:Tổng lược các mối quan hệ theo kỳ vọng và kết quả hồi quy

Một phần của tài liệu Tác động của đặc điểm hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động công ty (Trang 68 - 97)

Biến quan sát Kỳ vọngdấu Kết quảhồi quy Hiệu quả

hoạt động Nhận xét

Boardsize - o o Khơng có ý nghĩa

Duality - + TobinQ Ngược với kỳ vọng

Gender + + ROA Đúng như kỳ vọng

Own + o o Khơng có ý nghĩa

OutDir + - ROA Ngược với kỳ vọng

BoardsizeDum*OutDir - - ROA; TobinQ Đúng như kỳ vọng

Ghi chú: (+): tác động cùng chiều; (-): tác động ngược chiều; (o) khơng có tác động

Boardsize: quy mô HĐQT; Duality: quyền kiêm nhiệm; Gender: thành viên nữ trong HĐQT;

Own: tỷ lệ sở hữu vốn của HĐQT; OutDir: thành viên HĐQT không điều hành; BoardsizeDum:

biến giả quy mô HĐQT (Đo lường các biến được mô tả trong bảng 3.2 trang 40).

4.5.1.Quy mô Hội đồng quản trị

Mối quan hệ giữa quy mô HĐQT với hiệu quả hoạt động cơng ty khơng được tìm thấy trong luận văn nghiên cứu này. Kết quả thực nghiệm cho thấy khơng có cơ sở để thừa nhận hay bác bỏ giả thuyết cho rằng quy mô HĐQT tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động công ty. Kết quả nghiên cứu này tương tự kết quả nghiên cứu của Beiner và cộng sự (2004) với bộ dữ liệu là 165 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Thụy Sỹ và nghiên cứu của Topak (2011) khi nghiên cứu 122 doanh nghiệp ở Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn từ 2004 đến 2009.

4.5.2. Thành viên nữ trong Hội đồng quản trị

Mối quan hệ giữa số lượng thành viên nữ trong HĐQT với hiệu quả hoạt động cơng ty cũng khơng được tìm thấy khi đo lường hiệu quả hoạt động bằng TobinQ. Kết luận này cũng tương tự trong các nghiên cứu của Rose(2007) đối với các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Copenhagen (Đan Mạch) khi đưa ra kết luận là khơng có mối tương quan nào giữa hiệu quả hoạt động cơng ty và tỷ lệ nữ giới có trong HĐQT và nghiên cứu của Marinova và cộng sự (2010) nghiên cứu trên 102 công ty niêm yết ở Hà Lan và Đan Mạch, tác giả cũng khơng tìm thấy mối liên hệ nào giữa tỷ lệ nữ trong thành phần HĐQT với hiệu quả hoạt động công ty. Tuy nhiên khi đo lường hiệu quả hoạt động bằng ROA, kết quả cho thấy thành viên nữ trong HĐQT có mối quan hệ tích cực tới hiệu quả hoạt động cơng ty. Tầm quan trọng của thành viên nữ trong HĐQT thể hiện ở ba lý do chính. Thứ nhất, thành viên nữ trong HĐQT hiểu biết đặc điểm của thị trường cụ thể tốt hơn nam giới, do đó sẽ mang lại nhiều chất lượng hơn khi ra quyết định cho HĐQT. Thứ hai khi có sự hiện diện thành viên nữ trong HĐQT sẽ xây dựng được một hình ảnh mang tính cộng đồng tốt hơn cho doanh nghiệp do đó hoạt động doanh nghiệp hiệu quả hơn. Thứ ba khi có nữ giới được bổ nhiệm vào HĐQT, các thành viên HĐQT sẽ được gia tăng tri thức, sự hiểu biết, đồng thời nhà quản lý nữ cấp cao có thể ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển nghề nghiệp của các thành viên nữ thuộc cấp dưới quyền. Do đó sẽ góp phần gia tăng hiệu quả hoạt động của công ty. Kết quả này nhất quán với nghiên cứu của Carter và cộng sự (2003), Hebble (2007). Đồng thời, kết quả nghiên cứu được sự hỗ trợ từ lý thuyết ràng buộc các nguồn nhân lực.

4.5.3. Tỷ lệ sở hữu vốn của Hội đồng quản trị

Kỳ vọng ban đầu cho là tỷ lệ sở hữu vốn của thành viên HĐQT sẽ tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động công ty. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu trong luận văn này chưa có cơ sở để chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết này. Kết quả này nhất quán với

nghiên cứu của Demset và Lehn (1985) cho rằng việc nắm giữ cổ phiếu của HĐQT không phải lúc nào cũng làm tăng (giảm) hiệu quả hoạt động công ty.

4.5.4. Quyền kiêm nhiệm

Theo lý thuyết người đại diện khuyến nghị nên tách biệt chức vụ chủ tịch HĐQT với tổng giám đốc vì sự tách bạch sẽ làm giảm vấn đề đại diện, tăng tính độc lập hiệu quả hoạt động công ty. Nhưng kết quả nghiên cứu đã bác bỏ giả thuyết cho rằng, công ty sẽ hoạt động hiệu quả hơn khi khơng có quyền kiêm nhiệm khi đo lường hiệu quả hoạt động bằng TobinQ. Do đó, từ kết quả cho thấy, cơng ty sẽ hoạt động hiệu quả hơn khi có sự hiện hữu về quyền kiêm nhiệm. Tổng giám đốc là nhà quản trị và công việc của họ sẽ thuận lợi nhất khi cấu trúc quản trị công ty trao cho họ những quyền hành và khả năng tự quyết cao hơn. Khi đó họ sẽ sẵn lịng làm việc nhiều hơn cho công ty và đem lại hiệu quả cao hơn trong hoạt động của công ty. Theo Davis và Schoorman (1997), công việc quản trị sẽ tối đa hóa những hữu dụng của các nhà quản lý khi họ đạt được mục tiêu cho tổ chức hơn là mục đích tư lợi cá nhân. Tác giả cũng cho là nhà lãnh đạo sẽ tạo ra được phong thái lãnh đạo rõ ràng và dứt khoát hơn trong việc định hình chiến lược và thực thi chiến lược cơng ty khi có quyền kiêm nhiệm. Từ đó tạo ra giá trị và hiệu quả hoạt động công ty tốt hơn.Kết quả này được hỗ trợ từ lý thuyết quản trị và nghiên cứu của Gill và Mathur (2011). Tuy nhiên khi đo lường hiệu quả hoạt động bằng ROA thì chưa thể kết luận được tác động của quyền kiêm nhiệm lên hiệu quả hoạt động công ty.

4.5.5. Thành viên Hội đồng quản trị không điều hành

Tác động của thành viên HĐQT không điều hành lên hiệu quả hoạt động công ty không nhất quán với kỳ vọng ban đầu. Thành viên HĐQT không điều hành ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động công ty. Điều này cùng quan điểm với nghiên cứu của Hermalin và Weisbach (1991), tác giả khuyến nghĩ rằng, những thành viên HĐQT tham gia điều hành bên trong cơng ty sẽ rất hữu ích, vì họ am hiểu cơng ty hơn, từ đó sẽ tư vấn chiến lược, chia sẻ kinh nghiệm và giúp các giám

đốc tối ưu hóa giá trị cơng ty. Ngoài ra nghiên cứu của Bhagat và Black (2002) cũng cho rằng những cơng ty có nhiều thành viên HĐQT khơng điều hành khơng có nghĩa sẽ hoạt động hiệu quả hơn những công ty khác và xa hơn nữa, những cơng ty hoạt động kém khi có nhiều thành viên HĐQT khơng điều hành.Ngồi ra, trong giai đoạn khủng hoảng tình hình hoạt động của cơng ty càng khó khắn hơn, do đó địi hỏi sự tập trung của HĐQT. Trong khi đó, thành viên HĐQT khơng điều hành có thể kiêm nhiệm nhiều vị trí so với cơng ty sở tại, dẫn đến không tập trung, quá tải công việc, không thực hiện đầy đủ vai trị của mình dẫn đến hoạt động công ty kém hiệu quả.

4.5.6. Biến điều tiết quy mô HĐQT

Quy mơ HĐQT thực hiện vai trị điều tiết tác động đến mối quan hệ giữa thành viên HĐQT không điều hànhvà hiệu quả hoạt động công ty.Cụ thể ở đây là, với những cơng ty có quy mơ HĐQT lớn hơn 06 thành viên thì khi gia tăng số lượng thành viên HĐQT không điều hành sẽ làm gia tăng hiệu quả hoạt động cơng ty. Và đối với những cơng ty có quy mơ HĐQT từ 06 thành viên trở xuống thì khi gia tăng thành viên HĐQT khơng điều hành sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động.

Kết luận này cũng hợp lý với kết luận việc tỷ lệ thành viên HĐQT khơng điều hành có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động công ty ở trên, do theo thống kê thì có tới 63.4% cơng ty có số lượng thành viên HĐQT là 05 người, 9.2% cơng ty có số lượng thành viên HĐQT là 06 người. Do đó có 72.6% số cơng ty có số lượng thành viên HĐQT từ 06 thành viên trở xuống trong mẫu quan sát. Vì vậy với số lượng cơng ty có thành viên HĐQT từ 06 thành viên trở xuống chiếm tỷ lệ lớn nên kết quả hồi quy cho thấy việc gia tăng thành viên HĐQTkhông điều hành sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động cơng ty.

Tóm lại, trong chương này đã trình bày kết quả phân tích hồi quy nhằm kiểm định giả thuyết của nghiên cứu.Đồng thời, nội dung chương này đã thảo luận tác động của đặc điểm HĐQT đến hiệu quả hoạt động cơng ty.Kết quả cho thấy, khơng có

một lý thuyết quản trị cơng ty đơn nhất nào có thể giải thích hết các sự tác động này.Tuy nhiên những đặc trưng trong từng lý thuyết có thể vận dụng để giải thích cho từng tác động khác nhau.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Chương này sẽ tập hợp lại những điểm chính trong luận văn.Đồng thời các khuyến nghị xây dựng đặc điểm HĐQT cho các công ty cũng như những giới hạn nghiên cứu trong luận văn sẽ được thảo luận. Sau cùng, nội dung chương này sẽ khuyến nghị những định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo.

5.1. Những điểm chính trong luận văn

Luận văn này tìm hiểu tác động của đặc điểm Hội đồng quản trị (HĐQT) đến hiệu quả hoạt động công ty (được đo lường bằng chỉ số TobinQ và ROA). Các biến đại diện cho đặc điểm HĐQT bao gồm: quy mô HĐQT, thành viên nữ trong HĐQT, quyền kiêm nhiệm, tỷ lệ sở hữu vốn của HĐQT và thành viên HĐQT không điều hành. Luận văn đã lược khảo các lý thuyết về quản trị cơng ty có liên quan để hiểu rõ hơn về vai trò của HĐQT và tác động của đặc điểm HĐQT tới hiệu quả hoạt động cơng ty. Có bốn lý thuyết được trình bày trong luận văn, đó là: lý thuyết người đại diện, lý thuyết quản trị, lý thuyết ràng buộc các nguồn nhân lực và lý thuyết các bên liên quan.

Sau khi trình bày phần lý thuyết, luận văn tiến hành xây dựng khung tiếp cận nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu.Luận văn chọn mẫu nghiên cứu bao gồm 89 cơng ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khốn TP.HCM (HOSE) giai đoạn 2009-2013. Tổng cộng có 445 số quan sát trong mẫu nghiên cứu. Luận văn sử dụng phương pháp ước lượng các nhân tố ảnh hưởng cố định (Fixed Effect Model - FEM) để ước lượng mơ hình hồi quy.Phương pháp này được sử dụng để khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan. Kết quả ước lượng từ mơ hình hồi quy sẽ được dùng làm cơ sở chấp nhận hay bác bỏ các giả thuyết.

Với những kết quả nghiên cứu đạt được có thể là cơ sở để các công ty niêm yết trên HOSE tham khảo để xem xét lại đặc điểm HĐQT để đạt được hiệu quả cao hơn trong hoạt động như:

Cấu trúc HĐQT trong cơng ty nên có nữ giới thích hợp vì kết quả nghiên cứu cho thấy thành viên nữ trong HĐQT góp phần làm gia tăng hiệu quả hoạt động cơng ty. Cơng ty có chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm chức vụ tổng giám đốc (quyền kiêm nhiệm) sẽ làm gia tăng hiệu quả hoạt động công ty.

Việc bổ sung thành viên HĐQT không điều hành tùy thuộc vào quy mơ HĐQT của cơng ty. Đối với những cơng ty có quy mơ HĐQT lớn hơn 06 thành viên thì nên gia tăng thành viên HĐQT không điều hành sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động, và khuyến cáo những cơng ty có số lượng thành viên HĐQT từ 06 thành viên trở xuống hiệu quả hoạt động sẽ bị giảm sút nếu tăng số lượng thành viên HĐQT khơng điều hành.

5.2. Tóm tắt kết quả nghiên cứu

Sử dụng phương pháp FEM có hiệu chỉnh Robust Error, kết quả hồi quy cho thấy mối quan hệ giữa đặc điểm HĐQT với hiệu quả hoạt động cơng ty có nhiều kết quả khác nhau. Mối quan hệ này gồm có: (i) mối quan hệ cùng chiều; (ii) mối quan hệ ngược chiều; (iii) khơng có mối quan hệ; và sau cùng (iv) mối quan hệ tương tác. Các mối quan hệ này sẽ được trình bày tóm tắt như sau:

5.2.1. Mối quan hệ cùng chiều

Thành viên nữ, quyền kiêm nhiệm có mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt động công ty. Cụ thể:

Thành viên nữ làm đa dạng trong HĐQT và tính đa dạng này tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động công ty.

Chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm chức vụ tổng giám đốc (quyền kiêm nhiệm) làm gia tăng hiệu quả hoạt động công ty. Kết quả này được hỗ trợ từ lý thuyết quản trị.

5.2.2. Mối quan hệ ngược chiều

Ngồi những mối quan hệ tích cực đề cập trên, thành viên HĐQT khơng điều hành có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả hoạt động cơng ty.

5.2.3. Khơng có mối quan hệ

Trong luận văn này, giả thuyết về sự tác động của quy mô HĐQT và tỷ lệ sở hữu vốn lên hiệu quả hoạt động cơng ty khơng có cơ sở để chấp nhận hay bác bỏ.Nói cách khác, khơng có mối quan hệ nào giữa quy mô HĐQT và tỷ lệ sở hữu của thành viên HĐQT với hiệu quả hoạt động công ty.

5.2.4. Mối quan hệ tương tác

Ngồi ra, luận văn cịn nghiên cứu để thấy được vai trị điều tiết của biến quy mơ HĐQT, tác động lên mối quan hệ giữa thành viên HĐQT không điều hànhvà hiệu quả hoạt động công ty. Cụ thể, với những cơng ty có số lượng thành viên HĐQT lớn, cụ thể ở đây là lớn hơn 06 thành viên thì khi tăng số lượng thành viên HĐQT không điều hành sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động công ty và ngược lại.

5.3. Giới hạn và hướng nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã phản ánh khách quan sự tác động của đặc điểm HĐQT đến hiệu quả hoạt động cơng ty. Tuy nhiên, luận văn vẫn cịn tồn tại một số điểm hạn chế như sau:

Đầu tiên, xuất phát từ tính trung thực trong báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của các cơng ty niêm yết. Những sai lệch này có thể xuất phát từ nguyên nhân thông tin khôngminh bạch hay từ hệ thống hoạt động kế tốn của cơng ty, điều này có thể

làm ảnh hướng kết quả nghiên cứu, nhưng đây là rủi ro nằm ngồi tầm kiểm sốt của luận văn.

Thứ hai, mẫu nghiên cứu trong luận văn bao gồm 89 công ty niêm yết trên HOSE, tổng cộng có 445 quan sát trong giai đoạn 2009-2013. Mẫu nghiên cứu chưa thực sự lớn và thời gian quan sát chỉ trong vịng 05 năm. Do đó mẫu nghiên cứu không thể đại diện hết cho thị trường chứng khoán Việt Nam.

Thứ ba, luận văn chưa đề cập tới tác động của đặc điểm HĐQT lên hiệu quả hoạt động cơng ty trong điều kiện các cơng ty có quy mơ hoạt động khác nhau và cơ hội tăng trưởng khác nhau.

Thứ tư, vẫn còn một số biến đại diện cho đặc điểm HĐQT mà luận văn chưa đề cập như: trình độ học vấn thành viên HĐQT (Fields, 2011); các cuộc họp của HĐQT (Vafeas, 1999). Do đó, giới hạn của luận văn là chưa quan sát, đề cập tới các biến đại diện cho đặc điểm HĐQT có thể ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động công ty. Tác giả nhận thấy những nghiên cứu về sau có thể phát triển theo một số hướng: Thứ nhất, mở rộng phạm vi nghiên cứu, thu thập thêm số liệu để mẫu quan sát có kích thước lớn hơn để có thể mang tính đại diện tốt hơn cho thị trường.

Thứ hai, hướng hiên cứu tiếp theo cần xem xét, đề cập tới các biến giải thích đại diện cho đặc điểm HĐQT như: trình độ học vấn của HĐQT, các cuộc họp HĐQT, thù lao HĐQT….

Và cuối cùng, hướng nghiên cứu tiếp theo sẽ đo lường tác động của đặc điểm HĐQT đến hiệu quả hoạt động cơng ty trong điều kiện mơ hình của cơng ty khác nhau và cơ hội tăng trưởng của công ty khác nhau.

Tài liệu Tiếng Việt

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Quốc hội Việt Nam (2005).Luật doanh nghiệp

Thủ tướng Chính phủ (2009), “Quyết định số 443/QĐ-TTg: Về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn trung, dài hạn ngân hàng để thực hiện đầu tư mới để phát triển sản xuất - kinh doanh”. Hà Nội, ngày 04/04/2009.

Võ Hồng Đức và Phan Bùi Gia Thủy.Tác động của đặc điểm Hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động công ty: Minh chứng từ Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và Phát triển. Số 188(II) 68-75.

Tài liệu Tiếng Anh

Adam, R., B. and Ferreira, D., 2007. A theory of friendly boards.Journal of

Finance.62(1).217-250.

Babic, V., M., Nikolic, J., M., 2011. Rethinking Board Role Performance: Towards An Integrative Model. Economic Annals.56(190).140-162.

Baliga, B., R. et al., 1996. CEO Duality and Firm Performance: What’s The Fuss?

Strategic Management Journal.17(1).41-53.

Bathula, H., 2008. Board Characteristics and Firm Performance: Evidence from New Zealand. New Zealand: AUT University.

Beasley, M. S., 1996. An Empirical Analysis of the Relation Between the Board of Director Composition and Financial Statement Fraud. The Accounting Review.71(4).443-465.

Beiner, S. et al., 2004. Is Board Size an Independent Corporate Governance Mechanism? Kyklos.57(3).327-356.

Berger, A., N. and Udell, G. F., 1998. The Economics of Small Business Finance: The Roles of Private Equity and Debt Markets in Financial Growth Cycle. Journal

Một phần của tài liệu Tác động của đặc điểm hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động công ty (Trang 68 - 97)