Lý thuyết: Phép nhân hóa

Một phần của tài liệu K1 GA dạy THÊM văn 6 HKI (Trang 147 - 149)

- các kiểu nhân hóa? (yêu cầu mỗi kiểu lấy ví dụ cụ thể)

I. Lý thuyết: Phép nhân hóa Phép nhân hóa

1. Khái niệm là cách gọi, tả con vật, cây cối,

đồ vật, hiện tượng thiên nhiên bằng những từ ngữ được dùng để gọi hoặc tả con người.

2. Tác dụng: làm cho đồ vật, cây cối thiên

nhiên trở nên gần gũi với con người - diễn đạt sinh động cụ thể gợi cảm.

3. Các kiểu nhân hoá

+ Gọi vật bằng những từ vốn gọi người: Lão miệng, cô mắt. . .

+ Dùng những từ chỉ hoạt động tính chất của con người để chỉ hoạt động, tính chất của vật, của thiên nhiên; Sơng gầy, đê chỗi chân ra. . .

+ Trị chuyện xưng hơ với vật như với người.

Khăn thương nhớ ai Khăn rơi xuống đất? Khăn thương nhớ ai Khăn vắt lên vai?

II. LUYỆN TẬP

Bài tập 1 Tìm 5 bài ca dao có sử dụng phép nhân hố.

HS làm việc cá nhân và trình bày kết quả Gv nhận xét, chốt đáp án

Hƣớng dẫn làm bài

Năm bài ca dao có sử dụng phép nhân hố. 1. Trâu ơi ta bảo trâu này,

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta. 2. Núi cao chi lắm núi ơi,

Núi che mặt trời chẳng thấy người thương. 3. Núi cao bởi có đất bồi,

Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu ? 4. Mn dịng sơng đổ biển sâu

Biển chê sông nhỏ biển đâu nước còn. 5.

Khăn thương nhớ ai Khăn rơi xuống đất Khăn thương nhớ ai Khăn vắt lên vai Khăn thương nhớ ai Khăn chùi nước mắt. . .

Bài tập 2

Viết đoạn văn (6-8 câu) tả trận mưa rào có sử dụng phép nhân hố và các dấu câu trên.

Hs làm việc cá nhân

GV gợi dẫn: hình thức là đoạn văn, dung lượng 6-8 câu, nội dung tả cơn mưa rào. (trước-trong-sau cơn mưa)

Đoạn văn tham khảo:

Sau một tuần nắng nóng kéo dài, cuối cùng cơn mưa rào cũng đã đến. Mây đen ùn ùn kéo từ đâu tới, bầu trời trong xanh phút chốc đã khốc lên mình chiếc áo đen. Sau đó, là những giọt mưa bắt đầu rơi tí tách. Chị gió nhón nhẹ chân qua làm cây cối đung đưa. Làn nước chảy đi mang theo những chiếc lá vàng khô trông như những con thuyền đang đi vào dịng nước xốy. Trên bầu trời là chớp loé sáng rạch ngang chân trời. Một lúc sau, mưa bắt đầu ngớt dần. Chiếc cầu bảy sắc hiện ra cuối trời tăng thêm vẻ đẹp cho thiên nhiên kiến ai ngắm nhìn cũng phải trầm trồ khen ngợi. Sau cơn mưa, vạn vật như được tắm gội thay bộ quàn áo mới. Em rất thích cơn mưa. ( hép nhân hóa là phần được gạch chân)

- HS nhìn vào bài và chỉ ra các dấu câu đã sử dụng và nêu công dụng của các dấu câu đó.

3. Củng cố:

4. Hƣớng dẫn học sinh học ở nhà:

- Học bài

- Hoàn thiện các bài tập

- Chuẩn bị nội dung buổi học sau: Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt.

BUỔI 15: Ngày soạn: / /2021

Ngày dạy: / /2021

VIẾT BÀI VĂN TẢ CẢNH SINH HOẠT I. MỤC TIÊU I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Giới thiệu được cảnh sinh hoạt trong văn bản Cô Tô, Hang Én

- Tả bao quát quang cảnh chung (khơng gian, thời gian, hoạt động chính) - Tả hoạt động cụ thể của con người.

- Sử dụng từ ngữ phù hợp để miêu tả cảnh sinh hoạt một cách rõ nét, sinh động. - Nêu được cảm nghĩ về cảnh sinh hoạt.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài; - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân; - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận;

- Năng lực viết, tạo lập văn bản.

3. Phẩm chất:

- Ý thức tự chủ, trung thực, trách nhiệm.

Một phần của tài liệu K1 GA dạy THÊM văn 6 HKI (Trang 147 - 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)