Bài học cho bản thân:

Một phần của tài liệu 20 đề HSG NGỮ văn 11 (Trang 26 - 28)

- Thương yêu, quan tâm đến người khác là truyền thống, đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa tới nay: ―một miếng khi đói bằng một gói khi no‖, ―lá lành đùm lá rách‖… chúng ta cần giữ gìn và phát huy.

- Muốn xã hội phát triển tốt đẹp, bình đẳng, con người cần phải quan tâm đến nhau, thương yêu, nâng đỡ nhau lúc gặp khó khăn.

3. Biểu điểm:

- Điểm 7 – 8: Đáp ứng tốt các yêu cầu nêu trên, khuyến khích những bài viết có sức thuyết phục.

- Điểm 5 – 6: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu nêu trên, mắc một vài lỗi nhỏ.

- Điểm 3 – 4: Hiểu được vấn đề nhưng nội dung sơ sài, còn lúng túng trong diễn đạt.

- Điểm 1 – 2: Chưa hiểu rõ yêu cầu đề, bài viết lan man mắc nhiều lỗi. - Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc hoàn toàn lạc đề.

Câu 2. (12 điểm) a. Mở bài: (0.5 điểm)

Trang 27

- Giới thiệu luận đề hai văn bản với hai kết thúc đặc biệt, gởi gắm quan niệm nghệ thuật của tác giả.

b. Thân bài:

- Lí luận về vai trị của ―cái kết‖ trong mỗi tác phẩm tự sự: (0.5 điểm) + Giải quyết mọi mâu thuẫn xung đột, chuyển tải thơng điệp của tác giả, đóng vai trị quan trọng trong sự thành cơng của tác phẩm tự sự.

- Giới thiệ chung về ―Chữ người tử tù‖ (Nguyễn Tuân), ―Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài‖ (trích kịch ―Vũ Như Tô‖ – Nguyễn Huy Tưởng).

(0.5 điểm)

→ Kết thúc tác phẩm ẩn chứa quan niệm nghệ thuật mà tác giả gửi gắm, góp phần làm nên thành công của hai tác phẩm.

- Phân tích:

+ Điểm giống nhau giữa hai kết thúc (2 điểm): Sau khi sáng tạo ra cái

đẹp, nhân vật chính ra pháp trường, đón nhận cái chết.

→ Thơng qua cái chết của nhân vật, tác giả gởi gắm quan niệm về số phận người nghệ sĩ giữa cuộc đời, quan niệm về nghệ thuật và đời sống.

+ Điểm khác nhau: (5 điểm)

● ―Chữ người tử tù‖ (Nguyễn Tuân): Người sáng tạo ra cái đẹp chết nhưng cái đẹp vẫn được nâng niu, gìn giữ, vẫn bất tử và tỏa sáng dù được sinh ra nơi dơ bẩn, tối tăm. Người sáng tạo ra cái đẹp dù đi đến cái chết vẫn ung dung, thanh thản.

→ Vì đó là cái đẹp gắn với cái thiện, là cái tài gắn với cái tâm, cái đẹp ấy đã nâng đỡ con người (viên ngục quan) nên trở thành bất tử.

- ● ―Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài‖ (trích kịch ―Vũ Như Tơ‖ – Nguyễn Huy Tưởng): Người sáng tạo ra cái đẹp chết, cái đẹp cũng bị hủy diệt. Người nghệ sĩ ra đi với tâm trạng phẫn uất, đau khổ, với câu hỏi lớn, với mâu thuẫn khơng thể giải quyết.

→ Vì đó là cái đẹp đi ngược lại với quyền lợi, với cuộc sống của nhân dân, cái đẹp khơng vì con người nên bị hủy diệt.

Trang 28

- Đánh giá về ý nghĩa của hai kết thúc (3 điểm): Dù có điểm khác

nhau nhưng cả hai kết thúc đều hướng người đọc đến nhận thức về: + Mối quan hệ giữa cái đẹp của người nghệ sĩ với con người, với cuộc đời. + Chỉ khi nào người nghệ sĩ nhận thức đúng đắn vấn đề này thì sự sáng tạo của họ mới trở nên bất tử.

→ Đặt ra vấn đề về người nghệ sĩ và nghệ thuật chân chính.

Một phần của tài liệu 20 đề HSG NGỮ văn 11 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)