2.2.2.3 Khảo sát sự ảnh hưởng của thời gian khuấy đến tính chất cơ lý của giá thể
Tỷ lệ tinh bột và chitosan thay đổi theo bảng 2.1 được tiến hành khảo sát tổng thời gian khuấy trong vòng 6 giờ và 10 giờ, mẫu được ngâm trong dung dịch NaOH-Na2SO4 (theo kết quả khảo sát của mục 2.2.2.2) để xác định sự ảnh hưởng của thời gian khuấy đối với từng tỷ lệ và chọn ra thời gian khuấy tối ưu.
2.2.2.4 Khảo sát hàm lượng Hydroxyapatite đến tính chất cơ lý của giá thể
Qua kết quả khảo sát đánh giá mục 2.2.2.2 và 2.2.2.3 ta chọn giá thể chitosan/tinh bột có tỷ lệ 4,5/5,5 là vì giá thể này có cơ tính phù hợp cho việc thêm HA. Khi thêm HA HA cơ tính của giá thể sẽ tăng lên, các tỷ lệ giá thể chitosan/tinh bột có cơ tính cao khi thêm HA sẽ làm cho giá thể có cơ tính q cao gây ra hiện tượng giá thể bị giòn, mặt khác các giá thể có cơ tính cao sẽ có độ đặc cao ở trạng thái giá thể ướt, điều này gây ra khó khăn trong q trình khuấy để chế tạo giá thể
Qua quan điểm trên tỷ lệ chitosan/tinh bột là 4,5-5,5 để khảo sát hàm lượng HA từ 0-10% ảnh hưởng đến tính chất cơ lý của giá thể qua đó chọn ra tỷ lệ HA tối ưu.
Bảng 2. 2 Hàm lượng Hydroxyapatite theo tổng khối lượng chitosan và tinh bột Hàm lượng HA (%) 0 2,5 5 7,5 10 Khối lượng HA (g) 0 0,0375 0,075 0,1125 0,15
2.2.3 Các phương pháp nghiên cứu
2.2.3.1 Phương pháp đo cơ tính của của giá thể
Độ bền cơ của giá thể được tính tốn thơng qua modul đàn hồi Young, được tính tốn thơng qua đường cong ứng suất và biến dạng được thực hiện bằng máy TexturePro CT V1.9 Build 35, sử dụng đầu đặt lực có đường kính đầu đo 6mm, tốc độ gia lực 0,02 mm/s đến 50% độ biến đang. Mẫu dùng để đo cơ tính là mẫu ướt chưa qua quá trình sấy thăng hoa. Ứng suất nén σ được tính theo cơng thức sau:
𝜎 =𝐹 𝐴
Trong đó:
• 𝜎: Ứng suất nén (N/mm2) • F: Lực nén (N)
• A: Tiết diện của đầu đo tiếp xúc trực tiếp lên mẫu đo. Và được xác định theo công thức:
A(mm2) = 𝐷
2
4 × 𝜋=R2× 𝜋
Trong đó: D: Đường kính đầu đo (D=6mm) Biến dạng 𝜀 được tính theo cơng thức:
𝜀 = ∆𝐿 𝐿
Trong đó:
• 𝜀: Độ biến dạng (%)
• 𝐿: Độ dày mẫu ban đầu
2.2.3.2 Phương pháp đo độ rỗng
Độ rỗng của giá thể chitosan-tinh bột được xác định bằng phương pháp thay thế chất lỏng [68].
Mẫu có kích thước 10mmx10mmx2mm có khối lượng m1(g), bình chứa đầy hexan có khối lượng m2 (g). Giá thể được nhúng vào bình chứa đầy hexan. Sau khi loại bỏ lượng hexan dư, khối lượng cả bình, dung dịch hexan và mẫu cân có giá trị là m3 (g). Mẫu được ngâm trong vòng 5 phút. Sau đó, mẫu được lấy ra và cân lại khối lượng bình + hexan có giá trị là m4 (g). Độ rỗng (P) của giá thể được tính theo công thức:
𝑃% = (m3 − 𝑚4 − 𝑚1)/(𝑚2 − 𝑚4)
Trong đó:
• m1: Khối lượng mẫu ban đầu (g)
• m2: Khối lượng bình chứa đầy hexan (g) • m3: Khối lượng cả bình, hexan và mẫu (g)
• m4: Khối lượng bình và hexan sau khi lấy mẫu ra (g)
2.2.3.3 Phương pháp đo độ trương
Độ trương (S) của giá thể được xác định theo phương pháp xác định khối lượng thay đổi [69]. Mẫu khơ ban đầu có khối lượng m1 (g) được ngâm trong nước cất ở 37oC trong vịng 24 giờ và 48 giờ. Sau đó, mẫu được vớt ra thấm hết nước dư thừa rồi cân khối lượng có giá trị m2(g). Độ trương nở của giá thể được tính theo cơng thức sau:
S(%)= 𝑚2−𝑚1 𝑚1 x100 Trong đó:
• m1: Khối lượng mẫu khơ ban đầu (g) • m2: Khối lượng mẫu ướt sau khi ngâm (g)
2.2.3.4 Phương pháp xác định độ phân huỷ
Độ phân huỷ (D) của giá thể sau khi sấy thăng hoa được xác định theo phương pháp xác định sự thay đổi khối lượng mẫu theo thời gian ngâm trong dung dịch [69]. Mẫu có kích thước 10mmx10mmx2mm được cân xác định khối lượng m1 (g). Mẫu được ngâm trong 15ml dung dịch muối đệm photphat (PBS) ở 37oC trong 7 ngày và 14 ngày. Dung dịch đệm PBS được thay mới ba ngày một lần. Sau đó, mẫu được lấy ra rửa sạch vài lần bằng nước cất và được sấy thăng hoa, cân và xác định khối lượng m2. Độ phân huỷ được xác định theo cơng thức sau:
D (%) =𝑚2−𝑚1 𝑚1 x100 Trong đó:
• m1: Khối lượng mẫu khơ ban đầu (g)
• m2: Khối lượng mẫu khơ sau khi ngâm phân rã và đã được sấy thăng hoa (g)
2.2.3.5 Phương pháp xác định lượng Ca2+ được giải phóng