Đặc điểm thị trường hóa chất tinh khiết tại Việt Nam

Một phần của tài liệu nâng cao hoạt động phân phối hóa chất tinh khiết của công ty TNHH nam giao đến năm 2020 (Trang 37)

5. Kết cấu của luận văn

2.2. Đặc điểm thị trường hóa chất tinh khiết tại Việt Nam

2.2.1. Đặc điểm sản phẩm hóa chất tinh khiết

Theo TCVN 1058-78 ban hành để thay thế cho TCVN 1058-71, quy định cách phân nhóm và ký hiệu mức độ tinh khiết hoá chất để sử dụng trong các tài liệu khoa học, kỹ thuật, thương mại và trên bao bì, tuỳ theo mức độ tinh khiết, hoá chất

được chia ra làm ba nhóm sau: I. Hố chất tinh khiết đặc biệt; II. Thuốc thử;

III. Sản phẩm kỹ thuật.

Hoá chất tinh khiết đặc biệt là loại hố chất có độ tinh khiết cao nhất, hơn

hẳn các loại hố chất khác, thêm vào đó cịn có những u cầu khác nhằm đáp ứng những mục đích sử dụng đặc biệt.

Thuốc thử là loại hố chất dùng trong phân tích, nghiên cứu khoa học, hoặc

để tổng hợp các hoá chất khác. Mức độ tinh khiết của thuốc thử thấp hơn hoá chất tinh khiết đặc biệt. Tuỳ theo mức độ tinh khiết, thuốc thử chia ra làm ba phân nhóm sau đây:

− Thuốc thử tinh khiết hoá học: là thuốc thử có độ tinh khiết rất cao dùng cho các cơng trình nghiên cứu khoa học tinh vi, các mục đích cơng nghệ cũng như các phép phân tích đặc biệt chính xác, các phép đo hố lý.

− Thuốc thử tinh khiết để phân tích: là thuốc thử có độ tinh khiết cao nhưng khơng bằng tinh khiết hố học dùng cho việc phân tích, kiểm nghiệm và các cơng trình nghiên cứu khoa học thơng thường.

− Thuốc thử tinh khiết: là loại thuốc thử có độ tinh khiết thơng thường dùng cho các công việc giảng dạy, học tập trong nhà trường, các công việc phân tích, kiểm nghiệm thơng thường.

Sản phẩm kỹ thuật là sản phẩm thông thường do cơng nghiệp hố học sản

xuất ra. Tuỳ theo mức độ tinh khiết, sản xuất kỹ thuật chia ra làm ba phân nhóm sau đây:

− Hố chất tinh chế: là hoá chất thu được do việc tinh chế một cách bình thường những sản phẩm kỹ thuật, có những yêu cầu đặc biệt và được sử dụng cho các mục đích cơng nghệ và các mục đích khác.

− Hố chất kỹ thuật: là loại sản phẩm được sản xuất ra với một khối lượng lớn để dùng cho những mục đích cơng nghệ thơng thường và các mục đích khác.

sạch, hoặc bán thành phẩm có nhiều tạp chất dùng cho một số ngành sản xuất công nghiệp khác nhau.

Dựa trên Bảng dữ liệu an toàn nguyên vật liệu (Material Safety Data Sheet - MSDS) của các hoá chất tinh khiết, có thể rút ra một số đặc điểm cơ bản về hóa chất tinh khiết như sau:

Tính chất

Hố chất tinh khiết ở dạng lỏng hay rắn, biết chính xác nồng độ (ví dụ: Acid Nitrid 65%), chúng có thành phần rõ ràng, có độ sạch và độ ổn định cao.

Điều kiện lưu trữ

Hóa chất tinh khiết phải được chứa trong vật đậy kín, đặt tại nơi khơ thống, tránh xa nguồn nhiệt, lửa, điện. Nơi để hóa chất phải có hệ thống thơng gió thống mát.

Thơng tin an tồn

Hóa chất tinh khiết độc hại cho đường hô hấp, đường nuốt hay tiếp xúc ngồi da. Khi thao tác với hóa chất tinh khiết phải có trang bị găng tay, kính che, quần áo bảo hộ lao động tuân theo hướng dẫn chi tiết trên MSDS.

Thải bỏ

Hóa chất tinh khiết phải được xử lý và thải bỏ theo quy định của chính quyền địa phương, đảm bảo an tồn và vệ sinh mơi trường.

2.2.2. Đặc điểm thị trường hóa chất tinh khiết

Việt Nam là nước nơng nghiệp nên một trong những nhiệm vụ chính là cung cấp đủ lượng hố chất nơng nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu,… Kết quả là, các hóa chất hữu cơ và vơ cơ là rất quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, làm cho toàn bộ cơng nghiệp hóa chất của Việt Nam đặc biệt quan trọng. Ngành sản xuất hóa chất Việt Nam bao gồm 10 phân ngành chính: phân bón; thuốc bảo vệ thực vật; hóa dầu; hóa chất cơ bản; điện hóa học; khí cơng nghiệp; cao su; chất tẩy rửa; sơn và mực in; hóa dược. Giá trị sản xuất cơng nghiệp hóa chất đạt khoảng 270 nghìn tỉ năm 2014. Tốc độ tăng trưởng 5 năm trở lại đây 2010-2014 đạt 19.25%/năm. Trong đó, nhóm sản phẩm phân bón, nhóm sản xuất săm lốp là một

trong những nhóm sản phẩm có tốc độ phát triển cao. Tuy nhiên, so với sự phát triển của ngành cơng nghiệp hóa chất ở các nước khác, tỷ lệ tăng trưởng của Việt Nam vẫn còn là thấp. Hiện tại, thị trường hóa chất Việt chiếm khoảng 0,5% thị trường quốc tế.

Hơn nữa, công nghệ sản xuất hoá chất ở Việt Nam còn lạc hậu so với thế giới nói chung. Sản lượng nội địa ở một số phân khúc sản phẩm vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu thị trường. Điều này dẫn đến thực trạng nhập siêu ở một số lĩnh vực như phân bón, nguyên liệu nhựa, nguyên liệu xơ sợi, thuốc bảo vệ thực vất, hóa chất cơ bản và các loại hóa chất khác. Đặc biệt, các sản phẩm hóa chất địi hỏi độ tinh khiết cao dùng trong phân tích thí nghiệm và công nghệ điện tử hầu hết đều phải nhập khẩu.

Hiện nay tại thị trường hóa chất tinh khiết Việt Nam, các nhà cung cấp sản phẩm chủ yếu là Merck (Đức), JT Baker (Mỹ), RCI Labscan (Thái Lan), Sigma- Aldrich (Mỹ), Xilong (Trung Quốc). Đối tượng sử dụng hóa chất tinh khiết tại Việt Nam chủ yếu là nhà sản xuất và chế biến thực phẩm, dược phẩm, phịng phân tích và thí nghiệm trong các viện, trung tâm phân tích, trường học, nhà sản xuất điện tử (dùng để xử lý bo mạch điện tử). Từ đó cho thấy sản phẩm hóa chất tinh khiết được xem là sản phẩm cơng nghiệp do nó phục vụ cho sản xuất và các tổ chức viện.

2.3. Giới thiệu về sản phẩm hóa chất tinh khiết RCI Labscan 2.3.1. Giới thiệu về tập đoàn RCI Labscan

Tập đoàn RCI Labscan được thành lập năm 2008, là kết quả của sự sáp nhập hai công ty:

− Công ty TNHH Labscan Asia thành lập năm 1995 chuyên sản xuất hóa chất tinh khiết dùng trong phịng thí nghiệm.

− Công ty TNHH Reagent Chemical Industry, thành lập năm 1991 chuyên sản xuất hóa chất sử dụng trong ngành điện tử và thí nghiệm, các loại axit và dung mơi.

Hình 2.5. Logo Tập đồn RCI Labscan

(Nguồn: www.rcilabscan.com)

RCI Labscan là tập đồn đa quốc gia có trụ sở chính tại Thái Lan. RCI Labscan có các dịng sản phẩm hố chất phân tích và các sản phẩm sinh học như mơi trường ni cấy có chất lượng được đánh giá tương đương các hãng của Đức và Mỹ.

Sản phẩm RCI Labscan được phân phối đến nhiều nước như Úc, Bangladesh, Trung Quốc, Hong Kong, Ấn Độ, Indonesia, Pakistan, Philipin, Singapo, Đài Loan, Malaysia.

Hiện nay, RCI Labscan đang có chiến lược mở rộng tại thị trường tại Việt Nam nên giá chào các sản phẩm hấp dẫn hơn nhiều những thương hiệu tên tuổi khác.

2.3.2. Giới thiệu về sản phẩm hóa chất tinh khiết RCI Labscan

Hóa chất tinh khiết RCI Labscan là sản phẩm có độ tinh khiết cao, ít tạp chất. Sản phẩm RCI Labscan là sự lựa chọn ưu tiên cho các nghiên cứu, phân tích cần độ chính xác cao. Hóa chất tinh khiết RCI Labscan được phân làm 2 nhóm sản phẩm chính:

Hóa chất cho cơng nghiệp điện tử:

Đặc điểm ứng dụng: dùng để tẩy rửa, vệ sinh bảng mạch điện tử, phân tích kim loại, là nguyên liệu đầu vào của ngành công nghiệp điện tử.

Khách hàng mục tiêu: các nhà sản xuất điện tử.

Phân loại dịng sản phẩm có độ tinh khiết xếp từ thấp lên cao:

− Semig Grade (SM)

− Electropure Grade (EP)

− Electro Extra Grade (EX)

− VLSI Grade (VL)

Hóa chất phân tích:

Đặc điểm ứng dụng: dùng để chiết tách, phân tích, kiểm nghiệm các chỉ tiêu hóa lý trên thực phẩm chế biến, sản phẩm công nghiệp, thủy hải sản nhập khẩu; phân tích định tính và định lượng hữu cơ.

Khách hàng mục tiêu: các trung tâm phân tích hóa học, phịng thí nghiệm kiểm nghiệm thực phẩm, trường học, bệnh viện.

Phân loại dịng sản phẩm có độ tinh khiết xếp từ thấp lên cao:

− Analytical Grade (AR)

− RCI Premium Grade (RP)

− High Performance Liquid Chromatography Grade (HPLC)

− Gradient Grade (SG)

− Liquid Chromatography-mass Spectrometry Grade (LM)

− Anhydrous Grade (AH)

− UV-IR Grade (IR)

2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Nam Giao từ năm 2012 đến tháng 6 năm 2015

Tốc độ tăng trưởng doanh thu

Tốc độ tăng trưởng doanh thu hóa chất tinh khiết Tốc độ tăng trưởng chi phí bán hàng Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế

76.56% 55.76% 61.95% 25.49% 22.73% 18.08% 12.27% 8.33%

Năm 2013 so với năm 2012 Năm 2014 so với năm 2013

Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Nam Giao từ năm 2012 đến

tháng 6 năm 2015

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Đến 30/6/2015 Doanh thu (Tỷ VNĐ) 89,81 106,05 130,16 55,28 - Doanh thu hóa chất

tinh khiết (Tỷ VNĐ) 31,43 50,90 55,14 29,84 Chi phí bán hàng (Tỷ

VNĐ) 1,02 1,28 2,26 0,82

Lợi nhuận sau thuế (Tỷ

VNĐ) 13,29 20,70 23,24 10,97

Tỷ suất lợi nhuận trên

doanh thu (%) 14,80 19,52 17,85 19,85

(Nguồn: Phòng Kế tốn – cơng ty TNHH Nam Giao)

Biểu đồ 2.1. Biểu đồ tốc độ tăng trưởng doanh thu, chi phí bán hàng và lợi nhuận sau thuế của công ty TNHH Nam Giao trong giai đoạn 2012 – 2014

Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm trong thời gian qua của Nam Giao khá tốt: doanh thu năm 2013 tăng 18.08% so với năm 2012, doanh thu năm 2014 tăng 22.73%. Trong đó, tốc độ tăng trưởng doanh thu hóa chất tinh khiết năm 2013 so với năm 2012 rất cao (61.95%) là do năm 2012, công ty vẫn phân phối sản phẩm chủ yếu qua nhà phân phối, chưa tìm được nhiều khách hàng thuộc kênh phân phối trực tiếp nên doanh thu mặt hàng này chưa tăng nhiều. Bên cạnh đó, việc tự nhập khẩu và lưu trữ hàng hóa tại kho của công ty Nam Giao tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy nhà phân phối tiêu thụ nhanh và nhiều hơn nhờ vào việc nắm bắt các đơn đặt hàng gấp từ phía khách hàng. Sang năm 2013 và 2014, doanh thu tương đối ổn định.

Do tốc độ tăng của chi phí bán hàng năm 2014 so với năm 2013 quá cao (76.56%) dẫn đến tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2014 giảm so với năm 2013.

Một số nguyên nhân dẫn đến chi phí bán hàng năm 2014 tăng cao là do:

− Tháng 3/2014, công ty thay đổi địa điểm kho chứa hóa chất tinh khiết từ quận Phú Nhuận sang quận 12 do vị trí thuận lợi cho việc giao hàng, diện tích kho lớn hơn và thiết bị kho tốt hơn, đạt yêu cầu của luật hóa chất về an tồn dự trữ hóa chất nguy hiểm. Chi phí thuê kho mới cao hơn khoảng 20%.

− Phí phạt do lãnh hàng nhập trễ quá hạn cho phép như phí lưu kho, phí lưu rỗng tăng lên. Nguyên nhân là ở khâu xin giấy phép nhập khẩu, đặc biệt là giấy xin phép nhập khẩu hóa chất tinh khiết gặp trục trặc dẫn đến không đủ chứng từ lãnh hàng.

2.5. Thực trạng hoạt động phân phối của công ty TNHH Nam Giao trong

thời gian qua

2.5.1. Các quyết định phân phối

2.5.1.1. Xử lý đơn hàng và giao hàng Quy trình tiếp nhận và xử lý

đơn hàng:

Bước 1: Nhân viên kinh doanh tiếp nhận đơn mua hàng của khách hàng qua email hoặc fax, đơn mua hàng phải được người có thẩm quyền bên khách hàng ký

tên và đóng dấu.

Bước 2: Trợ lý kinh doanh kiểm tra sự sẵn có của hàng hóa thơng qua sổ theo dõi tồn kho. Trong trường hợp không đủ số lượng hàng để bán, trợ lý kinh doanh kiểm tra lịch nhập hàng với bộ phận nhập khẩu để dự kiến ngày có thể xuất đủ hàng cho khách. Nếu có đủ hàng để giao, trợ lý kinh doanh xuất Phiếu xác nhận đơn hàng.

Bước 3: Bộ phận kế tốn sẽ kiểm tra tình trạng cơng nợ của khách hàng. Mỗi khách hàng có một hạn mức tín dụng tùy vào thỏa thuận của hai bên. Nếu khách hàng có nợ quá hạn vượt mức tín dụng, kế tốn sẽ trình báo Giám đốc hoặc Phó Giám đốc để xin ý kiến có duyệt đơn hàng hay khơng. Trong trường hợp tình trạng cơng nợ của khách hàng đủ điều kiện mua hàng, kế toán trưởng sẽ ký xác nhận lên Phiếu xác nhận đơn hàng.

Bước 4: Sau khi kiểm tra sự sẵn có của hàng hóa và tình trạng cơng nợ là đủ điều kiện xuất hàng, trợ lý kinh doanh sẽ trình Giám đốc hoặc Phó Giám đốc ký xác nhận đơn đặt hàng.

Bước 5: Trợ lý kinh doanh gửi email xác nhận thời gian giao hàng cho khách.

Bước 6: Trợ lý kinh doanh xuất bộ chứng từ giao hàng bao gồm: hóa đơn, phiếu giao hàng, phiếu yêu cầu xuất kho, COA (Certificate of Analysis – Giấy chứng nhận thông số kỹ thuật) của sản phẩm và các phụ lục hóa chất nguy hiểm theo yêu cầu của Bộ Công Thương.

Bước 2.

Trợ lý kinh doanh: kiểm tra sự có sẵn của hàng hóa và làm Phiếu xác nhận đơn hàngBước 1. Kế tốn trưởng kiểm tra tình trạng cơng nợ và ký xác nhận lên PhiếuBước 3. Khách đặt hàng qua nhân viên kinh doanh

Bước 5.

Trợ lý kinh doanh xác nhận thời gian giao hàng cho khách Bước 4.

Giám đốc (hoặc Phó Giám đốc) ký duyệt Phiếu Trợ lý kinh doanh xuất bộ chứng từ giao hàngBước 6.

Hình 2.6. Sơ đồ quy trình xử lý đơn hàng của cơng ty TNHH Nam Giao Quy trình giao hàng:

Nhân viên giao hàng mang bộ chứng từ giao hàng và giấy giới thiệu của công ty đến kho và tiến hành soạn hàng.

Nhân viên kho nhận phiếu yêu cầu xuất kho và cập nhật số liệu vào sổ theo dõi tồn kho.

Nhân viên kho hỗ trợ nhân viên giao hàng trong việc soạn hàng và đưa hàng hóa lên xe. Hàng hoá phải được xếp dỡ theo đúng quy định của luật. Yêu cầu về cách ly hàng hố phải được tn thủ để đảm bảo an tồn khi vận chuyển.

Nhân viên giao hàng hỗ trợ xuống dỡ hàng tại kho của khách hàng. Bộ chứng từ giao hàng phải được bên khách hàng ký nhận.

Đánh giá của khách hàng:

Kết quả khảo sát ý kiến khách hàng (phụ lục 3) cho thấy, vấn đề “Xử lý đơn hàng nhanh chóng” chỉ đạt trung bình 2.48 điểm, vấn đề “Ln có sẵn hàng đáp ứng đủ nhu cầu khi khách mua hàng” đạt 2.70 điểm và vấn đề “Giao hàng nhanh” đạt 2.82 điểm.

0.00% 9.09% 30.30% 18.18% 69.70% 45.46% 60.61% 36.36% 30.30% Giao hàng nhanh Xử lý đơn hàng nhanh Ln có sẵn hàng đáp

chóng ứng đủ nhu cầu khi khách mua hàng Không đồng ý Tạm chấp nhận Đồng ý

Biểu đồ 2.2. Ý kiến đánh giá của khách hàng đối với tốc độ xử lý đơn hàng, sự sẵn có của hàng hóa và tốc độ giao hàng của công ty TNHH Nam Giao

Qua biểu đồ 2.2, ta thấy có 60.61% khách hàng cảm thấy tốc độ xử đơn

hàng của Nam Giao chưa được nhanh. Tác giả đã thảo luận với hai trợ lý kinh doanh là những người thực hiện công việc xử lý đơn hàng để tìm hiểu nguyên nhân. Kết quả tìm hiểu được là lý do gây chậm trễ việc xử lý đơn hàng xuất phát từ quy trình xuất trình giấy tờ phải thơng qua thủ công, từ các mẫu văn bản bằng excel rời rạc khơng có sự đồng bộ gây khó khăn cho việc theo dõi và quản lý.

Về vấn đề sự sẵn có của hàng hóa: 30.30% khách hàng khơng hài lịng và

còn lại 69.70% khách hàng cũng chưa thực sự hài lịng vì thường xun khơng đủ hàng cung cấp ngay khi khách có nhu cầu. Qua thảo luận với bộ phận nhập khẩu, tác giả thu nhận được hai lý do dẫn đến tình trạng này:

− Số lượng tồn kho không dựa vào một cách tính cụ thể, chủ yếu là theo cảm tính và kinh nghiệm của người lên kế hoạch nhập khẩu. Điều này dẫn đến tình trạng có sản phẩm thì tồn kho đến hết hạn sử dụng, nhưng cũng có nhiều sản phẩm thường xuyên hết hàng khi khách đặt mua.

− Một số lần do nhân viên nhập khẩu có sai sót khi khai thông tin trên giấy phép nhập khẩu tiền chất dẫn đến sự chậm trễ trong việc khai báo hải quan và lãnh hàng. Đơn xin giấy phép nhập khẩu tiền chất phải được gửi trực tiếp đến Bộ Công

Một phần của tài liệu nâng cao hoạt động phân phối hóa chất tinh khiết của công ty TNHH nam giao đến năm 2020 (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w