Chức năng giáo dục

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề GIÁ TRỊ và CHỨC NĂNG văn học (Trang 27 - 31)

- Nhận thức thẩm mĩ trong văn học trong các thời kỳ lịch sử khác nhau thì khác nhau:

3.3. Chức năng giáo dục

- Giáo dục là hoạt động có ý thức, có mục đích, kế hoạch tác động vào con người để bồi dưỡng, cải tạo con người. Giáo dục bao hàm cả tự giáo dục, biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo.

- Luôn hàm chứa những giá trị chân thật, tốt đẹp, cao cả, văn học có thể tác động và đời sống tinh thần, lí trí, tình cảm của con người. Khi đối diện với tác phẩm, con người đồng thời đối diện với lương tâm mình. Qua đó, tác phẩm hướng con người đến chân - thiện - mĩ.

+ VHTD VN và Trung Quốc luôn đề cao nhiệm vụ giáo huấn đạo đức cho con người: “Văn dĩ tải đạo”, “thi dĩ ngơn chí”. + Thơ văn yêu nước cách mạng luôn giáo dục tinh thần yêu nước, yêu đồng bào, chí khí anh hung bất khuất.

- Từ bản chất thẩm mĩ của mình, văn học có điều kiện thực hiện chức năng giáo dục thẩm mĩ. Giáo dục thẩm mĩ là bồi dưỡng năng lực nhận biết, sáng tạo cái đẹp, dùng cái đẹp như một năng lực để nuôi dưỡng xúc cảm, thị hiếu, lý tưởng thẩm mĩ, giúp con người nâng cao đời sống theo tiêu chuẩn của cái đẹp.

+ Bằng ngôn từ thẩm mĩ, văn học giúp người đọc làm quen, thưởng thức, thẩm định cái hay của ngơn ngữ, hình tượng, tác phẩm thơ văn, có thể rèn luyện phát huy năng lực sáng tác.

- Chức năng giáo dục thẩm mĩ sâu sắc nhất của văn học là giáo dục phẩm chất Người. Giáo dục đạo đức, cách sống, cách ứng xử phù hợp với lẽ phải, tình thương, trách nhiệm, giúp con người tự hồn thiện mình, tự điều tiết dục vọng, ham muốn để khỏi rơi vào tha hóa, hay biến thành xấu xa, độc ác, đê tiện.

- Phương thức giáo dục:

+ Giáo dục trong văn học thơng qua hình tượng nghệ thuật và bằng con đường xúc động, lan truyền tình cảm. Khơng chỉ xúc động bằng con tim, mà cịn bằng cả lí trí, khối óc. Vh khơng chỉ giáo dục bằng những hình tượng đẹp, mà có khi cịn giáo dục bằng hình tượng cái xấu, giúp con người vạch ra được cái phản mĩ cảm để vươn tới sự hoàn thiện.

+ Văn học không giáo dục một cách khô khan, hay minh họa vụng về, không đến với người đọc như một ông thầy hay một nhà truyền giáo, mà nó như một người bạn, một người đồng hành trên đường đời, chuyện trị, tâm sự, đối thoại với bạn đọc. Đó là sự đối thoại bên trong tâm hồn người đọc, là sự tự đối thoại giữa phần tốt - phần xấu, lương tri và tội lỗi, giữa lí trí sáng suốt, cao đẹp và ham muốn tăm tối, đê hèn (giáo dục và tự giáo dục), đáp ứng nhu cầu tự hoàn thiện tâm hồn, nhân cách con người.

VD: ND miêu tả cảnh quan lại quyền quý cơm canh thừa mứa không hết đổ trắng cả long song, trong khi bốn mẹ con ăn xin sắp chết đói bên đường. Sự đối lập ứa nước mắt ấy đã tác động mạnh mẽ vào tâm hồn người đọc, khiến cho chúng ta xin sắp chết đói bên đường. Sự đối lập ứa nước mắt ấy đã tác động mạnh mẽ vào tâm hồn người đọc, khiến cho chúng ta không thể sống thờ ơ, vô cảm, mà phải đùm bọc, yêu thương đồng loại, “lá lành đùm lá rách”.

- Chức năng GD của vh có tính đa diện, tổng hợp. Ngồi giáo dục đạo đức, thẩm mĩ, vh cịn cung cấp những hiểu biết khác nhau cho người đọc, làm cho con người khôn ngoan, hiểu biết, thông minh. khác nhau cho người đọc, làm cho con người khôn ngoan, hiểu biết, thông minh.

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề GIÁ TRỊ và CHỨC NĂNG văn học (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(55 trang)