Nguồn: Sách Trắng về Công nghệ thông tin Việt nam 2014
Trong đó hai doanh nghiệp mới tham gia trong danh sách là Samsung và Nokia. Nokia tiếp tục là nhà đầu tư chính tại thị trường sản xuất thiết bị di động ở Việt Nam trong khi Samsung đóng góp 10% tổng doanh thu xuất khẩu sản phẩm phần cứng của Việt Nam. Bên cạnh Nokia, các doanh nghiệp còn lại phần lớn đến từ Hàn Quốc và Nhật Bản. Nhân công giá rẻ đóng vai trị là ngun nhân chính thu hút các công ty thực hiện kế hoạch đầu tư tại đây. So với Trung Quốc, mức chi phí nhân cơng là 2,472$/năm, 119$/giờ, trong khi tại Việt Nam là 614$/năm và 0.3$/giờ. Doanh thu nội địa của ngành sản xuất phần cứng tại Việt Nam tiếp tục gia tăng, với nhu cầu tăng tại khu vực bán lẻ từ năm 2013, chủ yếu từ bộ phận doanh nghiệp tư nhân và nhà nước. Doanh thu ngành sản xuất phần cứng máy tính đạt mức 37 triệu tỷ VND trong năm 2014 và 41,1 triệu tỷ VND trong năm 2015, dự đoán đạt mức 57,7 triệu tỷ VND trong năm 2019 với mức tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là +9.3% với đồng nội tệ (BMI, 2015).
Chính phủ đóng vai trị lớn trong việc gia tăng nhu cầu mua sắm các thiết bị phần cứng chủ yếu là cho các hoạt động hỗ trợ giáo dục và y tế. Một số chương trình chính như gia tăng mua sắm máy tính để bàn tại khu vực vùng sâu vùng xa, với ước lượng vẫn còn ở mức dưới 10%, so với mức 50% tại khu vực đơ thị có thu nhập cao hơn. Hiện nay hai khu vực Hà Nội và Hồ Chí Minh chiếm khoảng 85% doanh thu
của tổng lượng cầu máy tính. Bên cạnh yếu tố ngắn hạn này, gia tăng cơ sở hạ tầng kết nối được xem là xu hướng lâu dài giúp thúc đẩy doanh thu của ngành, bao gồm băng thông kết nối và cố định. Trong đó Viettel đang nổi lên là kênh phân phối đáng kể cho các sản phẩm dạng này.
Trong quá trình phát triển hơn 20 năm, ngành cơng nghiệp phần cứng nhìn chung đã thoả mãn được nhu cầu tại thị trường nội địa về mặt hàng điện tử tiêu dùng và điện lạnh thông dụng. Xuất phát điểm từ gia công lắp ráp đơn giản, các doanh nghiệp tại Việt Nam đã phát triển mạnh sang việc thiết kế chế tạo một số sản phẩm điện tử và phụ tùng linh kiện cho việc xuất khẩu. Tuy nhiên, kể từ năm 2010 với việc tham gia WTO và trong tiến trình đàm phán ký kết hiệp định TPP sắp tới đây, các doanh nghiệp nội địa cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức mới do loại bỏ các trợ cấp, ưu đãi cho ngành hàng như là một phần của điều khoản tham gia các sân chơi quốc tế mới. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp FDI cũng đang có xu hướng cắt giảm sản xuất, chuyển sang nhập khẩu phân phối. Điều này ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất và phân phối tại thị trường Việt Nam. Một điểm yếu khác của ngành này là thiếu các viện nghiên cứu đầu ngành về công nghệ, công nghiệp, các trung tâm thiết kế cơng nghệ mạnh. Trong khi đó cơ chế thương mại hóa các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực này lại chưa rõ ràng. Mặt khác, phải quy hoạch lại các doanh nghiệp lắp ráp sản phẩm điện tử thành các doanh nghiệp lắp ráp chun nghiệp có quy mơ lớn, cơng nghệ cao để tham gia vào chuỗi sản xuất hàng điện tử toàn cầu cũng đang là một thách thức lớn. Trong khi, hiện nay do có sự biến động trên thị trường thế giới và khu vực nên đang có sự dịch chuyển vốn của các nhà đầu tư nước ngoài mà Việt Nam là một trong các đích đến.
1.7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài luận văn này có cấu trúc năm chương như sau. Chương 1 sẽ giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu cũng như khái quát tình hình hoạt động thực tiễn hiện nay của ngành công nghiệp phần cứng trên thế giới và tại Việt Nam. Chương 2 sẽ tổng kết các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh quốc tế, hoạt động sáng tạo với hiệu quả của hoạt động kinh
doanh. Nội dung chương 3 sẽ bao gồm phần thiết kế nghiên cứu với bảng miêu tả nguồn dữ liệu thu thập cũng như giải thích việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu. Chương này cũng bao gồm việc phát triển các mơ hình nghiên cứu thực nghiệm để ứng dụng vào bài luận văn này nhằm kiểm định lại các giả thuyết được xây dựng. Chương 4 tập trung phân tích kết quả nghiên cứu, lý giải nguyên nhân nhằm hiểu rõ hơn kết quả nghiên cứu đối với ngành. Và cuối cùng nội dung chương 5 sẽ đưa ra các đề xuất và kiến nghị dựa trên kết quả nghiên cứu nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành đạt kết quả hoạt động kinh doanh và sáng tạo tốt hơn cũng như định hướng cho các chính sách hỗ trợ phát triển của chính phủ trong tương lai. Một số ý tưởng đề xuất cho các nghiên cứu tiếp theo cũng được đề cập đến trong nội dung chương này.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Phần đầu chương này cung cấp các thông tin tổng quát về đề tài nghiên cứu như ý nghĩa, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và bố cục đề tài. Đặc biệt, trong chương này cũng đã cung cấp các thông tin cơ bản về ngành công nghệ sản xuất phần cứng trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng để đảm bảo tính logic chặt chẽ cho bài nghiên cứu. Việc cung cấp những thông tin sơ bộ này sẽ giúp người đọc nhanh chóng có cái nhìn tổng quan về ngành cũng như hiểu rõ hơn ý nghĩa của việc thực hiện đề tài nghiên cứu này. Các kết quả nghiên cứu nhờ đó cũng sẽ trở nên dễ hiểu và dễ ứng dụng hơn. Cụ thể, phần này gồm ba phần nhỏ: phần đầu giới thiệu tổng quan về sự phát triển ngành công nghiệp phần cứng toàn cầu cũng như xu hướng chuyển dịch từ các thị trường lâu đời như Mỹ sang các thị trường mới nổi ở các nước thuộc châu Á hoặc châu Mỹ La-tinh. Phần hai giới thiệu sơ bộ về sự phát triển của các tập đồn cơng nghiệp phần cứng của Mỹ cũng như định hướng tìm kiếm, xây dựng và phát triển các chi nhánh tại Việt Nam của các tập đoàn này. Phần cuối giới thiệu tổng quan về hoạt động của ngành công nghiệp phần cứng tại Việt Nam những năm gần đây cũng như những thách thức và cơ hội mà ngành này đang gặp phải, làm động lực thúc đẩy thực hiện nghiên cứu giúp hỗ trợ phát triển ngành trong tương lai.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
Các nhà nghiên cứu trước đây đã rất hứng thú trong việc nghiên cứu mối quan hệ giữa chiến lược thương mại hoá với kết quả hoạt động kinh doanh sau khi bài báo Chiến lược và Cấu trúc của Chandler ra đời (Chandler’s Strategy and Structure article (1962)). Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu về mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh quốc tế với kết quả hoạt động kinh doanh này vẫn không nhận được nhiều ý kiến thuyết phục (Bausch & Krist, 2007; Hennart, 2007; Verbeke et al., 2009). Mặc dù các nghiên cứu trước đây đã tìm hiểu về ảnh hưởng của các yếu tố như quy mô doanh nghiệp và lợi thế về chuyên môn, những nghiên cứu này lại khơng kiểm tra những đặc tính chun biệt khác của doanh nghiệp có thể mang lại thành cơng trong việc ứng dụng những thành quả của hoạt động sáng tạo. Do đó luận văn sẽ tập trung tìm hiểu những đặc tính chuyên biệt này và cố gắng lý giải những lợi ích từ q trình kinh doanh tồn cầu đến hiệu quả của hoạt động sáng tạo. Phần tiếp theo sẽ tổng kết các lý thuyết trước đây về mối quan hệ này.
2.1. Lý thuyết kinh doanh quốc tế
Thuật ngữ “kinh doanh quốc tế” được sử dụng lần đầu kể từ thập niên những năm 70 khi các nhà kinh tế theo dõi quá trình phát triển dần của các doanh nghiệp vào các thị trường quốc tế (Buckley & Casson, 1976). Các nhà nghiên cứu thuộc trường đại học Uppsala đề xuất lý thuyết về kinh doanh quốc tế để giải thích những động cơ thúc đẩy doanh nghiệp theo đuổi chiến lược mở rộng quốc tế cũng như những lợi ích thu được từ các chi nhánh con ở nước ngoài. Lý thuyết này lập luận những lý do dẫn đến việc lựa chọn thị trường và chiến lược thâm nhập thị trường (Johanson & Vahlne, 1977). Lý thuyết kinh doanh quốc tế giải thích rằng việc lựa chọn thị trường ở nước ngoài chủ yếu dựa trên khoảng cách giữa hai nước, bao gồm khoảng cách về địa lý, ngôn ngữ, văn hố, chế độ chính trị và hệ thống niềm tin (Buckley, 1988). Các nhà nghiên cứu cũng đồng ý rằng các doanh nghiệp sẽ thường phát triển sang các nước có nền văn hố hoặc hệ ngơn ngữ tương đồng. Chỉ sau khi có nhiều
kinh nghiệm và kiến thức về thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp này mới đủ tự tin trong việc mở rộng thị trường sang các nước khác hoặc các môi trường không ổn định khác. Lý thuyết này cũng lập luận rằng việc lựa chọn phương thức thâm nhập thị trường cũng là một yếu tố mà các doanh nghiệp cần quan tâm đến. Ở giai đoạn đầu của quá trình mở rộng, các doanh nghiệp thường sẽ chọn các phương thức ít ràng buộc nhất. Sau đó, họ sẽ có thể chuyển sang các phương thức đòi hỏi nhiều ràng buộc hơn ở các vùng thị trường có khả năng mang lại mức lợi nhuận cao hơn. Các doanh nghiệp có thể sử dụng năng lực cốt lõi tại thị trường nội địa để cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh tại thị trường xuất khẩu (Bartlett & Ghoshal, 1989). Vì vậy, các nhà kinh tế kết luận rằng các doanh nghiệp có mức cam kết với thị trường càng cao thì khả năng nhận được những lợi ích từ việc khai thác các tài sản hữu hình và vơ hình càng lớn. Và cuối cùng, những lợi ích này sẽ giúp gia tng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Hymer, 1976).
2.2. Lý thuyết về chi phí giao dịch (Transaction Cost Theory)
Bắt nguồn từ lý thuyết về thương mại hoá (Buckley & Casson, 1976), Williamson (1985) đã phát triển một lý thuyết về chi phí giao dịch mới và giải thích sự hình thành các tập đồn đa quốc gia thông qua quá trình cạnh tranh của hai doanh nghiệp, từ đó dẫn đến việc hình thành các liên minh hợp tác hoặc sáp nhập của hai doanh nghiệp đó. Một tập đồn đa quốc gia sẽ thực hiện hoạt động thương mại hoá các mảng hoạt động kinh doanh của mình, khi tin tưởng rằng việc thành lập các trụ sở chi nhánh tại các quốc gia khác có thể sẽ hiệu quả hơn so với việc tổ chức hoạt động kinh doanh đó tại thị trường trong nước. Lý thuyết này cũng đưa ra những động cơ và các phương thức thâm nhập thị trường khuyến khích một doanh nghiệp địa phương thực hiện hoạt động thương mại hoá là dựa trên mức chi phí để thực hiện các giao dịch đó. William (1985) đã kết luận rằng tổ chức hoạt động kinh doanh tại các quốc gia khác nhau có thể sẽ tiết kiệm chi phí hơn so với việc tự tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh tại thị trường địa phương, bởi vì những lợi ích mà các doanh nghiệp này có thể đạt được thơng qua lợi thế về kiến thức (know-
how), nguồn nguyên liệu đầu vào các thành phần sản xuất khác, dịch vụ marketing và phân phối và các nguồn lực tài chính.
2.3. Lý thuyết về các nguồn lực
Khơng giống với lý thuyết về kinh doanh quốc tế, lý thuyết về các nguồn lực giải thích mối quan hệ giữa khả năng thu được lợi nhuận với các nguồn lực sử dụng, cũng như việc quản lý các nguồn lực đó trong dài hạn (Wernerfelt, 1984). Lý thuyết này gợi ý rằng dựa trên khía cạnh về nguồn lực sẽ giúp đưa ra một cái nhìn tổng quan về những vấn đến cốt yếu liên quan đến việc lựa chọn chiến lược của doanh nghiệp, đặc biệt là hoạt động kinh doanh quốc tế (Wernerfelt, 1984). Ứng dụng lý thuyết này trong việc hình thành các tập đồn đa quốc gia, Wernerfelt (1984) giải thích rằng nếu sản phẩm được tạo ra từ việc sử dụng các nguồn lực duy nhất trong một thị trường, thì có khả năng những tình huống xấu có thể xảy ra. Vì vậy, ơng đưa ra gợi ý: phát triển mở rộng ra thị trường mới có thể gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp đồng thời giảm chi phí hoạt động. Bên cạnh đó, ơng cũng khuyến cáo doanh nghiệp có khả năng khai thác các nguồn lực tối ưu ở các nước nếu chúng theo đuổi các hoạt động kinh doanh quốc tế.
2.4. Mối quan hệ giữa kinh doanh quốc tế đến hiệu quả kinh doanh
Hoạt động kinh doanh quốc tế có thể được xem là “quá trình hay hoạt động mở rộng kinh doanh ra bên ngoài lãnh thổ, đến các vùng thị trường mới của doanh nghiệp” (Hitt & Ireland, 1994). Khái niệm này cần được sử dụng cẩn thận vì tuỳ thuộc vào những yếu tố như quy mô công ty và ngành, cơng ty có thể áp dụng những hình thức thâm nhập thị trường khác nhau. Trong khi một vài doanh nghiệp thích quốc tế hố sản phẩm của họ, nhiều doanh nghiệp lại thực hiện chiến lược quốc tế hoá hoạt động kinh doanh - một hiện tượng quốc tế hoá gần đây được áp dụng đối với mạng lưới R&D. Mặc dù những phương thức đo lường mức độ quốc tế hoá của doanh nghiệp thường tương quan nhau, những nghiên cứu thực nghiệm trước đó chỉ ra rằng mức độ quốc tế hoá hoạt động R&D vẫn thấp hơn rất nhiều so với hoạt động kinh doanh (von Zedtwitz & Gassmann, 2002).
Hầu hết các nhà nghiên cứu đều đồng ý rằng hoạt động kinh doanh quốc tế có những ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kinh doanh (Jane & Paul, 2004; Doukas & Lang, 2003; Kotabe et al., 2002; Geringer et al., 2000; Contractor et al., 2003). Tuy nhiên, những kết quả này vẫn không nhận được sự đồng thuận giữa các nhà nghiên cứu để kết luận xem liệu mối quan hệ này là tuyến tính hay phi tuyến tính, là tích cực hay tiêu cực. Một số nhà nghiên cứu đồng ý rằng các doanh nghiệp có mức độ kinh doanh quốc tế cao sẽ đạt được hiệu quả kinh doanh cao hơn (Delios & Beamish, 1999). Những nguyên nhân được đưa ra để lý giải cho mối quan hệ tích cực này dựa trên lý thuyết kinh doanh quốc tế và lý thuyết chi phí giao dịch. Thứ nhất, một yếu tố thúc đẩy doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh quốc tế là những cơ hội khai thác thị trường dựa trên những nguồn tài sản vơ hình đạt được từ thị trường nước ngoài (Caves, 1971; Buckley, 1988). Những nhà nghiên cứu trước đây đồng ý rằng hoạt động kinh doanh quốc tế mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp (Jane & Paul, 2004). Quy mô kinh doanh lớn hơn sẽ giúp tổ chức gia tăng hiệu quả chi phí và khai thác lợi thế về quy mô (Pangarkar, 2008; Caves, 1996; Hout et al., 1982). Các tập đồn đa quốc gia cũng có thể tham gia vào nhiều hoạt động gia tăng giá trị hơn tại các vùng lãnh thổ đặc biệt, ví dụ như tại các nước có chi phí nhân cơng rẻ như Trung Quốc, Banglades hay Việt Nam hoặc có nước có trình độ cơng nghệ phát triển cao như India hay Isarael để cắt giảm chi phí (Luo & Tung, 2007; Ghoshal, 1987). Những hoạt động chuyển giá phù hợp giữa các cơng ty con cũng có thể giúp tập đồn cắt giảm chi phí thuế hoặc tiếp cận các giao dịch đầu cơ nhằm tăng tính linh hoạt cho tổ chức (Allen & Pantzalis, 1996). Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh quốc tế cũng có thể mang lại cho tổ chức nhiều cơ hội học tập hơn trong quá trình đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng quốc tế và cạnh tranh với đối thủ (Kostova & Roth, 2002; Zahra et al., 2000).
Một mặt khác, các nhà nghiên cứu lại chỉ ra rằng mối quan hệ này là tiêu cực hoặc không tồn tại (Denis et al., 2002; Geringer et al., 2000; Tallman & Li, 1996). Phần lớn nguyên nhân dẫn đến kết luận này là do chi phí tổ chức (Jane & Paul, 2004). Theo đó, việc thực hiện hoạt động kinh doanh ở bên ngoài sẽ mang lại cho doanh