tỉnh Cao Bằng hiện nay
2.2.1. Thành tựu
2.2.1.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch và các chính sách, pháp luật chung về bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh.
Trong việc triển khai phổ biến các chính sách pháp luật của các cơ quan trung ương đối với các di tích, phịng Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ban quản lý di tích Cao Bằng đã thường xuyên tham mưu cho lãnh đạo Sở Văn Hóa, Thể thao và Du lịch Cao Bằng ban hành, triển khai phổ biến các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân hoạt động, quản lý các di tích trong tỉnh thực hiện các văn bản quản lý nhà nước về di tích lịch sử và thơng tư liên tịch giữa bộ, ngành liên quan với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch về các hoạt động bảo vệ phát huy giá trị các di tích lịch sử. Đồng thời, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cao Bằng còn tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân Tỉnh xây dựng cơ chế, chính sách quản lý nhà nước về di tích lịch sử tại địa phương, hướng dẫn các hoạt động kinh doanh quanh khu di tích cho phù hợp với quy
định, từng thời kỳ, giai đoạn phát triển kinh tế của tỉnh trên cơ sở định hướng của chủ trương, chính sách chung cho phát triển kinh tế, du lịch quốc gia. Một số văn bản liên quan đến quản lý nhà nước về di tích lịch sử được ban hành gần đây như: Chỉ thị số 12/2010/CT-UBND ngày 8/10/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc tăng cường bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Quyết định số 34/2016/QĐ-UBND ngày 20/12/2016 của ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng quyết định về việc ban hành quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Nghị quyết số 80/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thuộc lĩnh vực Văn hóa, Thể thao và Du lịch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, quyết định số 37/2016/QĐ-UBND ngày 20/12/2016 của ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng quyết định ban hành quy định quản lý quy hoạch xây dựng và kiến trúc cơng trình trên địa bàn tỉnh Cao Bằng...
Trong việc phối hợp thực hiện và giám sát các chương trình, dự án phát triển bảo tồn di tích do các cơ quan trung ương thực hiện, Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng đã cụ thể hóa và chỉ đạo sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các ngành và các địa phương thơng qua nhiều hình thức để tổ chức tuyên truyền, phổ biến đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh, nhất là các địa phương tập trung nhiều di tích. Đến nay, có nhiều nơi đã xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện khá tốt các chủ trương, chính sách này, có sự chuyển biến tốt trong việc chấp hành các quy định về bảo vệ và tơn tạo các khu, các điểm di tích. Bên cạnh đó, việc kinh doanh du lịch cũng được đầu tư và khai thác góp phần cải thiện đời sống nhân dân tại địa phương, song song đó nhận thức trong nhân dân về việc bảo vệ phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch với lợi ích của cộng đồng dân cư cũng được nâng lên.
Nhận thức được tiềm năng to lớn của các di tích lịch sử trong việc lưu giữ lại các giá trị lịch sử, giá trị văn hóa cũng như đối với việc phát triển kinh tế du lịch, trong thời công tác xây dựng và quản lý quy hoạch để bảo vệ và phát huy các giá trị của di tích cũng đã sớm được thực hiện và hàng năm có tổng kết đánh giá để có phương án điều chỉnh kịp thời. Trong quá trình thực hiện quy hoạch, kế hoạch đã đạt được nhiều kết quả khả quan: nhiều khu di tích được bảo vệ, các tiềm năng được khai thác để phát triển du lịch.
Việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh sớm được tổ chức xét duyệt như: kế hoạch bảo tồn, tơn tạo khu di tích lịch sử Pác Bó, di tích lịch sử rừng Trần Hưng Đạo, di tích lịch sử Kim Đồng, khu Di tích lịch sử Đơng Khê....
Vấn đề xây dựng thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã đạt được những kết quả bước đầu rất quan trọng làm tiền đề cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch những năm tiếp theo.
2.2.1.2. Tổ chức thực hiện các hoạt động nghiệp vụ nhằm giữ gìn và phát huy giá trị di tích lịch sử ở tỉnh
+ Lập hồ sơ và xếp hạng di tích
Trong các khâu quản lý hoạt động bảo tồn di tích lịch sử, việc kiểm kê xếp hạng di tích cần phải được tiến hành đầu tiên để xác định giá trị của các di tích, phát hiện tư liệu nhằm tìm lại và trả về những giá trị đích thực của tự bản thân di tích, trên cơ sở đó lập hồ sơ đề nghị công nhận xếp hạng là một công việc cần được thực hiện theo một quy trình khoa học và pháp lý chặt chẽ.
Thực tế của hoạt động này là thống kê số lượng và giá trị của các di tích trên địa bàn toàn tỉnh. Kế hoạch khảo sát lập hồ sơ khoa học, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định sếp hạng di tích, tạo cơ sở pháp lý bảo vệ di tích lịch sử. Trong thời gian qua, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo và phối hợp với các xã thực hiện kiểm kê di tích trên địa bàn tồn tỉnh, Kết quả
đã xác định trên địa bàn tồn tỉnh có 251 di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh. tính đến hết năm 2015 đã có 95 di tích được sếp hạng trong đó có 29 di tích cấp quốc gia và 66 di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Trong tổng số 160 di tích lịch sử cách mạng, tính đến thời điểm hiện tại, đã có 62 di tích được sếp hạng, trong đó di tích quốc gia là 19 di tích và 02 cụm di tích quốc gia đặc biệt, di tích cấp tỉnh là 41 di tích.
Đặc biệt Khu Di tích lịch sử Pác Bó được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt tại Quyết định số 548/QĐ-TTg ngày 10/5/2012 của Thủ tướng chính phủ về việc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. Với 5 cụm di tích và cũng trong năm 2013, di tích lịch sử rừng Trần Hưng Đạo đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích cấp quốc gia đặc biệt với 5 điểm di tích.
Trong q trình kiểm kê và lập hồ sơ khoa học sếp hạng di tích, Phịng Quản lý di sản văn hóa đã lập biểu thống kê di tích với những nội dung rất cụ thể, cần thiết cho cơ quan quản lý di tích.
Biểu thống kê bao gồm các vấn đề chính sau đây: 1, Tên địa danh xã. 2, Tên di tích (mục này được thống kê theo thứ tự: Đình, Đền, Miếu, Di tích cách mạng). 3, Nhân vật được thờ ở di tích. 4, Cơng đức của người được tơn thờ. 5, Di tích xếp hạng (cấp xếp hạng, ngày xếp hạng, số quyết định). 6, Di tích chưa xếp hạng. 7, Tình trạng di tích (đang được tu bổ, tơn tạo, hư hỏng, xuống cấp). 8 Địa điểm tồn tại di tích. 9 Người trơng coi di tích. 10, Số điện thoại liên lạc của người trơng coi di tích. 11, Tên lễ hội tại di tích. 12, Thời gian diễn ra lễ hội.
Có thể nhận thấy, đây là biểu thống kê khá cơng phu và khoa học, có nhiều thơng tin cần thiết. Từ góc độ quản lý di tích lịch sử văn hóa, đây là một tư liệu thống kê giúp cho cơ quan quản lý di tích có nhiều thơng tin để quản lý tốt.
Trong thời gian qua, trên cơ sở danh mục di tích đã có, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch đã phối hợp với các phịng Văn hóa Thể thao các huyện, thành phố, thị xã rà sốt lại tình hình các di tích đã được xếp hạng trên địa
bàn. Những di tích xét thấy cần khảo sát nghiên cứu bổ sung tư liệu, có kế hoạch tiếp tục bổ sung và hoàn thiện hồ sơ khoa học của các di tích đã được nhập dữ liệu thơng tin vào máy tính để quản lý được tốt hơn.
Phịng quản lý di sản văn hóa đã có chương trình nhập số liệu các cổ vật của từng di tích, kèm theo các hình ảnh để theo dõi bảo vệ được chính xác hơn. Việc kiểm kê các di vật trong di tích đã được tiến hành theo Chỉ thị số 05/2002/CT-TTg ngày 18 tháng 2 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp quản lý, bảo vệ cổ vật trong di tích và ngăn chặn đào bới, trục vớt trái phép di chỉ khảo cổ học. Tính đến tháng 7 năm 2015, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo các phịng Văn hóa Thể thao huyện, thành phố, thị xã tiến hành kiểm kê di tích cho các cổ vật theo các chất liệu khác nhau: đồ gỗ, đồ giấy, kim loại, sành sứ, đồ vải...Các cổ vật trong các di tích ln được xác định là những tài sản vơ giá. Mỗi cổ vật đều có một phiếu hiện vật, trong phiếu đều có các thơng tin cần thiết cho việc nhận diện, xác định năm, chất liệu, mơ tả chi tiết kích thước, kiểu dáng, tình trạng hiện vật [ 32,tr.8]. Một hiện vật như vậy sẽ được kèm theo phiếu hiện vật và ảnh chụp màu và được in và dán vào phiếu ảnh. Ngoài việc lưu trữ hồ sơ hiện vật trong hồ sơ giấy, các hiện vật còn được lưu trên máy tính để quản lý theo phần mềm quy định. Vấn đề bảo vệ cổ vật có giá trị là việc làm thường xun, liên tục của phịng Văn hóa Thể thao huyện.
Nhìn chung trong thời gian qua, cơng tác kiểm kê, xếp hạng di tích trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã đạt được những thành quả nhất định, cần được ghi nhận và phát huy. Việc làm thủ tục đề nghị xếp hạng di tích được thực hiện theo đúng trình tự và quy định của nhà nước, đảm bảo và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Hồ sơ sếp hạng di tích trước khi trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đều thông qua hội nghị duyệt 3 cấp (xã, huyện, tỉnh).
+ Cơng tác tổ chức tu bổ, tơn tạo di tích lịch sử
xuất tu bổ, tơn tạo di tích của Ủy ban nhân dân các xã, phịng văn hóa và Thơng tin phối hợp với phịng quản lý di sản văn hóa tiến hành khảo sát thực trạng, xác định giá trị từng di tích nhằm phục vụ cơng tác bảo vệ và tu bổ, sửa chữa những di tích xuống cấp, lập hồ sơ cho lãnh đạo sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét và trình Ủy ban nhân dân tỉnh duyệt danh sách các di tích cần được tu bổ tôn tạo. Thực hiện Quyết định số 1706/2001/QĐ-
BVHTT ngày 24/7/2001 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thơng tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) về việc phê huyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh. Cơng tác tu bổ tơn tạo di tích trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã được thực hiện nghiêm túc, theo đúng quy định:
Tiến hành nghiên cứu tư liệu, khảo sát hiện trạng, đánh giá toàn diện các yếu tố, quay phim, chụp ảnh nguyên trạng, đo vẽ, miêu tả chi tiết từng hạng mục của di tích cần được tu bổ, tơn tạo. Xây dựng dự án và thiết kế kỹ thuật trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trong q trình thực hiện tu bổ, tơn tạo, ban quản lý dự án và các công ty thi cơng vận dụng nhiều hình thức để giữ gìn các yếu tố gốc, vấn đề thay thế nguyên liệu mới vào di tích được hạn chế tới mức tối đa, cố gắng thay thế những vật liệu có chất liệu truyền thống đảm bảo độ bền vững cho các di tích.
Phối hợp với các cơ quan chun mơn vận dụng các quy trình, kỹ thuật truyền thống trong việc tu bổ, tơn tạo di tích. Tu bổ, tơn tạo theo đúng kết cấu, kiến trúc và giá trị đặc thù của từng di tích gắn với từng địa điểm, đặc biệt là các di tích khu vực ngồi bãi.
Tỉnh Cao Bằng đã tiến hành tu bổ, tơn tạo cho các di tích trên địa bàn tỉnh. Đối với các di tích được xếp hạng cấp quốc gia trong giai đoạn 2010 – 2015 đã có 16 di tích được đầu tư trùng tu, tơn tạo trong đó có thể kể đến các di tích như: khu di tích lịch sử Pác Bó - một trong những khu di tích đặc biệt quan trọng của Quốc gia với 42 di tích gốc, có mức đầu tư hơn 320 tỷ đồng,
khu di tích rừng Trần Hưng Đạo, Sau khi Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt đối với rừng Trần Hưng Đạo (năm 2013), có nhiều hạng mục, cơng trình ở khu di tích này được quan tâm nâng cấp, cải tạo với kinh phí đầu tư hơn 100 tỷ đồng, khu di tích Kim Đồng, được nâng cấp tơn tạo với tổng kinh phí trên 100 tỷ đồng, khu di tích Bác Hồ với chiến dịch biên giới 1950, có tổng kinh phí đầu tư hơn 10 tỷ đồng...
Nhìn chung, trong thời gian qua, cơng tác tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp các di tích lịch sử trên đại bàn tỉnh Cao Bằng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận đó đều là những di tích lịch sử thực sự có giá trị cần được tu bổ, tơn tạo để đáp ứng với yêu cầu của công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
+ Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học về di tích lịch sử
Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học là nhằm tìm ra những giá trị văn hóa, lịch sử, giá trị thẩm mỹ...mà di tích hàm chứa nhằm khai thác sử dụng và bảo tồn các di tích đó có hiệu quả nhất trong từng giai đoạn cụ thể.
Hàng năm Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đều mởi hội nghị tập huấn cho các địa phương có di tích được nhà nước xếp hạng, các di tích được hỗ trợ kinh phí tu bổ, tơn tạo nhằm nâng cao ý thức gìn giữ và phát huy giá trị của di tích. Đồng thời cung cấp các tài liệu, văn bản nhà nước có liên quan để mỗi địa phương căn cứ thực hiện và vận dụng vào điều kiện của địa phương mình cho phù hợp, cụ thể phổ biến các văn bản như: Luật di sản văn hóa được sửa đội bổ sung năm 2009; Nghị định số 70/2012/NĐ-CP Ngày 18/09/2012 của Chính phủ Quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản tu bổ, phục hồi di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh; Quyết định số 34/2016/QĐ-UBND ngày 20/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng quyết định về việc ban hành quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Bên cạnh phổ biến các văn bản Nhà nước, Phịng quản lý di sản tỉnh Cao Bằng cũng tích cực tham gia viết bài tuyên truyền, giới thiệu quảng bá về cơng tác quản lý, giá trị di tích trên địa bàn tỉnh nhằm phát huy giá trị của di tích lịch sử. Một số di tích được viết sách như: Khu di tích lịch sử Pác Bó, di