Tăng truởng GDP (%) năm 2010-2014

Một phần của tài liệu nâng cao quản trị rủi ro tín dụng tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tài chính prudential VN (Trang 37)

8 6.78 7 5.98 5.89 6 5.42 5.25 5 4 3 2 1 0

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Đây là sản phẩm có tỉ trọng cao trong thời gian qua bởi những ưu điểm như ít tốn kém chi phí, tỉ lệ nợ q hạn cũng khơng cao nên công ty đã và đang mở rộng cho loại hình sản phẩm này.

-Bảng qui định các chỉ số giới hạn tín dụng của CTY TNHH MTV Tài Chính Prudential VN (Phụ lục 1)

2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của CTY TNHH MTV Tài Chính Prudential Việt Nam qua các năm 2010-2014

2.1.4.1 Đánh giá môi trường hoạt động kinh doanh qua các năm

Nguồn: Tổng cục thống kê 2014 Theo Tổng Cục Trưởng cục Thống Kê - Ơng Nguyễn Bích Lâm (12/2014) “GDB quý I/2014 tăng 5.06%, quý II/2014 tăng 5.34%, quý III/2014 tăng 6.07%, quý IV/2014 tăng 6.96% trung bình cả năm 2014 là 5.98%. Mức tăng truởng này cao hơn mức tăng 5.25% của năm 2012 và mức tăng 5.42% của năm 2013 cho thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh tế. Các chỉ báo gợi ý nền kinh tế đã lấy lại cân bằng từ cú sốc lạm phát cao năm 2011 và suy giảm kinh tế năm 2012.” (Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ Tài Chính/12/2014)

Bảng 2.1: Tỉ trọng GDB theo lĩnh vực kinh tế 2010 - 2014 (%)

Năm Nông, Lâm và Thủy Sản Công nghiệp và Xây Dựng Dịch vụ

2010 18.90% 38.20% 42.90% 2011 20.10% 37.90% 42% 2012 19.70% 38.60% 42.70% 2013 18.40% 38.30% 43.30% 2014 18.12% 38.42% 43.38% Nguồn: ADB

Tốc độ tăng trưởng tương phản lớn giữa khu vực linh hoạt nhất là dịch vụ và chế biến chế tạo so với khu vực trì trệ nhất là nơng nghiệp và khai khoáng. Lĩnh vực dịch vụ tiếp tục là bệ đỡ của tăng trưởng kinh tế khi duy trì tốc độ tăng trên 5%/năm trong 5 năm trở lại (dù vẫn thấp hơn mức 8% của giai đoạn trước suy giảm kinh tế). Bảng 2.1 thể hiện sự thay đổi cơ cấu kinh tế trong 10 năm trở lại đặc trưng bởi sự thu hẹp về tỷ trọng GDP của nông nghiệp và sự tăng lên tương ứng trong 2 lĩnh vực cịn lại. Tỷ trọng GDP của nơng nghiệp giảm từ 20% vào năm 2004 xuống 18.12% vào năm 2014, trong khi tỷ trọng của công nghiệp - xây dựng tăng lên 38.42% GDP và tỷ trọng của dịch vụ 43.38%. Đáng chú ý là sự thay đổi cơ cấu nói trên khơng nhất qn mà có sự điều chỉnh theo hướng ngược lại trong năm 2011, khi công nghiệp và dịch vụ giảm tăng trưởng, cịn nơng nghiệp tăng cao cùng với lạm phát giá nông sản.

Thị trường tài chính tiền tệ từ đó cũng có những bước tiến quan trọng:

- Thị trường tài chính Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng tốt và ngày càng đang hội nhập với thị trường tài chính quốc tế. Các định chế tài chính ngày càng nâng cao vai trị trung gian tài chính trong nền kinh tế.

- Hoạt động tài chính ngân hàng có sự tăng trưởng qua từng năm, đặc biệt là sự phát triển hoạt động tài chính như cho vay tiêu dùng cá nhân ngày càng mạnh mẽ, tuy nhiên đi kèm với sự phát triển là sự cạnh trang ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng, các cơng ty tài chính…dẫn đến sự lỏng lẻo trong công tác cho vay, chất lượng tín dụng chưa được quản lý chặt chẽ.

* Tình hình kinh tế xã hội năm 2014

Kinh tế - xã hội nước ta năm 2014 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm sau suy thối tồn cầu. Các nền kinh tế lớn phát triển theo hướng đẩy nhanh tăng trưởng nhưng có nhiều yếu tố rủi ro trong việc điều chỉnh chính sách tiền tệ. Trong khi đó, nhiều nền kinh tế mới nổi gặp trở ngại từ việc thực hiện chính sách thắt chặt để giảm áp lực tiền tệ. Bên cạnh đó, khu vực đồng EURO bị ảnh hưởng mạnh bởi các biện pháp trừng phạt kinh tế giữa các nước trong khu vực do tình hình chính trị bất ổn tại một số quốc gia, nhất là khu vực châu Âu. Dự báo tăng trưởng năm 2014 và 2015 của hầu hết các nền kinh tế Đông Nam Á cũng được điều chỉnh giảm. Điểm nổi bật trong những tháng cuối năm là giá dầu mỏ trên thị trường thế giới giảm sâu và vẫn đang tiếp tục giảm. Đối với các quốc gia nhập khẩu dầu, giá dầu giảm giúp thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư tư nhân cũng như cải thiện cán cân thanh toán. Tuy nhiên, đối với các nước sản xuất dầu, thực trạng thị trường giá dầu mỏ giảm sẽ tác động mạnh đến kinh tế theo chiều hướng thuận lợi và khó khăn đan xen.

Ở trong nước, sản xuất kinh doanh chịu áp lực từ những bất ổn về kinh tế và chính trị của thị trường thế giới, cùng với những khó khăn từ những năm trước chưa được giải quyết triệt để như áp lực về khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế chưa cao, sức ép nợ xấu còn nặng nề, hàng hóa trong nước tiêu thụ chậm, năng lực quản lý và cạnh tranh của doanh nghiệp thấp... Trước bối cảnh đó, Chính phủ, Thủ tướng chính phủ ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, quyết định nhằm tiếp tục ổn định vĩ mơ, tháo gỡ khó khăn và cải thiện mơi trường kinh doanh, tạo đà tăng trưởng, bảo đảm công tác an sinh xã hội cho toàn dân. Trọng tâm là Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014, Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 25/8/2014 của Chính phủ về một số giải pháp về thuế tháo gỡ khó

khăn, vướng mắc, đẩy mạnh sự phát triển của doanh nghiệp. Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 13/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách Nhà nước những tháng cuối năm 2014.

Bảng 2.2: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước các năm 2012, 2013, 2014

Tốc độ tăng so với cùng kỳ

năm trước (%) Đóng góp của các khu vực vào tăng trưởng

năm 2014 (%)

2012 2013 2014

Tổng số 5.25 5.42 5.98 5.98

Nông, lâm nghiệp

và thuỷ sản 2.68 2.64 3.49 0.61

Công nghiệp và

xây dựng 5.75 5.43 7.14 2.27

Dịch vụ 5.9 6.57 5.96 2.62

Nguồn Tổng cục thống kê năm 2014 Trong mức tăng 5.98% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3.49%, cao hơn mức 2.64% của năm 2013, đóng góp 0.61 điểm phần trăm vào mức tăng chung, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7.14%, cao hơn nhiều mức tăng 5.43% của năm trước, đóng góp 2.27 điểm phần trăm, khu vực dịch vụ tăng 5.96%, đóng góp 2.62 điểm phần trăm.

Hoạt động ngân hàng trong năm 2014 tiếp tục đối mặt với những khó khăn, tỷ lệ nợ xấu mặc dù đã giảm nhưng vẫn ở mức cao, ước đến cuối năm 2014 tỷ lệ nợ xấu còn khoảng 3.7- 4.2% so với mức 17% vào tháng 9/2012, chất lượng tín dụng còn chưa được như mong muốn.

30 Biểu đồ 2.2: Tổng tài sản 750 721 700 667 648 637 650 611 TỔNG TÀI SẢN 600 550

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tính đến giữa tháng 12/2014, tín dụng tồn hệ thống đã tăng xấp xỉ 11% so với cuối năm 2013. So với mục tiêu 12 - 14% thì tăng trưởng tín dụng trong năm 2014 hồn tồn có khả năng đạt mục tiêu đề ra. Điều đáng nói là tăng truởng tín dụng khơng quá dồn dập vào những tháng cuối năm. Năm qua, việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN đã có các chiến lược phù hợp cho từng thời điểm, gỡ khó kịp thời cho từng chương trình, giúp tăng trưởng tín dụng nhích đều từng tháng. Cụ thể, tháng 7: tín dụng đạt 3.86%, tháng 8: 4.45%, tháng 9: 7.26%, tháng 10: 8.63%, tháng 11: 10.22% và đến giữa tháng 12 thì tín dụng đã tăng xấp xỉ 11%. Đặc biệt, cơ cấu tín dụng đã được các ngân hàng thương mại hướng vào các lĩnh vực ưu tiên theo định hướng của Chính phủ như tam nơng, xuất nhập khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, góp phần quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Đến cuối tháng 12/2014, tỷ lệ nợ xấu giảm chủ yếu nhờ lượng nợ xấu được các ngân hàng hốn đổi với Cơng ty quản lý tài sản (VAMC) kể từ cuối quý III tăng lên. Chẳng hạn, từ tháng 9/2014 đến tháng 12/2014, VAMC đã mua xấp xỉ 72 nghìn tỷ đồng nợ xấu từ các ngân hàng. Tình hình xử lý nợ xấu của ngân hàng và các cơng ty tài chính nhìn chung vẫn rất khó khăn đây cũng là khó khăn của CTY TNHH MTV Tài Chính Prudential VN.

2.1.4.2 Tài sản

31

Năm 2014 tổng tài sản của CTY TNHH MTV Tài Chính Prudential VN tăng trưởng 10.8% duy trì mức tăng trưởng ổn định từ năm 2010 đến nay, trong đó:

- Cho vay khách hàng sau khi trích lập dự phịng rủi ro là 2,600 tỷ đồng tăng 11.8% so với năm 2013 và tăng 1.17 lần so với năm 2010. Thực tế cho vay có xu hướng tăng đều tuy nhiên CTY TNHH MTV Tài Chính Prudential VN kiểm soát được tăng trưởng theo kế hoạch.

2.1.4.3 Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh

Đơn vị: tỷ VND STT Chỉ tiêu 31/12/2014 31/12/2013 So sánh

Tuyệt đối Tương đối

Chênh lệch thu chi trước dự

phòng rủi ro 793 732 61 8.33

Dự phòng rủi ro 58 54 4 7.41

Lợi nhuận trước thuế 735 678 57 8.41

Lãi dự thu 196 183 13 7.10

Lãi dự chi 217 187 30 16.04

Nguồn: Báo cáo tài chính - 2014

Nhìn chung, CTY TNHH MTV Tài Chính Prudential VN đang là một công ty kinh doanh khá hiệu quả với những tiến bộ, tăng trưởng rất thuyết phục, cơng ty có những thành cơng rõ rệt đem lại doanh thu lợi nhuận cho cơng ty nói riêng và đóng góp vào tình hình phát triển chung của nền kinh tế trong tình hình hoạt động kinh doanh của ngành tài chính như hiện nay.

Biểu đồ 2.3 Khoản tiền cho vay qua các năm (đồng) 3E+09 2,608,819,094 2,247,977,568 2,057,677,100 2.5E+09 1,871,376,677 1,524,517,360 2E+09 1.5E+09

Khoản tiền cho vay qua các năm (đồng) 1E+09

500000000 0

2010 2011 2012 2013 2014

2.2 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CƠNG TY TNHH MTV TÀI

CHÍNH PRUDENTIAL VIỆT NAM

2.2.1 Thực trạng cho vay qua các năm

Nguồn: Báo cáo nội bộ tháng 12/2014 Giai đoạn 2010 - 2014 là giai đoạn khó khăn chung của toàn ngành nhưng dư nợ cho vay của công ty vẫn tăng dần qua các năm, mức dư nợ tín dụng liên tục tăng trưởng, trung bình mỗi năm từ 10% - 12%. Đặc biệt, tính đến 31/12 năm 2014, tổng dư nợ cho vay ròng đạt mức 2,600 tỷ đồng, gấp hơn 1.7 lần so với năm 2010. Điều này phản ánh khả năng kiểm soát tăng trưởng tín dụng hợp lý của CTY TNHH MTV Tài Chính Prudential VN nhằm phù hợp với thông lệ quốc tế. Cơ cấu dư nợ ngày càng chuyển dịch theo hướng tích cực cũng cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của CTY TNHH MTV Tài Chính Prudential VN.

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu tín dụng theo sản phẩm900,000,000.00 900,000,000.00 800,000,000.00 700,000,000.00 600,000,000.00 PL salaried CCSP IPSP TOP UP 500,000,000.00 400,000,000.00 300,000,000.00 200,000,000.00 100,000,000.00 - 2010 2011 2012 2013 2014

Bảng 2.4: Cơ cấu tín dụng theo sản phẩm

Sản

phẩm Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

PL salaried 713,474,124.48 804,691,971.11 786,032,652.20 750,824,507.71 798,298,642.76 CCSP 173,794,979.04 226,436,577.92 279,844,085.60 355,180,455.74 427,846,331.42 IPSP 391,800,961.52 510,885,832.82 611,130,098.70 699,121,023.65 847,866,205.55 TOP UP 245,447,294.96 329,362,295.15 380,670,263.50 442,851,580.90 534,807,914.27

Nguồn: Báo cáo nội bộ tháng 12/2014

Nguồn: Báo cáo nội bộ tháng 12/2014 Cơ cấu sản phẩm thay đổi qua các năm, những sản phẩm phù hợp với thị trường và phù hợp với chỉ tiêu hoạt động của công ty ngày càng mở rộng và chiếm tỉ trọng ngày càng cao và trở thành sản phẩm mang lại doanh thu và lợi nhuận chính cho cơng ty.

Bảng 2.5 Phân loại nợ qua các năm 2012 - 2014

Phân loại nợ Năm 2012 % Năm 2013 % Năm 2014 %

1. Dư nợ đủ tiêu chuẩn 1,494,490,877.73 72.63 1,556,499,668.08 69.24 1,752,343,785.44 67.17 2. Dư nợ cần chú ý 481,907,976.82 23.42 588,070,931.79 26.16 708,555,265.93 27.16 3. Dư nợ dưới tiêu

chuẩn 59,055,332.77 2.87 68,113,720.31 3.03 97,569,834.12 3.74

4. Dư nợ có nghi ngờ 3,703,818.78 0.18 8,317,517.00 0.37 10,957,040.19 0.42 5. Dư nợ không thu hồi

được 18,519,093.90 0.90 26,975,730.82 1.20 39,393,168.32 1.51

Nợ xấu (nhóm 3+4+5) 81,278,245.45 3.95 103,406,968.13 4.60 147,920,042.63 5.67

Tổng 2,057,677,100 2,247,977,568 2,608,819,094

Nguồn: Báo cáo nội bộ tháng 12/2014 Tỷ lệ nợ xấu tăng dần qua các năm một phần là do công ty chưa có biện pháp kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, chưa có biện pháp rõ ràng, hiệu quả để quản trị RRTD.

2.2.2 Nguyên nhân gây ra RRTD tại CTY TNHH MTV Tài Chính Prudential VN

Tiến hành thảo luận nhóm với một số nhà quản lý, kiểm sốt viên nội bộ và cán bộ tín dụng làm việc lâu năm tại phòng giao dịch và các chi nhánh CTY TNHH MTV Tài Chính Prudential Việt Nam như: trưởng, phó phịng giao dịch (10 người, chun viên thẩm định (120 người) bao gồm thẩm định qua điện thoại và thẩm định trực tiếp, chuyên viên phòng quản trị rủi ro (70 người), chuyên viên phòng pháp chế và tuân thủ pháp luật (47 người)…

Số lượng lựa chọn 247 người và có 210 (Phụ lục 5) người sẵn lòng trả lời các câu hỏi thảo luận.

Kết quả thảo luận giúp xác định các nguyên nhân chính gây ra RRTD tại CTY TNHH MTV Tài Chính Prudential Việt Nam (Phụ lục 4). Có 3 nhóm nguyên nhân:

2.2.2.1 RRTD tăng do nguyên nhân khách quan từ môi trường kinh doanh

Nguy cơ RRTD luôn tiềm tàng trong hoạt động tín dụng của CTY TNHH MTV Tài Chính Prudential VN do quy mơ tín dụng càng được mở rộng bao nhiêu thì khả năng

Biểu đồ 2.5: Thị phần CTY TNHH MTV tài chínhPRUDENTIAL VN PRUDENTIAL VN 16% 31% PRUDENTIAL VP BANK PPF CTY KHÁC 25% 28%

RRTD xảy ra sẽ lớn hơn bấy nhiêu. Với xu hướng mở rộng quy mô hoạt động cũng như việc mở rộng các loại hình sản phẩm khiến tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng của CTY TNHH MTV Tài Chính Prudential VN tăng nhanh như những năm gần đây, nguy cơ RRTD của CTY TNHH MTV Tài Chính Prudential VN cũng tăng theo do tỷ lệ hoàn trả trong thời gian xác định không cao, dẫn đến khả năng nợ quá hạn lớn. Nguy cơ đọng vốn, mất vốn và dễ dẫn đến các khó khăn kéo theo trong hoạt động tín dụng như khó khăn trong việc cấp tín dụng cho các khách hàng khác, giảm lợi nhuận của công ty hoặc nghiêm trọng hơn là nguy cơ vỡ nợ.

Đây là nguy cơ RRTD rất đáng lưu tâm tại CTY TNHH MTV Tài Chính Prudential VN trong bối cảnh công ty đang thực hiện các Đề án cơ cấu và phát triển, mở rộng quy mô, bành trướng thị trường để phấn đấu xây dựng một tập đồn tài chính lớn trong tương lai không xa.

- Rủi ro do sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng

Nguồn: Báo cáo nội bộ tháng 12/2014

+ Sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, với một thị trường cho vay tiêu dùng đầy tính cạnh tranh như vậy,tâm lý sợ mất khách hàng cùng với việc tranh giành thị phần sẽ dẫn đến tình trạng lơi kéo khách hàng buộc các ngân hàng, các công ty cạnh

tranh nhau bằng những điều kiện khoản vay ưu đãi hơn, dễ dàng hơn, thậm chí có nhiều chi nhánh buông lỏng trong khâu xét duyệt vay. Điều này mặc dù làm tăng tính linh động của thị trường nhưng ở một khía cạnh nào đó sẽ làm tăng tính rủi ro của các khoản vay do khơng cịn có “lá chắn” là các yêu cầu, điều kiện vay khắt khe như trước

Một phần của tài liệu nâng cao quản trị rủi ro tín dụng tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tài chính prudential VN (Trang 37)