Đánh giá chung về công tác quản trị nguyên vật liệu của công ty

Một phần của tài liệu công tác cung ứng nguyên vật liệu tại công ty cổ phần xây dựng - thương mại 409 việt nam (Trang 39 - 43)

4.1. Những kết quả đạt được trong công tác quản trị nguyên vật liệu

- Một là: Công tác hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu của công ty đã

phần nào áp dụng các bước trong hệ thống hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu. Việc công ty đi phân tích từng công trình để xác định các công việc cần phải làm, sau đó là tính toán nhu cầu vật tư cho từng công việc.

Công ty đã dựa trên cơ sở Bộ định mức dự toán trong xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành, đó là cơ sở vững chắc để công ty nói riêng cũng như các doanh nghiệp trong ngành xây dựng nói chung xác định một các chính xác nhất lượng vật liệu cần thiết cho mỗi công trình.

- Hai là: Công ty chỉ cung ứng nguyên vật liệu dựa theo tiến độ thi công, điều này giúp cho việc sản xuất kinh doanh của công ty luôn được tiến hành một cách liên tục, đồng thời cũng giảm bớt chi phí lưu kho và trách nhiệm của cán bộ kho bãi.

Hơn nữa, công ty sử dụng phương thức giaonguyên vật liệu tại nơi làm việc, đây là phương thức tiến bộ, phù hợp với đặc thù của ngành và tạo điều kiện cho người lãnh đạo tập trung sức lực và thời gian vào việc chăm lo sản xuất, tạo điều kiện cho tổ chức nhập, xuất kho một cách khoa học, hiểu rõ định mức sử dụng nguyên vật liệu của từng công trình để từ đó tổ chức cấp phát nguyên vật liệu được tốt hơn.

- Ba là: Các phòng ban trong công ty cũng đã phối hợp chặt chẽ với phòng kế toán, đảm bảo việc hạch toán, quản lý nguyên vật liệu diễn ra đều đặn, nhịp nhàng phù hợp với điều kiện của công ty, đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý.

- Bốn là: Trong khâu mua sắm, các cán bộ phụ trách vật tư của công ty đã chủ động tìm các nguồn cung ứng vật tư phù hợp với yêu cầu trong kế hoạch mua sắm trong kỳ sao cho chi phí thấp nhất mà vẫn đảm bảo được các tiêu chuẩn kĩ thuật và chất lượng của các công trình. Thủ tục trong khâu tiếp nhận vật liệu của công ty không quá rườm rà, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập kho được tiến hành nhanh chóng, tránh được những mất mát và hư hỏng

nguyên vật liệu.

- Năm là: Trong khâu sử dụng, công ty đã căn cứ đúng theo định mức dự toán nguyên vật liệu, tránh được sự dư thừa, lãng phí.

Ngoài ra, sau quá trình sử dụng, công ty cũng đã phần nào chú trọng tới việc thu hồi và tái sử dụng lại phế liệu nhằm giảm tối đa chi phí. Phế liệu thu hồi của công ty chủ yếu là những sản phẩm mà sau khi đã thi công nhưng vẫn còn sót lại song giá trị sử dụng cũng không ít. Những phế liệu của công ty có thể là vỏ bao xi măng, sắt vụn, thép vụn...có thể sử dụng vào các công việc hữu ích như che mưa cho bê tông, lót khuôn đúc cột, ngoài ra chúng còn được nhập lại kho để sủ dụng cho những việc khác và cũng có thể được bán ra ngoài để tái sử dụng.

4.2. Những tồn tại cần phải khắc phục trong công tác quản trị nguyên vật liệu vật liệu

Bên cạnh những ưu điểm thì trong công tác quản trị vật tư của công ty vẫn còn tồn tại những hạn chế.

- Một là: Trong việc tính toán nhu cầu vật tư thực tế của công ty có sử dụng tới định mức hao hụt vật liệu do Bộ xây dựng ban hành. Định mức hao hụt này của Bộ tính toán trên cơ sở hao hụt trung bình của các doanh nghiệp trong cùng ngành, vì vậy khi áp dụng vào thực tế của công ty còn xuất hiện sai sót.

- Hai là: Công việc quản trị vật tư là do các cán bộ phụ trách vật tư của công ty đảm nhiệm, các cán bộ này chủ yếu là nhân sự của phòng kỹ nên phải làm cùng lúc nhiều công việc, dẫn tới tính chuyên môn hóa trong công tác vật tư và trình độ của các cán bộ phụ trách vật tư chưa cao.

- Ba là: Trong việc lập dự toán, tính toán nhu cầu nguyên vật liệu của công ty còn thực hiện khá thủ công, chưa áp dụng các phần mềm công nghệ tiên tiến trên thị trường hiện nay.

- Bốn là: Do các công trình của công ty nằm rải rác trên địa bàn các huyện, tỉnh khắp cả nước. Có những công trình nằm tại địa bàn mà nguồn nguyên vật liệu không sẵn có, phải vận chuyển từ nơi khác đến. Việc vận chuyển có thể gặp khó khăn, dẫn tới cung ứng vật tư không kịp thời, ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thi công.

- Năm là: Do thực trạng chung của ngành, việc dự trữnguyên vật liệu trong kho là vẫn rất cần thiết để tránh biến động về giá cả và thời gian vận chuyển do khoảng cách xa. Hơn nữa, do vật liệu được chuyển thẳng tới công trường và chỉ cung ứng theo tiến độ, vì vậy mà công ty chỉ phải dựng những kho tạm. Tuy nhiên, các kho bãi của công ty mới chỉ được xây dựng khá sơ sài, chưa đảm bảo, có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng của các loại vật liệu.

- Sáu là: Ý thức của một bộ phận công nhân công trường chưa cao nên việc sử dụng nguyên vật liệu đôi khi còn lãng phí, sử dụng không phù hợp.

4.3 Nguyên nhân của hạn những chế

- Một là: Số lượng cán bộ nhân viên có trình độ cao của công ty còn hạn chế nên chưa đáp ứng được một số công việ đòi hỏi trình độ chuyên môn cao.

- Hai là: Do công mới thành lập nên bộ máy tổ chức còn chưa phân rõ nhiệm vụ của các phòng ban. Một số phòng ban phải đảm nhận nhiều công việc một lúc, gây lên tình trạng quá tải công việc cho nhân viên.

- Ba là: Hệ thống máy móc trang thiết bị còn thiếu so với nhu cầu cảu các công trình, đặc biệt là hệ thống phương tiện vận tải như xe tải lớn,...

- Bốn là: Do đặc thù xây dựng cần nhìêu đội ngũ công nhân trình độ phổ thông nên trình độ chưa cao. Đôi khi phải mất thời gian đào tạo họ để đảm bảo chất lượng công trình.

CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦNXÂY DỰNG – THƯƠNG MẠI 409 VIỆT NAM XÂY DỰNG – THƯƠNG MẠI 409 VIỆT NAM

Một phần của tài liệu công tác cung ứng nguyên vật liệu tại công ty cổ phần xây dựng - thương mại 409 việt nam (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w