KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM

Một phần của tài liệu Biện pháp sử dụng trò chơi dân gian trong tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm rèn luyện kỹ năng đi chạy của trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi (Trang 34 - 38)

1. Kết luận

Trị chơi dân gian có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Trò chơi dân gian giúp trẻ thoả mãn nhu cầu vui chơi giải trí, và cũng giúp trẻ phát triển một cách tồn diện, góp phần nâng cao nhận thức cho trẻ. Dựa trên điều kiện thực tế của nhà trường, với những kinh nghiệm của bản thân chúng tôi đã xây dựng hệ thống các biện pháp nhằm tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo bé nói riêng và trẻ mầm non nói chung tại trường mầm non Đồng Phú. Sau thời gian triển khai áp dụng tại nhà trường chúng tôi đã thu được kết quả tốt đẹp, có tính thiết thực trong các trường mầm non hiện nay.

- Trị chơi dân gian có đặc điểm chung là phong phú, đơn giản, dễ chơi, dễ hồ nhập. Nó được sử dụng phù hợp, thích ứng với đặc điểm tâm sinh lý và có tác dụng giáo dục tồn diện đối với trẻ nhỏ. Trị chơi dân gian đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu của trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi. Khi tham gia vào trò chơi đòi hỏi các kĩ năng vận động của trẻ, những hành động mà trẻ thực hiện trong khi chơi tạo điều kiện cho trẻ phát triển các động tác đi, đứng, chạy, nhảy.... Vì vậy cần phải được coi trị chơi dân gian là một loại hình vui chơi quan trọng trong hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo.

- Qua nghiên cứu thực trạng chúng tôi thấy giáo viên đã triển khai một số biện pháp khác nhau để tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ. Tuy nhiên, các biện pháp tổ chức

trò chơi vẫn theo lối cũ, giáo viên phụ thuộc nhiều vào tài liệu hướng dẫn. Giáo viên chưa phát huy được vai trò của người tổ chức là “thang đỡ” tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm trong khi chơi. Chưa quan tâm đến nhu cầu hứng thú và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, chưa tạo cơ hội cho trẻ thử sức trong các tình huống khác nhau.

- Số lượng trị chơi dân gian trong chương trình cịn ít, trị chơi cịn đơn điệu ít hấp dẫn. Hình thức tổ chức trị chơi dân gian chủ yếu là trẻ chơi cả lớp, tổ, cơ khơng chia trẻ ra làm nhiều nhóm nhỏ để phát huy tính tích cực, độc lập của trẻ. Chưa tìm ra những biện pháp hướng dẫn, tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ đạt hiệu quả nhằm phát triển kĩ năng đi – chạy cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi. Chưa phát huy được vai trò quan trọng của trò chơi đối với sự phát triển của trẻ.

- Các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 3 – 4 tuổi được xây dựng dựa trên những đặc trưng cơ bản của trò chơi dân gian và mối quan hệ giữa các thành tố trong quá trình tổ chức chơi (mục đích, nội dung, các biện pháp và đánh giá kết quả). Việc nghiên cứu xây dựng các biện pháp dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn có sự kế thừa, bổ sung những thành tựu khoa học giáo dục mầm non trên thế giới, trong khu vực và trong nước.

- Qua quá trình nghiên cứu và thực tế ở lớp, chúng tơi đã rút ra những bài học bổ ích khi lên lớp:

+ Khi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian phải đưa ra các cách chơi và luật chơi rõ ràng, và tìm cách hướng dẫn dưa trẻ vào trị chơi một cách có khoa học. Khi chơi giúp trẻ phát huy được tính tích cực khi tham gia các hoạt động. Trẻ nhanh nhẹn hoạt bát hơn, và có những trẻ khá cịn có kỹ năng sáng tạo trong khi chơi. Và những trẻ thông minh, nhanh nhẹn trong khi chơi, thường cũng là những trẻ nhanh nhẹn hoạt bát trong cuộc sống.

+ Giáo viên cần phải sưu tầm, lựa chọn, tổ chức cho trẻ chơi nhiều trò chơi dân gian, để trẻ có tinh thần đồn kết trong khi chơi, biết giúp đỡ và nhường nhịn bạn khi bạn gặp khó khăn. Qua việc tổ chức các trò chơi dân gian đã giúp cho trẻ có vốn hiểu biết phong phú về kho tàng kiến thức các trò chơi dân gian. Sau mỗi trò chơi, sau mỗi tiết học trẻ được vui chơi thoả thích từ đó in đậm vào tâm hồn trong sáng của trẻ những cảm xúc, tình cảm về một thời tuổi thơ với những trị chơi bổ ích.

2. Kiến nghị sư phạm

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tơi có một số kiến nghị sau:

2.1. Đối với Bộ Giáo dục - Đào tạo

Ngành học mầm non cần quan tâm đến vấn đề tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ nói chung và trị chơi dân gian nói riêng cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi. Cần xuất phát từ

nhu cầu, vốn kinh nghiệm của trẻ để thiết kế, xây dựng kế hoạch tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ đạt hiệu quả.

Tích cực sưu tầm trị chơi dân gian nhằm giúp giáo viên có thể tổ chức các loại trò chơi dân gian phù hợp với trẻ với điều kiện và hồn cảnh thực tiễn.

Xây dựng mơi trường chơi tạo điều kiện về cơ sở vật chất: địa điểm chơi, đồ dùng, đồ chơi và nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động chơi của trẻ.

Cần tổ chức trò chơi dân gian thường xuyên hơn trong các hoạt động của trẻ, tạo cho trẻ niềm thích thú và giúp trẻ phát triển các kỹ năng vận động cần thiết.

2.2. Đối với các trường sư phạm.

Thường xuyên tiếp cận với thực tế và đảm bảolý luận đi đôi với thực hành để thực hiện tốt mục tiêu đào tạo giáo viên của mình. Tổ chức cho sinh viên thực hành hoạt động vui chơi đặc biệt là trò chơi dân gian nhằm rèn luyện kĩ năng vận động cho trẻ nói chung và kỹ năng đi – chạy cho trẻ 3-4 tuổi nói riêng.

2.3. Đối với trường mầm non.

+ Cần có khơng gian sân chơi rộng rãi để tổ chức được nhiều trị chơi dân gian mang tính tập thể, có tính vận động cao, quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho các cháu tham gia vào hoạt động ngoài trời, tạo hứng thú cho trẻ, gắn bó trẻ với thiên nhiên.

+ Có sự chỉ đạo các lớp, cá nhân xây dựng kế hoạch tổ chức trị chơi dân gian lồng trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Khuyến khích giáo viên tích cực sưu tầm và nhân rộng các trò chơi hay trong đồng nghiệp.

+ Có khuyến khích động viên, khen thưởng kịp thời những sáng kiến hay về tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ từ đó cho áp dụng trong tồn trường .

+ Chú trọng cơng tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho

đội ngũ giáo viên mầm non đảm bảo yêu cầu chuẩn, có kỹ năng tổ chức các loại hình hoạt động cho trẻ theo hướng “Lấy trẻ làm trung tâm” nhằm kích thích trẻ tìm tịi, khám phá làm phát triển kĩ năng vận động.

+ Cần có những biện pháp, hình thức kiểm tra thiết thực, thường xuyên để kiểm soát được hiệu quả của việc sử dụng đồ chơi trong các hoạt động ở trường mầm non đối với việc rèn luyện kĩ năng vận động của trẻ.

2.4. Đối với giáo viên.

+ Là người trực tiếp rèn luyện thể lực, nâng cáo sức khỏe cho trẻ nói chung và

rèn kĩ năng đi – chạy nói riêng của trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi. Vì vậy yêu cầu giáo viên mầm non cần đặc biệt tìm hiểu kỹ các trị chơi dân gian để sử dụng nó một cách hợp lý đặc biệt trong hoạt động ngoài trời nhằm hướng đến phát triển kĩ năng đi – chạy cho trẻ.

+ Giáo viên phải biết khơi dậy, ni dưỡng, phát triển ở trẻ tính tị mị, khám phá những điều mới lạ của thế giới xung quanh mọi lúc, mọi nơi.

+ Giáo viên phải thực sự hiểu trẻ, phải là “bạn của trẻ” để cơ với trẻ ngày một gắn bó thân thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho trí tuệ nảy nở, phát triển cùng với một số phẩm chất khác.

+ Giáo viên cần tổ chức phong phú hấp dẫn để đưa trẻ tham gia vào hoạt động, giảm bớt các buổi học dập khuôn, nặng nề về kiến thức, theo ý định của giáo viên làm cho hoạt động trở nên gị bó áp đặt đối với trẻ.

+ Giáo viên cần tìn hiểu, sáng tạo trong việc tổ chức trò chơi vận động dân gian thơng qua hoạt động ngồi trời để nâng cao hơn chất lượng hoạt động.

+ Phải biết tận dụng, khai thác điều kiện thiên nhiên sẳn có để tổ chức cho trẻ nhiều hình thức chơi, khám phá hấp dẫn giúp trẻ rèn luyện kĩ năng vận động tốt. + Phải thường xuyên học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, nhận thức đúng bản chất của hoạt động vui chơi, tơn trọng tính tự do, tự nguyện

và nhu cầu vui chơi của trẻ.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Thanh Âm (chủ biên), Trịnh Dân, Nguyễn Thị Hoà - 2002 - Giáo dục học mầm non (tập 1,2,3) - Đại học Sư phạm Hà Nội.

2. Đào Thanh Âm - 1992 - Bàn về phương pháp tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo - Tạp chí Nghiên cứu giáo dục Hà Nội.

3. Trần Hồ Bình - 2007 - Trị chơi dân gian trẻ em - NXB Giáo dục.

4. Phạm Thị Kim Châu (chủ biên) - 2002 - Giáo dục học mầm non - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

5. Chiến lược giáo dục mầm non từ năm 1998 đến năm 2020 - Bộ giáo dục và Đào tạo - 1999.

6. Hoàng Chúng - 1982 - Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục - NXB Giáo dục Hà Nội.

7. Nguyễn Anh Động - 2004 - Những trò chơi dân gian ở nông thôn - NXB trẻ. 8. Enconhin. D. B - 1970 - Tâm lý học trò chơi - NXB Giáo dục, Maxcova. 9. Huy Hà - 1992 - Trò chơi dân gian trẻ em Việt Nam - NXB Văn hoá dân tộc.

10. Mai Văn Mn - 1992 - Trị chơi trẻ em - NXB TDTT Hà Nội. 11. Mai Văn Mn - 1989 - Trị chơi xưa và nay - NXBTDTT Hà Nội.

12. Trần Thị Nga - 2003 - Vai trò của giáo viên trong việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo - Tạp chí Giáo dục mầm non số 1.

13. Vũ Thị Nho dịch của A. I. XễRễKINA - 1987 - Giáo dục trí tuệ trong q trình dạy học - NXBGD

14. Lê Thị Ninh - 1991 - Trò chơi dân gian Việt Nam trong công tác giáo dục mẫu giáo - Kỷ yếu hội thảo quốc gia.

15. Trương Kim Oanh (chủ biên) - 1993 - Trò chơi dân gian cho trẻ dưới 6 tuổi NXB Giáo dục.

16. Trương Kim Oanh - 1993 - Tốn học qua trị chơi - NXB Giáo dục. 17. Hoàng Phê (chủ biên) - 2008 - Từ điển tiếng Việt - NXB Đà Nẳng.

Một phần của tài liệu Biện pháp sử dụng trò chơi dân gian trong tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm rèn luyện kỹ năng đi chạy của trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi (Trang 34 - 38)

w