3.1 Tình hình sử dụng nguyên vật liệu
Thực tế việc sử dụng nguyên vật liệu của công ty là tương đối tiết kiệm và hợp lý. Nguyên vật liệu chỉ được cấp phát theo đúng định mức đã được tính toán và theo đúng tiến độ thi công. Điều này đã hạn chế được sự mất mát và hư hỏng chonguyên vật liệu.
Bảng 10: Tình hình sử dụng nguyên vật liệu giai đoạn 2010 - 2013
Loại nguyên
vật liệu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Đá dăm (1000m3) 741.20 811.22 900.52 902.04 Cát nghiền (1000m3) 510.20 612.00 695.08 761.21 Cát tự nhiên (1000m3) 612.25 682.01 721.62 782.07 Thép (tấn) 1.011 1.112 1.402 1.820 Xi măng (1000 tấn) 10.210 11.204 14.020 1.302 Tro bay (1000 tấn) 7.923 9.182 11.450 10.457 Phụ gia (1000 tấn) 44.720 50.102 58.563 63.472 (Nguồn: Phòng kỹ thuật)
Qua bảng trên cho thấy, thực tế sử dụng nguyên vật liệu của công ty năm 2010và năm 2011tương đối so với kế hoạch. Tuy nhiên, năm 2012: Lượng đá dăm tăng lên chênh lệch so với kế hoạch 3.804 (1000m3), lượng cát nghiền tăng 4.301 (1000m3) so với kế hoạch. Năm 2013, số lượng thép và cát nghiền cũng tăng so với kế hoạch. Vấn đề này phòng kế hoạch cần phải xem xét lại để cung cấp đủ nguyên vật liệu cho công trình, tránh tình trạng thiếu hụt hoặc dư thừa gây lãng phí.
Trong quá trình thi công, một bộ phận công nhân có ý thức chưa cao nên vẫn còn gây ra tình trạng sử dụng lãng phí, hao hụt quá mức. Hơn nữa, trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu từ nơi cung ứng đến công trường không tránh khỏi việc rơi vãi, hao hụt ngoài ý muốn.
Mặt khác, trong quá trình sử dụng có phát sinh phế liệu, phế phẩm, công
ty vẫn có tận dụng nhưng chưa triệt để nguồn phế liệu, phế phẩm này.
3.2 Tình hình dự trữ nguyên vật liệu
Để hoạt động xây dựng diễn ra bình thường trong mọi điều kiện, công ty cần phải tính toán lượng nguyên vật liệu dự trữ tối thiểu cần thiết.
QDT min = QDTTX + QDTBH
QDTmin: Lượng dự trữ tối thiểu cần thiết
QDTTX : Lượng dự trữ thường xuyên (là lượng dự trữ bảo đảm quá trình sản xuất diễn ra liên tục trong các điều kiện cung ứng bình thường)
QDTBH: Lượng dự trữ bảo hiểm (là lượng dự trữ nhằm đảm bảo quá trình sản xuất tiến hành liên tục trong điều kiện cung ứng không bình thường)
Như vậy, lượng dự trữ tối thiểu cần thiết đảm bảo sản xuất tiến hành liên tục cả trong điều kiện cung ứng bình thường và không bình thường, gặp phải các trắc trở nhất định về thời gian, số lượng, chất lượng. Lượng ự trữ một số nguyên vật liệu được thể hiên qua bảng sau:
Bảng 11: Lượng dự trữ nguyên vật liêu giai đoạn 2010-2013
vật liệu Đá dăm (1000m3) 768.51 945.862 932.04 100.45 Cát nghiền (1000m3) 602.34 874.75 766.85 801.45 Cát tự nhiên (1000m3) 651.58 756.47 768.92 856.04 Thép (tấn) 1.348 1.683 1.837 2.005 Xi măng (1000 tấn) 11.002 13.445 15.631 1.112 Tro bay (1000 tấn) 8.230 10.113 12.047 11.520 Phụ gia (1000 tấn) 45.120 50.429 59.896 65.895 (Nguồn: Phòng kỹ thuật)
Qua bảng số liệu trên cho thấy, lượng dự trữ một số nguyên vật liệu của công ty tương đối đáp ứng nhu cầu sử dụng. Riêng về thép do giá cả biến động nhiều nên lượng dự trữ tăng nhìu so với sử dụng cụ thể: Năm 2010 tăng 337 tấn, năm 2011 tăng 571 tấn, năm 2012 tăng 435 tấn, năm 2013 tăng 649 tấn. Mức dự trữ lượng phụ gia so với thực tế sử dụng tăng không đáng kể. Viêc dự trữ nhiều mặc dù giảm bớt được chi phí do giá nguyên vật liệu tăng đột xuất nhưng lại gây lãng phí nguồn vốn trong công ty. Dự trữ ít thì gây thiếu hụt không đáp ứng tiến độ thi công. Vì vậy, công ty cần tính toán để cân bằng giữa lượng dự trữ và thực tế sử dụng để sử dụng nguồn tài chính của công ty có hiệu quả cao.