Diện tích và phân bố trạng thái rừng IIB tại tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ nghiên cứu sinh khối trạng thái rừng iib tại tỉnh thái nguyên (Trang 42 - 43)

C- 23,20C, biên độ nhiệt độ ngày và đêm khá cao từ 7,0 7,3 0 C Nhiệt độ trung bình tố

4.1.1.Diện tích và phân bố trạng thái rừng IIB tại tỉnh Thái Nguyên

Căn cứ vào bản đồ hiện trạng rừng do Chi cục kiểm lâm tỉnh Thái Nguyên cung cấp và bản đồ phân chia 3 loại rừng toàn tỉnh Thái Nguyên do Việt Điều tra - Quy hoạch rừng thống kê (năm 2006), diện tích trạng thái rừng phục hồi tại tỉnh Thái Nguyên được tổng hợp tại Bảng 4.1.

Bảng 4.1: Diện tích trạng thái rừng phục hồi tại tỉnh Thái Nguyên

TT Đối tƣợng Diện tích (ha) Tỷ lệ %

1 Rừng phục hồi sau khai thác kiệt (IIB) 18.455,56 10,99 2 Rừng phục hồi sau nương rẫy (IIA ) 43.126,11 25,69

Rừng phục hồi (IIA và IIB) 61.581,67 36,68

Tổng diện tích rừng tồn tỉnh 167.904 100,00

Số liệu từ Bảng 4.1 cho thấy, diện tích rừng phục hồi của tỉnh Thái Nguyên là rất lớn đạt 61.581,67 ha, chiếm 36,68% tổng diện tích rừng tồn tỉnh, trong đó diện tích rừng tự nhiên phục hồi sau khai thác kiệt (trạng thái IIB) chiếm 10,99% tổng diện tích rừng tồn tỉnh. Kết quả thống kê về phân bố trạng thái rừng phục hồi tại 3 huyện nghiên cứu được thể hiện tại Bảng 4.2.

Bảng 4.2: Phân bố diện tích trạng thái rừng phục hồi tại khu vực nghiên cứu TT Huyện Trạng thái IIA (ha) Trạng thái IIB (ha) Tổng (ha)

1 Võ Nhai 8.920,74 9.164,29 18.085,03

2 Định Hóa 7.519,10 1.957,70 9.476,80

3 Đại Từ 2.569,20 833,30 3.402,50

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua bảng số liệu 4.2, đề tài rút ra một số nhận xét sau:

- Diện tích rừng phục hồi (IIA và IIB) tại 3 huyện Đại Từ, Định Hóa, Võ Nhai là khá lớn, đạt 30.964,330 ha (chiếm 50,28% diện tích rừng phục hồi tồn tỉnh Thái Nguyên).

- Tổng diện tích rừng phục hồi sau khai thác kiệt (trạng thái IIB) tại 3 huyện nghiên cứu đạt 11.955,29 ha, chiếm 64,78% tổng diện tích rừng IIB của tỉnh Thái Nguyên. Trong đó, rừng IIB phân bố tập trung nhiều tại hai huyện Võ Nhai đạt 9.164,29 ha và Định Hóa đạt 1.957,7 ha. Điều này được giải thích là do trạng thái rừng IIB tại hai huyện trên phân bố chủ yếu ở những nơi có địa hình khá hiểm trở, việc khai thác và vận chuyển gặp khá nhiều khó khăn.

Như vậy, có thể thấy trạng thái rừng IIB tại khu vực nghiên cứu chiếm tỷ trọng rất lớn đối với tổng diện tích rừng phục hồi sau khai thác kiệt của tỉnh (chiếm 64,78%). Do đó, việc nghiên cứu sinh khối trạng thái rừng IIB tại khu vực nghiên cứu làm cơ sở đề xuất các phương thức quản lý rừng nhằm khuyến khích, xây dựng cơ chế chi trả dịch vụ môi trường tại tỉnh Thái Nguyên là vô cùng cần thiết.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ nghiên cứu sinh khối trạng thái rừng iib tại tỉnh thái nguyên (Trang 42 - 43)