30%, sinh khối cành chiếm 11,17 - 15,28%, sinh khối lá chiếm 2,52 - 6,56%. Tại cấp kính lớn hơn 22cm, sinh khối thân chiếm tỷ lệ cao nhất (69,99%) trong khi sinh khối rễ chiếm tỷ lệ thấp nhất (12,21%); ngược lại, ở cấp kính từ 6 - 10cm, sinh khối thân chiếm tỷ lệ thấp nhất (64,18%) trong khi sinh khối rễ chiếm tới 18,30%.

- Ngát: Sinh khối thân chiếm 60,82 - 69,93%, sinh khối rễ chiếm 10,81 - 17,89%, sinh khối cành chiếm 13,05 - 16,20%, sinh khối lá chiếm 3,06 - 8,24%. Đặc biệt, ở cấp kính 18 - 22cm, sinh khối thân chiếm tỷ lệ cao nhất (69,93%) trong khi sinh khối rễ chiếm tỷ lệ thấp nhất (10,81%); ngược lại, cấp kính 6 - 10cm, sinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khối thân chiếm tỷ lệ thấp nhất (60,82%) trong khi sinh khối rễ chiếm 17,89%. - Ràng ràng mít: Sinh khối thân chiếm 63,03 - 67,02%, sinh khối rễ chiếm 15,59 - 19,23%, sinh khối cành chiếm 10,34 - 11,98%, sinh khối lá chiếm 5,41 - 7,40%. Trong 3 cấp đường kính nghiên cứu với loài Ràng ràng mít, sinh khối tươi của thân cây thuộc cấp kính từ 14 - 18cm chiếm tỷ lệ phần trăm cao nhất (67,02%) trong khi sinh khối rễ chiếm tỷ lệ thấp nhất (15,59%); ngược lại, ở cây thuộc cấp kính từ 6 - 10cm, sinh khối tươi của thân chiếm tỷ lệ thấp nhất (63,03%) trong khi sinh khối rễ chiếm 19,23%.

- Trám trắng: Sinh khối thân chiếm 64,58 - 68,77%, sinh khối rễ chiếm 11,56 - 17,34%, sinh khối cành chiếm 12,71 - 15,99%, sinh khối lá chiếm 3,68 - 5,37%. Trong 4 cấp đường kính nghiên cứu với loài Trám trắng, tại cấp đường kính lớn hơn 22cm, sinh khối thân chiếm tỷ lệ cao nhất (68,77%) trong khi sinh khối rễ chiếm tỷ lệ thấp nhất (11,56%); ngược lại, ở cấp kính từ 10 - 14cm, sinh khối thân chiếm tỷ lệ thấp nhất (64,58%) trong khi sinh khối rễ chiếm 17,34%.

Như vậy, cùng với sự tăng lên của cấp đường kính, tỷ lệ phần trăm sinh khối tươi của thân cây cũng tăng lên, đồng thời tỷ lệ sinh khối tươi phần trên mặt đất với phần dưới mặt đất giảm dần.

Kết quả về cấu trúc sinh khối cây cá thể của 5 loài cây ưu thế trong trạng thái rừng IIB tại khu vực nghiên cứu được thể hiện rõ hơn thông qua Hình 4.3.

Cành 12,88% Lá 5,36%

Thân 66,33% Rễ 15,44%

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4.2.3.3. Sinh khối khô cây cá thể của 5 loài cây ưu thế trong lâm phần

Kết quả nghiên cứu sinh khối khô cây cá thể là bước đi quan trọng trong việc nghiên cứu khả năng hấp thụ carbon của cây cá thể và từ đó suy ra khả năng hấp thụ carbon của lâm phần. Kết quả nghiên cứu sinh khối khô cây cá thể của 5 loài cây ưu thế trong trạng thái rừng IIB tại khu vực được thể hiện tại Bảng 4.12.

Bảng 4.12. Sinh khối khô cây cá thể của 5 loài cây ƣu thế trong lâm phần

Đơn vị: kg/cây (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Loài cây Cấp kính (cm) Thân + Vỏ Cành Rễ Tổng

Chẹo tía 6 - 10 17,81 2,97 2,03 4,28 27,09 10 - 14 34,04 5,38 2,22 6,93 48,57 14 - 18 60,84 10,89 2,94 12,04 86,71 18 - 22 107,36 22,06 3,36 16,66 149,44 Dẻ cau 6 - 10 21,82 3,61 1,80 5,91 33,14 10 - 14 35,18 6,09 3,05 8,34 52,66 14 - 18 65,23 11,18 3,72 12,13 92,27 > 22 157,86 31,50 4,56 23,19 217,11 Ngát 6 - 10 17,41 3,36 2,08 4,54 27,38 10 - 14 29,66 6,01 3,26 7,43 46,36 14 - 18 55,24 11,21 3,56 12,04 82,05 18 - 22 101,68 23,01 3,82 15,03 143,54 Ràng ràng mít 6 - 10 16,37 2,66 1,40 4,24 24,67 10 - 14 33,84 5,73 2,68 7,32 49,57 14 - 18 59,58 10,21 4,12 11,91 85,82 Trám trắng 10 - 14 31,71 6,21 2,27 7,72 47,91 14 - 18 59,82 11,79 3,35 12,39 87,36 18 - 22 90,79 17,99 4,50 18,33 131,62 > 22 106,07 23,94 5,23 17,14 152,38 Kết quả tại Bảng 4.12 cũng cho thấy giá trị sinh khối khô cây cá thể của các loài Chẹo tía, Dẻ cau, Ngát, Ràng ràng mít và Trám trắng tại khu vực nghiên cứu đều tăng dần theo cấp đường kính của cây.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4.2.3.4. Cấu trúc sinh khối khô cây cá thể của 5 loài cây ưu thế trong lâm phần

Kết quả về cấu trúc sinh khối khô cây cá thể của 5 loài cây ưu thế trong các lâm phần nghiên cứu được tổng hợp tại Bảng 4.13.

Bảng 4.13. Cấu trúc sinh khối khô cây cá thể 5 loài cây ƣu thế trong lâm phần Loài cây Cấp kính (cm) TMĐ (%) DMĐ (%) SKDMĐ/SKTMĐ (%) Thân + Vỏ Cành Rễ Chẹo tía 6 - 10 65,73 10,97 7,48 15,81 18,78 10 - 14 70,08 11,08 4,58 14,26 16,63 14 - 18 70,17 12,56 3,39 13,88 16,12 18 - 22 71,84 14,76 2,25 11,15 12,55 TB 69,46 12,34 4,42 13,78 16,02 Dẻ cau 6 - 10 65,83 10,9 5,43 17,84 21,71 10 - 14 66,81 11,56 5,79 15,84 18,82 14 - 18 70,7 12,12 4,03 13,15 15,14 > 22 72,71 14,51 2,1 10,68 11,96 TB 69,01 12,27 4,34 14,38 16,91 Ngát 6 - 10 63,57 12,26 7,6 16,57 19,86 10 - 14 63,98 12,97 7,03 16,02 19,08 14 - 18 67,32 13,66 4,34 14,68 17,21 18 - 22 70,84 16,03 2,66 10,47 11,69 TB 66,43 13,73 5,40 14,44 16,96 Ràng ràng mít 6 - 10 66,34 10,77 5,69 17,20 20,77 10 - 14 68,27 11,56 5,41 14,76 17,32 14 - 18 69,42 11,9 4,8 13,88 16,12 TB 68,01 11,41 5,30 15,28 18,07 Trám trắng 10 - 14 66,19 12,96 4,74 16,11 19,20 14 - 18 68,48 13,5 3,84 14,18 16,52 18 - 22 68,98 13,67 3,42 13,93 16,18 > 22 69,61 15,71 3,43 11,25 12,68 TB 68,31 13,96 3,86 13,87 16,15 TB chung 68,24 12,74 4,66 14,35 16,82

Kết quả tại Bảng 4.13 cho thấy: Sinh khối khô cây cá thể của 5 loài cây ưu thế trong trạng thái rừng IIB tại khu vực nghiên cứu tập trung chủ yếu ở phần thân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cây, chiếm 66,43 - 69,46% (trung bình 68,24%), tiếp đến là sinh khối rễ 13,78 - 15,28% (trung bình 14,35%), cành 11,41 - 13,96% (trung bình 12,74%), sinh khối lá chiếm tỷ trọng nhỏ nhất 3,86 - 5,40% (trung bình 4,66%). Cụ thể:

- Loài Chẹo tía: Sinh khối khô của thân chiếm 65,73 - 71,84%, sinh khối khô của rễ chiếm 11,15 - 15,81%, sinh khối khô của cành chiếm 10,97 - 14,76%, sinh khối khô của lá chiếm 2,25 - 7,48%. Tại cấp kính từ 18 - 22cm, sinh khối khô của thân chiếm tỷ lệ cao nhất (71,84%) trong khi sinh khối khô của rễ chiếm tỷ lệ thấp nhất (11,15%); ngược lại, ở cấp kính từ 6 - 10cm, sinh khối khô của thân chiếm tỷ lệ thấp nhất 65,73% trong khi sinh khối khô của rễ chiếm tới 15,81%.

- Loài Dẻ cau: Sinh khối khô của thân chiếm 65,83 - 72,71%, sinh khối khô rễ chiếm 10,68 - 17,84%, sinh khối khô của cành chiếm 10,90 - 14,51%, sinh khối khô của lá chiếm 2,10 - 5,79%. Tại cấp kính lớn hơn 22cm, sinh khối khô của thân chiếm tỷ lệ cao nhất (72,71%) trong khi sinh khối khô của rễ chiếm tỷ lệ thấp (10,68%); ngược lại, ở cấp kính từ 6 - 10cm, sinh khối khô của thân chiếm tỷ lệ thấp nhất (65,83%) trong khi sinh khối khô của rễ chiếm tới 17,84%. - Ngát: Sinh khối khô của thân chiếm 63,57 - 70,84%, sinh khối khô của rễ chiếm 10,47 - 16,57%, sinh khối khô cành chiếm 12,26 - 16,03%, sinh khối khô của lá chiếm 2,66 - 7,60%. Đặc biệt, sinh khối khô của thân chiếm tỷ lệ cao nhất (70,84%) ở cấp kính từ 18 - 22cm và thấp nhất ở cấp kính từ 6 - 10cm (63,57%). Sinh khối khô rễ chiếm tỷ lệ cao nhất tại cấp kính 6 - 10cm (chiếm 16,57%) và thấp nhất tại cấp kính 18 - 22cm (chiếm 10,47%).

- Ràng ràng mít: Sinh khối khô của thân chiếm 66,34 - 69,42%, sinh khối khô của rễ chiếm 13,88 - 17,20%, sinh khối khô cành chiếm 10,77 - 11,90%, sinh khối khô của lá chiếm 4,80 - 5,69%. Trong 3 cấp đường kính nghiên cứu với loài Ràng ràng mít, sinh khối khô của thân cây thuộc cấp kính từ 14 - 18cm chiếm tỷ lệ phần trăm cao nhất (69,42%) trong khi sinh khối rễ chiếm tỷ lệ thấp nhất (13,88%); ngược lại, ở cây thuộc cấp kính từ 6 - 10cm, sinh khối khô của thân chiếm tỷ lệ thấp nhất (66,34%) trong khi sinh khối rễ chiếm 17,20%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Trám trắng: Sinh khối thân chiếm 66,19 - 69,61%, sinh khối rễ chiếm 11,25 - 16,11%, sinh khối cành chiếm 12,96 - 15,71%, sinh khối lá chiếm 3,42 - 4,74%. Trong 4 cấp đường kính nghiên cứu với loài Trám trắng, sinh khối khô của thân cây thuộc cấp kính lớn hơn 22cm chiếm tỷ lệ phần trăm cao nhất (69,61%) trong khi sinh khối rễ chiếm tỷ lệ thấp nhất (11,25%); ngược lại, ở cây thuộc cấp kính từ 10 - 14cm, sinh khối thân chiếm tỷ lệ thấp nhất (66,19%) trong khi sinh khối rễ chiếm 16,11%.

Số liệu tại Bảng 4.13 cũng cho thấy khi cấp đường kính tăng, tỷ lệ phần trăm sinh khối khô của thân cây tăng theo, đồng thời tỷ lệ sinh khối khô phần trên mặt đất với phần dưới mặt đất giảm dần.

Cấu trúc sinh khối khô cây cá thể của 5 loài cây ưu thế trong lâm phần được thể hiện trực quan hơn thông qua Hình 4.4.

Cành 12,74% Lá 4,66%

Thân 68,24% Rễ 14,35%

Hình 4.4. Cấu trúc sinh khối khô cây cá thể của 5 loài cây ƣu thế trong lâm phần

4.2.3.5. Mối quan hệ giữa sinh khối tầng cây cao với các nhân tố điều tra chủ yếu

Trong thực tiễn kinh doanh rừng, không phải lúc nào cũng có thể chặt hạ các cây gỗ để xác định sinh khối của chúng, mặt khác việc làm này sẽ vô cùng tốn kém về kinh phí và thời gian nhất là khi phải tiến hành trên diện rộng. Vì vậy, xác định mối quan hệ giữa sinh khối tươi và khô của tầng cây cao trong các lâm phần với các nhân tố điều tra dễ đo đếm, xác định như Hvn, G, N là một việc làm hết sức cần thiết.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đồng thời, để xác định sinh khối khô của cây rừng, thông thường, người điều tra phải lấy mẫu của các bộ phận cây rừng đem về phòng thí nghiệm sấy trong tủ sấy ở nhiệt độ 80 - 105C, trong quá trình sấy phải kiểm tra, đo đếm khối lượng của mẫu sau 2h, 4h, 6h, 8h, … nếu sau 3 lần kiểm tra liên tiếp, khối lượng mẫu không đổi thì đó chính là khối lượng khô của mẫu (tức giá trị sinh khối khô). Tiến hành theo phương pháp trên mất rất nhiều thời gian và tốn kém, đặc biệt nếu phải tiến hành nghiên cứu trên diện tích rộng, khối lượng mẫu lớn. Vấn đề đặt ra ở đây đó là liệu có thể rút ngắn công đoạn sấy khô đó không? Và liệu sinh khối khô tầng cây cao có quan hệ gì với sinh khối tươi và các nhân tố điều tra hay không?

Để trả lời một loạt các câu hỏi trên, luận văn đã sử dụng trình lệnh Analyze\Regression\Curve Estimation trong phần mềm SPSS 13.0 để xây dựng các phương trình tương quan giữa sinh khối tầng cây cao của lâm phần với các nhân tố điều tra (Hvn, G, N) dễ đo đếm, xác định và mối quan hệ giữa sinh khối tươi với sinh khối khô tầng cây cao. Tiêu chí lựa chọn dạng phương trình tương

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ nghiên cứu sinh khối trạng thái rừng iib tại tỉnh thái nguyên (Trang 58)