giai đoạn 2011 - 2020
1.2.1. Cơ sở pháp lý của việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ cải cách hành chính của Ủy ban nhân dân cấp quận
Trước những yêu cầu của quá trình CCHC, ngày 17/9/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 (sau đây gọi là Chương trình tổng thể). Mục tiêu của Chương trình tổng thể là: "Xây dựng
một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Đến năm 2020, hệ thống hành chính về cơ bản được cải cách phù hợp với yêu cầu quản lý nền kinh tế thị trường định hướng XHCN".
Chương trình tổng thể đã xác định 9 mục tiêu cụ thể, 4 nội dung CCHC, 7 chương trình hành động và 5 giải pháp thực hiện, đồng thời cũng xác định rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương các cấp trong tổ chức triển khai thực hiện Chương trình tổng thể.
Để nhanh chóng đưa Chương trình vào cuộc sống, ngay trong năm 2001, Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ đã ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình tổng thể, tổ chức hội nghị quán triệt và hướng dẫn lập kế hoạch triển khai Chương trình tổng thể và phân cơng các Bộ chủ trì xây dựng Đề án thực hiện 7 chương trình hành động thuộc Chương trình tổng thể trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cụ thể là:
Chương trình 1: Đổi mới cơng tác xây dựng, ban hành và nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan chủ trì thực hiện là Bộ Tư pháp và Văn phịng Chính phủ.
Chương trình 2: Nghiên cứu xác định vai trị, chức năng và cơ cấu tổ chức của các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước, cơ quan chủ trì thực hiện là Bộ Nội vụ và văn phịng Chính phủ.
Chương trình 3: Tinh giản biên chế, cơ quan chủ trì là Bộ Nội vụ.
Chương trình 4: Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước, cơ quan chủ trì thực hiện là Bộ Nội vụ.
Chương trình 5: Cải cách tiền lương do Ban Chỉ đạo nghiên cứu và thực hiện cải cách chính sách tiền lương nhà nước thực hiện, Bộ Nội vụ là cơ quan thường trực.
Chương trình 6: Đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp cơng, cơ quan chủ trì là Bộ Tài chính.
Chương trình 7: Hiện đại hóa hành chính do Văn phịng Chính phủ chủ trì thực hiện.
Q trình CCHC được chia thành 02 giai đoạn cụ thể: giai đoạn I (2001 -
2010), giai đoạn II (2011 - 2020). Để đảm bảo quá trình CCHC được thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất, rõ ràng nhà nước đã ban hành hệ thống văn bản pháp lý tương ứng tùy theo mục đích và đặc điểm của từng giai đoạn.
Hiện nay, hệ thống văn bản pháp lý về vấn đề CCHC nói chung được quy định ở một số văn bản pháp luật như: Các Nghị quyết hội nghị Trung
ương khóa IX, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 5; Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012; Nghị định 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 về kiểm soát TTHC; Thông tư số 19/2014/TT-BTP ngày 15/9/2014 quy định về việc nhập, đăng tải, khai thác dữ liệu TTHC trên cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC; Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2001 - 2010; Quyết định số 225/2016/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch CCHC nhà nước giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương (thay thế Quyết định 181/2003/QĐ-TTg ngày 4/9/2003); Quyết định số 945/2011/QĐ-TTg ngày 20/6/2011 phân công các Bộ, ngành, địa phương thực hiện Nghị quyết số 57/2010/QH12 của Quốc hội về kết quả giám sát việc thực hiện cải cách TTHC trong một số lĩnh vực liên quan trực tiếp đến công dân và doanh nghiệp theo chương trình tổng thể
CCHC hành chính nhà nước giai đoạn 2001 – 2010; Quy chế cơng khai tài chính ban hành kèm theo Quyết định số 192/2004/QĐ-TTg ngày 16/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ cùng với các quy định công khai trong quy chế dân chủ ở cơ sở; Quyết định số 192/2001/QĐ-TTg ngày 17/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ về mở rộng thí điểm khốn biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan hành chính nhà nước;
Để cụ thể các chủ trương, chính sách pháp luật của cấp chính quyền Trung ương cho phù hợp với tình hình chính trị, kinh tế - xã hội tại địa phương, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành hệ thống các văn bản pháp luật cụ thể, tương ứng giai đoạn CCHC. Theo chương trình và mục tiêu đó, UBND quận Bắc Từ Liêm cũng đã ban hành các văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền của mình phù hợp với những đặc thù riêng của địa phương trong công cuộc CCHC.
1.2.2. Mục tiêu về cải cách hành chính của Ủy ban nhân dân cấp quận
1.2.2.1. Mục tiêu chung
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI xác định: cải cách nền hành chính nhà nước là trọng tâm của việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước, với mục tiêu này là xây dựng một nền hành chính trong sạch có đủ năng lực, sử dụng đúng quyền lực và từng bước hiện đại hóa để quản lý có hiệu lực và hiệu quả công việc của nhà nước, thúc đẩy xã hội phát triển lành mạnh, đúng hướng, phục vụ đắc lực đời sống nhân dân, xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật trong xã hội. Như vậy, năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của nền hành chính vừa là mục tiêu của CCHC, vừa là nhiệm vụ hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân trong xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
Cơng cuộc CCHC nói chung đặt ra những mục tiêu mang tính chiến lược, khái quát, thể hiện quan điểm của Đảng trong việc xây dựng bộ máy hành chính UBND cấp quận và xã, phường trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa; hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Đồng thời đẩy mạnh công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế chính trị - xã hội của địa phương.
1.2.2.2. Mục tiêu cụ thể
Với những tính chất đặc thù về quản lý hành chính nhà nước tại địa phương, cơng cuộc CCHC của UBND cấp quận tất yếu đặt ra những mục tiêu cụ thể phù hợp với tình hình tại địa phương. Trong đó, cần chú trọng vào cơng tác đổi mới quy trình, nâng cao chất lượng xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cấp có thẩm quyền. Các quy trình, thủ tục
được chuẩn hóa, mẫu hóa, cơng khai hóa theo nguyên tắc đơn giản, thống nhất và thuận tiện, giảm phiền hà cho tổ chức và công dân. Đồng thời cần nâng cao công tác xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức của UBND cấp quận với số lượng, cơ cấu hợp lý, chất lượng chun mơn cao và
có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy phục vụ nhân dân vì sự nghiệp phát triển của địa phương.
Bên cạnh những mục tiêu cụ thể trên, cần tăng cường các giải pháp, biện pháp, đẩy mạnh cơng tác thanh tra cơng chức, cơng vụ; qua đó, góp phần ngăn chặn và từng bước đẩy lùi các hiện tượng quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí; tăng cường hơn nữa kỷ luật, kỷ cương trong bộ máy cơ quan hành chính, từng bước xây dựng bộ máy hành chính thật sự trong sạch, vững mạnh và gần dân. Muốn vậy, cần tiếp tục ủy quyền phân cấp mạnh hơn, đồng bộ hơn cho các phịng, ban chun mơn, UBND cấp xã, phường để chủ động và có trách nhiệm hơn trong quản lý và đầu tư phát triển. Ngoài ra, cần tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và các dịch vụ hành chính cho tổ chức và cơng dân.
Tiểu kết chƣơng 1
Xuất phát từ khái niệm, đặc điểm, vai trò của CCHC; mục tiêu CCHC của UBND cấp quận trong quá trình phát triển đất nước, việc làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến CCHC có ý nghĩa quan trọng góp phần thực hiện xây dựng một nền hành chính hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Chủ trương CCHC nói chung và CCHC của UBND cấp quận, huyện nói riêng của Đảng, Nhà nước đã được các cấp, các ngành và địa phương tổ chức triển khai thực hiện với nhiều nội dung, phương thức phù hợp và đã mang lại những kết quả khả quan. Từ những vấn đề lý luận đó, việc nghiên cứu và làm rõ thực trạng CCHC của UBND quận Bắc Từ Liêm là một việc làm cần thiết, góp phần khẳng định sự vận dụng đúng đắn lý luận trên vào thực tiễn.
Chƣơng 2
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN BẮC TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY
-THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM 2.1. Những yếu tố ảnh hƣởng đến cải cách hành chính của Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội
2.1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, văn hóa
Quận Bắc Từ Liêm được thành lập theo Nghị quyết số 132/NQ-CP ngày 27/12/2013 của Chính phủ, trên cơ sở tác 09 xã: Thượng Cát, Liên Mạc, Tây Tựu, Thụy Phương, Minh Khai, Phú Diễn, Đông Ngạc, Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế; 9,30 ha diện tích tự nhiên và 596 nhân khẩu của xã Xuân Phương; 75,48 ha diện tích tự nhiên và 10.126 nhân khẩu của thị trấn Cầu Diễn, quận Bắc Từ Liêm có diện tích 4.335,34 ha với dân số 320.414 người.
Quận Bắc Từ Liêm hiện có 13 phường: Cổ Nhuế 1, Cổ Nhuế 2, Đông Ngạc, Đức Thắng, Liên Mạc, Minh Khai, Phú Diễn, Phúc Diễn, Tây Tựu, Thượng Cát, Thụy Phương, Xuân Đỉnh, Xuân Tảo.
Quận Bắc Từ Liêm có 133 di tích, trong đó có 58 di tích đã được xếp hành di tích lịch sử văn hóa, 27 di tích cách mạng kháng chiến, 11 di tích được gắn biển. Trong đó có những di tích nổi tiếng như: Đình Chèm Đơng Ngạc, Đình Hồng Cổ Nhuế 1, Chùa Kỳ Vũ, Miễu Đồng Cổ, Đình Đăm Tây
Tựu. Di tích cách mạng kháng chiến Pháo đài Xuân Tảo, trận địa tên lửa Chèm, Di tích lưu niệm Hồ Chí Minh Kiều Mai, làng may Cổ Nhuế, làng hoa Tây Tựu,
làng khoa bảng Đông Ngạc,...
Trên địa bàn quận Bắc Từ Liên có cơng viên Hịa Bình là cơng viên lớn được xem là một trong những biểu tượng của Thủ đơ Hà Nội, tọa lạc trên diện tích 20ha tại phường Xuân Đỉnh. Năm 2000, kỷ niệm 990 năm Thăng
Long - Hà Nội, Thủ đô Hà Nội vinh dự được UNESCO trao tặng danh hiệu "Thành phố vì hịa bình". Đề tạo dựng một biểu tượng của Thủ đô, Thành phố đã quyết định xây dựng cơng viên mang tên Hịa Bình. Cơng viên này sẽ được cải tạo theo hướng hiện đại và đa dạng các hoạt động, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho dân cư trên địa bàn quận và thu hút khách du lịch ở các nơi khác.
2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Kế thừa những thành quả xây dựng và phát triển huyện Từ Liêm sau 53 năm, ngày 01/4/2014, thực hiện Nghị quyết số 132/NQ-CP ngày 27/12/2013 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm, quận Bắc Từ Liêm chính thức đi vào hoạt động.
Từ huyện trở thành quận, từ xã thành phường, Bắc Từ Liêm đối mặt với khơng ít khó khăn, thách thức, khi vừa phải đảm bảo thông suốt các giao dịch hành chính phục vụ các tổ chức, cơng dân, vừa phải kiện toàn tổ chức bộ máy, xây dựng kế hoạch cho đơn vị hành chính mới. Song, với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của thành phố, bằng tinh thần chủ động đổi mới phong cách lãnh
đạo, điều hành theo phương châm: "Tập trung, quyết liệt, dứt điểm, hiệu quả",
"Nói đi đơi với làm", "Hướng mạnh về cơ sở"; lựa chọn, xác định đúng trọng tâm, trọng điểm và khâu đột phá để tổ chức thực hiện có hiệu quả theo từng thời
điểm, quận Bắc Từ Liêm đã thu hút được nhiều kết quả toàn diện trên các lĩnh vực, đóng góp quan trọng vào thành tựu chung của Thủ đô.
Nổi bật là kinh tế trên địa bàn quận tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao, theo định hướng phát triển đô thị. Năm 2017, giá trị sản xuất các ngành ước đtạ 29.361 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ, đạt 100% kế hoạch. Trong đó, giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ ước đạt 6.875 tỷ, tăng 20% so với cùng kỳ; giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng ước đạt 21.683 tỷ, tăng 14,2% so với cùng kỳ; giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản ước đạt 803 tỷ, bằng 98,9% so với cùng kỳ, đạt 100% kế hoạch. Giá trị sản phẩm thu
hoạch nông, lâm, thủy sản trên một ha là 720 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2017 ước đạt 3.515 tỷ đồng, đạt 100% dự toán Thành phố giao, đạt 96,8% kế hoạch Quận giao.
Đáng chú ý, ba khâu đột phá về công tác cán bộ, công tác CCHC và giải phóng mặt bằng tiếp tục được triển khai hiệu quả. Dù còn thiếu thốn về cơ sở vật chất, nhưng quận Bắc Từ Liêm đã nỗ lực khắc phục khó khăn để bắt nhịp u cầu quản lý của mơ hình chính quyền đơ thị. Trong đó, cơng tác cán bộ được đặc biệt chú trọng. Hơn một năm qua, quận đã bổ nhiệm 56 đồng chí; điều động, thuyên chuyển 205 đồng chí; tuyển dụng mới 541 đồng chí; mở 86 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ với 19.411 học viên, từng bước nâng cao trình độ cán bộ, đáp ứng tình hình, nhiệm vụ mới. Bộ phận "một cửa" từ quận tới 13 phường được ưu tiên đầu tư, bảo đảm thông suốt ngay từ những ngày làm việc đầu tiên, tạo thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp và tổ chức đến giao dịch. Kết quả, năm 2017, tổng số hồ sơ phải giải quyết trên địa bàn quận là 289.913 hồ sơ hành chính, giải quyết được 287.139 hồ sơ, đạt tỷ lệ 99,04%; hồ sơ giải quyết đúng hạn và trước hạn là 286.998 hồ sơ, đạt tỷ lệ 99,95%; số hồ sơ đang giải quyết là 2.774; có 141 hồ sơ giải quyết quá hạn [67].
Quận Bắc Từ Liêm luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, sâu sắc của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố, sự giúp đỡ, phối hợp tích cực của các sở, ban, ngành, MTTQ và các đoàn thể của Thành phố; Quận Bắc Từ Liêm đã được quy hoạch chung, các quy hoạch phân khi đã và đang được phê duyệt. Quận có sự đồn kết thống nhất cao trong Đảng bộ và hệ thống chính trị từ Quận đến cơ sở; nhân dân trong Quận có sự đồng thuận, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tuyệt đại bộ phận chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đảng bộ, chính quyền, nhân dân trong Quận ln nâng cao ý thức trách nhiệm vượt qua mọi khó khăn, thi đua phấn đấu để hoàn thành xuất sắc, tồn diện nhiệm vụ chính trị của Quận.
Tuy nhiên, hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế cịn gặp khó khăn, do suy thối kinh tế chưa được phục hồi; tình hình nợ xấu của các ngân hàng cao, khả năng thanh toán kém; thị trường bất động sản