C- 23,20C, biên độ nhiệt độ ngày và đêm khá cao từ 7,0 7,3 0 C Nhiệt độ trung bình tố
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận
1. Kết luận
* Đặc điểm của trạng thái rừng IIB tại khu vực nghiên cứu
- Diện tích rừng phục hồi toàn tỉnh Thái Nguyên là 61.581,67 ha, chiếm 36,68% tổng diện tích rừng tồn tỉnh. Tại khu vực nghiên cứu, diện tích rừng phục hồi là 30.964,330 ha, chiếm 50,28% diện tích rừng phục hồi tồn tỉnh, trong đó diện tích rừng phục hồi sau khai thác kiệt là 11.955,29 ha, chiếm 64,78% tổng diện tích rừng IIB của tỉnh; phân bố tập trung nhiều tại hai huyện Võ Nhai đạt 9.164,29 ha và Định Hóa đạt 1.957,7 ha.
- Mức độ đa dạng của các loài cây tại khu vực nghiên cứu là khá cao, số lượng lồi biến động từ 16 ÷ 31 lồi/ƠTC, trong đó có từ 4 ÷ 7 lồi xuất hiện trong công thức tổ thành. Điều kiện lập địa khu vực nghiên cứu phù hợp với khá nhiều loài cây, đa phần là những loài tiên phong ưa sáng, mọc nhanh, kém giá trị kinh tế nhưng có ý nghĩa nhất định về mặt sinh thái.
- Qua thử nghiệm mô phỏng phân bố N/D1.3 của 27 ô tiêu chuẩn tại khu vực nghiên cứu bằng các dạng hàm Meyer, khoảng cách và Weibull, kết quả cho thấy cả ba dạng hàm đều phù hợp (χ2
05tính < χ205tra bảng). Phân bố N/D1.3 tại khu vực nghiên cứu rất phức tạp, xuất hiện một đến nhiều đỉnh phụ, tại nhiều ÔTC, phân bố N/D1.3 có nhiều đỉnh hình răng cưa.
- Dạng phân bố Weibull có đỉnh lệch trái (α < 3) mơ phỏng rất tốt phân bố N/Hvn tại khu vực nghiên cứu (với χ205tính < χ2
05tra bảng). Phân bố thực nghiệm N/Hvn tại khu vực có nhiều đỉnh hình răng cưa, độ lệch của phân bố N/Hvn tại nhiều ô tiêu chuẩn có sự khác biệt rõ rệt, chứng tỏ mức độ phân hóa chiều cao của các lâm phần khác nhau. Số cây có chiều cao từ 9 ÷ 13 m chiếm 60% tổng số cây của lâm phần.
- Phương trình tương quan D1,3/Hvn tại khu vực nghiên cứu có dạng Hvn = a + b.D1.3 và Hvn = a + b.ln(D1.3), hệ số tương quan r = 0,84 ÷ 0,96 (quan hệ chặt đến rất chặt chẽ).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Về cấu trúc tầng thứ: Bao gồm 4 tầng: Tầng vượt tán (H > 13m), tầng tán (H = 9 m ÷ 13m), tầng dưới tán (H = 5 ÷ 8m) và tầng cây bụi thảm tươi (H < 5m). Các lâm phần đang trong giai đoạn phục hồi và phát triển, hầu hết đã có sự phân chia tầng tán rõ rệt, đã có nhiều lồi cây phát triển mạnh về đường kính, chiều cao và đang vươn lên khỏi tầng tán chính. Độ tàn che tầng cây cao thấp (0,45 - 0,70).
* Sinh khối tầng cây cao
- Giá trị sinh khối tươi và khô của các cây tiêu chuẩn tại khu vực nghiên cứu tăng dần theo cấp đường kính. Bình qn sinh khối tươi tầng cây cao tại khu vực nghiên cứu là 10,771 tấn/ÔTC; biến động từ 7,241 tấn/ÔTC đến 13,808 tấn/ÔTC. Tổng sinh khối tươi bình quân của tầng cây cao đạt 107,705 tấn/ha. Tổng sinh khối khơ tầng cây cao bình quân là 60,259 tấn/ha (biến động từ 39,700 - 82,050 tấn/ha).
- Sinh khối cây cá thể của 5 loài cây ưu thế trong lâm phần: Chẹo tía, Dẻ cau, Ngát, Ràng ràng mít, Trám trắng tập trung chủ yếu ở phần thân cây (sinh khối tươi chiếm 64,74 - 67,60%, sinh khối khô chiếm 66,43 - 69,46%); tiếp đến là rễ cây (sinh khối tươi chiếm 14,69 - 16,96 %, sinh khối khô chiếm 13,78 - 15,28%), cành (sinh khối tươi chiếm 11,26 - 14,01%, sinh khối khô 11,41 - 13,96%), lá chiếm tỷ trọng nhỏ nhất (sinh khối tươi 4,28 - 6,45%, sinh khối khô 3,86 - 5,40%).
Cùng với sự tăng lên của cấp đường kính, tỷ lệ phần trăm sinh khối tươi (khơ) của thân cây cá thể cũng tăng lên, đồng thời tỷ lệ giữa sinh khối tươi (khô) dưới mặt đất với trên mặt đất giảm dần.
* Sinh khối cây bụi thảm tươi và vật rơi rụng
- Sinh khối tầng cây bụi, thảm tươi dưới tán rừng tại khu vực nghiên cứu dao động mạnh: Sinh khối tươi đạt 4,732 - 10,927 tấn/ha (trung bình 7,529 tấn/ha), sinh khối khô đạt 1,896 - 7,027 tấn/ha (trung bình 3,937 tấn/ha). Sinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
khối khô tập trung nhiều ở thân + cành cây bụi (38,92%); rễ cây bụi (25,20%); thảm tươi (cỏ) 22,41%; lá cây bụi (13,47%).
- Sinh khối vật rơi rụng dưới tán rừng tại khu vực nghiên cứu dao động mạnh: Sinh khối tươi đạt 6,532 - 12,495 tấn/ha (trung bình 8,7976 tấn/ha); sinh khối khơ từ 4,691 - 9,830 tấn/ha (trung bình 6,612 tấn/ha). Sinh khối vật rơi rụng tập trung chủ yếu ở phần lá rơi rụng (sinh khối tươi chiếm 57,82%, sinh khối khô chiếm 56,89%), cành rơi rụng (sinh khối tươi chiếm 42,18%, khô chiếm 43,11%).
* Tổng sinh khối toàn lâm phần
Tổng sinh khối tươi toàn lâm phần trạng thái rừng IIB tại khu vực nghiên cứu đạt 89,765 - 153,167 tấn/ha (trung bình 124,032 tấn/ha). Sinh khối tươi chủ yếu tập trung vào tầng cây gỗ (86,52%); vật rơi rụng chiếm 7,20%; cây bụi, thảm tươi chiếm 6,28%.
Tổng sinh khối khơ tồn lâm phần đạt 50,01 - 90,889 tấn/ha (bình quân 70,845 tấn/ha), chủ yếu tập trung vào tầng cây gỗ (84,65%); cây bụi, thảm tươi chiếm 5,80%; vật rơi rụng chiếm 9,55%.
* Mối quan hệ giữa sinh khối với các nhân tố điều tra
Luận văn đã xác định được 46 phương trình tương quan (từ P.T 4.28 - P.T 4.73) giữa sinh khối (cây cá thể của 5 loài ưu thế trong lâm phần; tầng cây cao; cây bụi thảm tươi; vật rơi rụng và sinh khối toàn lâm phần) với các nhân tố điều tra. Các phương trình đã được kiểm tra độ tin cậy thông qua sự tồn tại của hệ số tương quan, hệ số xác định, sai tiêu chuẩn hồi quy, các tham số.
* Đề xuất một số ứng dụng trong xác định sinh khối trạng thái rừng IIB
Trên cơ sở thiết lập các phương trình tương quan, đề tài đã đề xuất được phương pháp xác định nhanh sinh khối cây cá thể của 5 lồi cây Chẹo tía, Dẻ cau, Ngát, Ràng ràng mít, Trám trắng và sinh khối tồn lâm phần trạng thái rừng IIB tại Thái Nguyên dựa vào các nhân tố điều tra chủ yếu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2. Tồn tại
- Trong khuôn khổ của nghiên cứu, luận văn chỉ xác định sinh khối tại thời điểm hiện tại mà chưa có điều kiện xác định sinh khối ở các thời điểm khác nhau mặc dù chúng có sự sai khác theo mùa sinh trưởng.
- Đề tài mới chỉ xác định sinh khối rừng IIB ở 3 huyện mà chưa có điều kiện mở rộng ra các huyện khác trong tỉnh Thái Nguyên.
3. Kiến nghị
- Việc ứng dụng xác định sinh khối cây cá thể của 5 lồi cây Chẹo tía, Dẻ cau, Ngát, Ràng ràng mít, Trám trắng thích hợp nhất cho khu vực 3 huyện Đại Từ, Định Hóa, Võ Nhai, nếu mở rộng cho các vùng khác cần có sự kiểm tra thêm.
- Cần có những nghiên cứu thêm về sinh khối trạng thái rừng IIB tại các mùa sinh trưởng khác nhau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn